Sự kết hợp giữa Đông - Tây y trong điều trị viêm nhiễm phụ khoa là giải pháp mới được bác sĩ Đỗ Thanh Hà áp dụng và nhận về những kết quả cao.

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn? 3 tháng đầu ăn có tốt?

Trứng vịt lộn là món ăn dân dã khá quen thuộc và được rất nhiều người yêu thích. Hàm lượng dưỡng chất trong trứng vịt lộn rất dồi dào chính vì thế mà nhiều thai phụ thường tận dụng để bồi bổ sức khỏe, tránh tình trạng suy nhược khi mang thai. Vậy thực sự bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không, nếu ăn vào 3 tháng đầu thì có tốt không? Để giải đáp được thắc mắc trên thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Trứng vịt lộn là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích do độ thơm ngon và dưỡng chất mang lại
Trứng vịt lộn là thực phẩm được rất nhiều người yêu thích do độ thơm ngon và dưỡng chất mang lại

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Giải đáp thắc mắc này thì chuyên gia cho biết, hiện vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào đưa ra kết luận chính xác là bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không. Tuy nhiên, đây là thực phẩm có chứa hàm lượng dưỡng chất rất đa dạng và đặc biệt tốt đối với thai phụ, vì thế bạn hoàn toàn có thể bổ sung vào thực đơn ăn uống của thai kỳ. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa đến :

  • 200kcal
  • 13g lipit
  • 13g protein
  • 200mg photpho
  • 100mg canxi
  • 450mcg carotin
  • vitamin A
  • Vitamin PP
  • Vitamin B

Trứng vịt lộn là món ăn được rất nhiều người yêu thích và được đánh giá là thực phẩm đặc biệt tốt đối với phụ nữ đang mang thai. Nếu bạn tăng cường sử dụng sẽ có tác dụng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển, kích thích sản sinh hồng cầu hạn chế nguy cơ thiếu máu, bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng. Để có thể phát huy được tối đa công dụng của loại thực phẩm này thì tốt nhất chị em nên ăn kèm với rau răm hoặc gừng tươi.

Trứng vịt lộn mặc dù mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không vì thế mà bạn được quyền lạm dụng loại thực phẩm này, tốt nhất bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ để tránh gây phản tác dụng. Nếu ăn quá nhiều trứng vịt lộn trong thai kỳ sẽ khiến mẹ bị thừa cân, mắc các bệnh lý về huyết áp và tim mạch, thừa protein, lão hóa sớm,… Hàm lượng vitamin A trong thực phẩm này cũng khá cao, nếu được bổ sung quá nhiều vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng gan, nguy cơ ngộ độc, gia tăng dị tật thai nhi,…

Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn trong thời gian thai kỳ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi
Mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn trứng vịt lộn trong thời gian thai kỳ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi

Một số lợi ích của trứng vịt lộn đối với thai kỳ

Ghi chép Tài liệu Y học cổ truyền cho biết, trứng vịt lộn là thực phẩm có công dụng dưỡng huyết và bồi bổ cơ thể rất tốt, giúp mẹ bầu tránh được tình trạng suy nhược cơ thể. Lượng sắt tìm thấy trong trứng vịt lộn còn cao hơn cả trứng gà, chúng có tác dụng kích thích sản sinh ra hồng cầu và ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt khi mang thai. Từ đó các triệu chứng khó chịu do thiếu máu gây ra cũng thuyên giảm đáng kể như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu,…

Hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn có vai trò quan trọng trong việc phát triển các cơ quan nội tạng của trẻ như gan, tim, phổi, xương, thần kinh,… Tuy nhiên mẹ bầu chỉ nên nạp với liều lượng vừa đủ, tránh để bị thừa vitamin A gây ra dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Thành phần dưỡng chất tìm thấy trong trứng vịt lộn rất đa dạng, đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng và năng lượng dồi dào cho thai phụ. Điều này sẽ góp phần cải thiện sức đề kháng và phòng tránh nguy cơ bệnh tật khi mang thai. Lượng canxi dồi dào trong trứng vịt lộn còn giúp thai nhi phát triển hệ xương vững chắc và tăng cân ổn định qua từng giai đoạn thai kỳ.

Mang thai 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Trứng vịt lộn cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho bà bầu, tuy nhiên đối với những phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thì không nên ăn trứng vịt lộn. Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trứng vịt lộn rất dễ gây ra chứng đầy bụng và khó tiêu, nếu thai phụ sử dụng sẽ rất dễ gây đau bụng. Đây là nguyên nhân gián tiếp gây ra chứng biếng ăn ở mẹ bầu và dẫn đến tình trạng thiếu chất cho cả mẹ và bé.

Vào giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ chưa phát triển về cân nặng. Nếu mẹ bầu tăng cường sử dụng thì dưỡng chất sẽ không đi vào con mà đi vào mẹ, điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ thừa cân ở mẹ bầu. Bên cạnh đó, nếu cơ thể được bổ sung quá nhiều vitamin A và beta-carotene từ thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi và làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thai. Vì thế, tốt nhất mẹ bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào 3 tháng đầu, thay vào đó sẽ tăng cường bổ sung vào những giai đoạn sau của thai kỳ.

Đối với những mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nên hạn chế bổ sung trứng vịt lộn vào chế độ dinh dưỡng
Đối với những mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nên hạn chế bổ sung trứng vịt lộn vào chế độ dinh dưỡng

Quan niệm sai lầm về trứng vịt lộn đối với thai phụ

Một số quan niệm lưu truyền trong dân gian cho biết, mẹ bầu ăn nhiều trứng vịt lộn thì sinh có ra sẽ có nhiều tóc, chân dài và da trắng. Tuy nhiên đây quan điểm hoàn toàn sai lầm, trẻ sinh ra chân dài da trắng còn được quy định bởi rất nhiều yếu tố khác nhau như gen di truyền, môi trường sống, chế độ dinh dưỡng của môi trường,…

Cũng có nhiều người cho rằng, bà bầu ăn nhiều trứng vịt lộn sẽ làm gia tăng nguy cơ hen suyễn ở trẻ khi sinh ra. Nhưng hiện tại chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào khẳng định được điều này, vì thế mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn dành cho thai phụ

Với những thông tin trên thì ta thấy được, ăn trứng vịt lộn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, trứng vịt lộn dành cho mẹ bầu sử dụng cần phải được vệ sinh sạch sẽ và nấu chín kỹ, đồng thời việc ăn trứng cũng phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, thai phụ chỉ nên ăn khoảng 2 quả trứng vịt lộn/tuần. Để thai nhi có thể phát triển một cách tốt nhất và tăng cân nhanh chóng thì vào những tháng cuối của thai kỳ mẹ có thể ăn nhiều hơn là 4 trứng/tuần.
  • Thời điểm ăn trứng vịt lộn tốt nhất trong ngày là buổi sáng, đồng thời khi đã ăn trứng vịt lộn thì bạn cũng nên hạn chế bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều đạm trong ngày. Nên hạn chế ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, lượng đạm nếu không được tiêu hóa hết sẽ gây đầy hơi, trướng bụng rất khó chịu.
  • Khi ăn trứng vịt lộn bạn cũng nên chú ý cân bằng dưỡng chất nạp vào từ các loại thực phẩm khác. Nếu đã ăn trứng vịt lộn, mẹ bầu cũng cần phải hạn chế nạp thêm vitamin A cho cơ thể, nếu bị thừa vitamin A khi mang thai sẽ gây nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
  • Những bà bầu bị dọa sảy thai, từng có tiền sử sảy thai hoặc thai nhi phát triển bất thường thì tuyệt đối không được ăn kèm trứng vịt lộn với rau răm. Đối với những mẹ bầu bị thừa cân trước thai kỳ hoặc đang bị tăng cân mất kiểm soát thì cũng nên hạn chế ăn trứng vịt lộn.
  • Không ăn trứng vịt lộn nếu thai phụ mắc các bệnh lý về gan, bệnh thận, bị cao huyết áp hoặc đang bị sốt. Không nên ăn kèm trứng vịt lộn với các gia vị như ớt, tỏi, nhiều muối,… để tránh bị nóng trong, đầy bụng hoặc khó tiêu.
Chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng phải đa dạng thực phẩm để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất thiết yếu
Chế độ ăn uống của mẹ bầu cũng phải đa dạng thực phẩm để đáp ứng đầy đủ dưỡng chất thiết yếu

Trứng vịt lộn là thực phẩm giàu dưỡng chất và đặc biệt tốt đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa đủ, không nên quá làm dụng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài trứng vịt lộn, mẹ bầu cũng nên đa dạng dưỡng chất nạp vào cơ thể từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Từ sau khi hoàn thiện, bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh chữa bệnh phụ khoa của nhà thuốc gia truyền Đỗ Minh Đường đã nhận được sự quan tâm, đánh giá cao từ giới chuyên môn, cùng sự tin tưởng của người bệnh. Vừa qua, đài truyền hình Hà Nội cũng đã dành thời lượng giới thiệu bài thuốc Phụ Khang Đỗ Minh trong chương trình “Vì sức khỏe của bạn”, mang đến phương pháp điều trị bệnh phụ khoa hiệu quả số 1 dành cho chị em.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *