Viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi và thông tin cần biết

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi diễn ra với tần suất thường xuyên và gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Cập nhật ngay thông tin ở bài viết dưới để tìm hiểu chi tiết về chứng bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi.

Viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm phế quản gây ra bởi vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập hình thành viêm nhiễm tại ống phế quản. Viêm phế quản tái phát nhiều lần trong năm và không được chữa dứt điểm sẽ dẫn đến mãn tính và khó điều trị.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở người già bởi lúc này những cơ quan trên cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hóa và hệ thống miễn dịch suy giảm.

Viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến hiện nay
Viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến hiện nay

Viêm phế quản mãn tính không phải hình thành trong một thời gian ngắn mà là quá trình viêm phế quản quá phát lặp đi lặp lại nhiều lần gây nên.

Khi bị viêm phế quản, lớp niêm mạc tại ống tiết nhiều dịch nhầy bất thường làm cản trở khả năng lưu thông khí ở phổi, gây tắc mạch phổi.

Với đối tượng người già, bệnh đã phát triển qua một thời gian khá dài có thể tính bằng năm. Những biểu hiện ban đầu của bệnh thường không rõ ràng nên bị bỏ qua, chỉ đến khi trở nặng người bệnh mới thực hiện thăm khám sức khỏe dẫn đến việc điều trị thường khó khăn hơn rất nhiều.

Vậy viêm phế quản mãn tính ở người lớn tuổi có nguy hiểm không? – Viêm phế quản mãn tính là một bệnh lý nghiêm trọng, có thời gian phát triển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính có thể lên đến 20 năm.

Trong thời gian đó, viêm phế quản tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh.

Nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những nguy cơ biến chứng như sau:

  • Hen suyễn: Bệnh gây tăng sinh đờm tích tụ trong ống phế quản và phổi, hình thành viêm nhiễm sưng phù và dẫn đến tắc nghẽn đường thở, gây khó thở, tức ngực hay thở khò khè.
  • Suy hô hấp: Ở những người bị viêm phế quản mãn tính do nguyên nhân cúm nặng có thể dẫn đến suy hô hấp gây khó khăn trong quá trình điều trị và phục hồi bệnh.
  • Biến chứng khác: Ung thư phổi, ung thư phế quản, giãn phế quản, suy tim, tràn dịch phổi, lao phổi,…

Bởi vậy, bệnh nhân cần đặc biệt thận trọng theo dõi những bất thường trong sức khỏe và thăm khám bác sĩ chuyên khoa định kỳ nhằm tầm soát các bệnh lý một cách hiệu quả.

Dấu hiệu viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi

Sau khoảng thời gian dài ống phế quản bị viêm và tích tụ dịch nhầy gây tắc nghẽn đường thở, bệnh viêm phế quản mãn tính sẽ hình thành nên những dấu hiệu nhận biết tiêu biểu.

Cụ thể là tình trạng ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho có đờm trắng kèm mủ xanh hoặc vàng, khó thở, nặng nề trong lồng ngực,…

Lượng dịch nhầy tích tụ trong ống phế quản ngày càng nhiều và không được đào thải ra ngoài kịp thời lâu dần dẫn đến tắc nghẽn đường thở.

Người bệnh lúc này thở một cách khó khăn hơn, khi thở có thể xuất hiện tiếng khò khè và không có khả năng tham gia các hoạt động thể chất mạnh.

Ngoài ra, khi bị viêm phế quản mãn tính ở người già còn kèm theo những triệu chứng biểu hiện ngoài như sau:

  • Cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
  • Thi thoảng bị sốt nhẹ không rõ nguyên nhân.
  • Đau tức vùng ngực, cảm giác khó chịu.
  • Hơi thở có mùi hôi thối.
  • Nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi.
  • Có thể hình thành viêm xoang mũi.
  • Ớn lạnh.

Khi bệnh viêm phế quản mãn tính ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có thể bắt gặp tình trạng môi và da chuyển màu hơi xanh do tình trạng thiếu oxy lâu ngày trong máu. Việc oxy sụt giảm nghiêm trọng cũng dẫn đến sưng tấy ở vùng mắt cá chân, phù nề các chi,…

Những dấu hiệu của bệnh viêm phế quản mãn tính có thể biến mất tạm thời. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển hơn, triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện với tần suất liên tục và gia tăng mức độ nghiêm trọng.

Những yếu tố khiến bệnh trở nặng khác nhau ở từng người nhưng chủ yếu do:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp kéo dài do cảm.
  • Nhiễm trùng ở các vùng lân cận trong cơ thể.
  • Tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố có hại từ môi trường sống ví dụ như khói bụi, ô nhiễm,…

Nguyên nhân gây viêm phế quản mãn tính ở người già

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi điển hình với những cơn ho dai dẳng, khó thở ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.

Thực tế rằng, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý viêm phế quản mãn tính ở người lớn tuổi, một số nguyên nhân chính đó là:

  • Ở người già, cơ thể đã bắt đầu bước vào quá trình lão hóa, mọi bộ phận trong cơ thể không thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình dẫn tới gây bệnh cho những cơ quan khác.
  • Sức đề kháng suy giảm cũng là yếu tố khiến cho vi khuẩn và virus gây hại có điều kiện xâm nhập và phát triển mạnh mẽ, hình thành viêm phế quản.
  • Do thói quen hút thuốc lá, thuốc lào lâu năm gây nên. Khói thuốc lá có tác động xấu đến phổi, tổn thương đến lông mi, tóc khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua các nang lông viêm.
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi
  • Người có tiếp xúc nhiều với những yếu tố bất lợi từ môi trường như ô nhiễm không khí, nước thải, khói bụi, hóa chất, sử dụng than củi hay tổ ong,… thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc viêm phế quản mãn tính.
  • Bên cạnh đó, những bệnh nhân có tiền sử bệnh lý về đường hô hấp như dị ứng, dị tật bẩm sinh, hen suyễn,… dẫn tới khả năng mắc viêm phế quản.

Khi nào nên tới gặp bác sĩ?

Khi người bệnh cảm nhận những dấu hiệu nghi ngờ rằng mình có thể đang mắc viêm phế quản thì cần chủ động thăm khám sớm.

Bệnh nếu không được can thiệp kịp thời rất dễ dẫn đến nguy cơ tổn thương phổi, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của hô hấp hay tình trạng suy tim do viêm phế quản.

Hãy tìm gặp bác sĩ nếu bản thân gặp những dấu hiệu như:

  • Ho khan, ho có đờm dai dẳng kéo dài trên 3 tuần.
  • Khó thở khi ngủ.
  • Sốt cao trên 38 độ 5.
  • Họng tiết nhiều dịch đờm có lẫn mủ xanh vàng hoặc khạc đờm ra máu.
  • Xuất hiện tiếng thở khò khè.

Chẩn đoán, điều trị viêm phế quản mãn tính ở người lớn

Đứng trước những nghi ngờ về căn bệnh viêm phế quản, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng, trao đổi tiền sử bệnh với đối phương và chỉ định một số xét nghiệm chuyên khoa cần thiết nhằm chẩn đoán chính xác mức độ bệnh.

Chụp X - quang và chụp CT cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng phổi
Chụp X – quang và chụp CT cho phép chẩn đoán chính xác tình trạng phổi
  • Chụp lồng ngực: Thực hiện chụp X – quang và chụp CT lồng ngực để theo dõi phổi và những cơ quan khác một cách chính xác. Đôi khi nhờ chụp X – quang phổi có thể phát hiện ra ho kéo dài là do lao phổi gây nên ở những người hút nhiều thuốc lá.
  • Xét nghiệm chức năng phổi: Đánh giá mức hoạt động của phổi để nhận định tình trạng viêm phế quản đang ở cấp độ nào, đã hình thành hen phế quản hay phế thũng hay chưa.
  • Phân tích dịch đờm: Phát hiện chính xác vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nhằm tìm ra nguyên nhân, chỉ định phương án điều trị phù hợp.

Bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi không có khả năng trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, tuân thủ phác đồ điều trị thì người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng viêm phế quản mãn tính và ngăn ngừa bệnh trở nặng.

Để điều trị viêm phế quản mãn tính hiện nay có rất nhiều phương pháp, trong đó nổi bật nhất là biện pháp điều trị bằng Tây y, Đông y kết hợp cùng việc thay đổi lối sống lành mạnh.

Điều trị viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi bằng Tây y

Sử dụng tây y là lựa chọn hàng đầu của bác sĩ và bệnh nhân trong điều trị các bệnh lý, trong đó bao gồm viêm phế quản mãn tính. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân một số loại thuốc uống như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc cephalosporin, rovamycine,… Kháng sinh vô hiệu với nguyên nhân do virus gây bệnh.
  • Thuốc giãn phế quản: Thuốc salbutamol hay theophylline thông qua việc hít bằng ống hít hoặc bơm trực tiếp vào trong phổi giúp làm thông thoáng đường khí, dễ thở.
  • Thuốc long đờm: Trường hợp bệnh nhân khó thở, ho có đờm nhiều có thể sử dụng thêm thuốc long đờm như acemuc để giúp loại bỏ đờm ra khỏi ống phế quản tốt hơn.
  • Nhóm thuốc Corticoid: Kiểm soát tình trạng viêm nhiễm do dị ứng như prednisolon,…

Ngoài ra, để phục hồi nhanh chóng hơn trong quá trình uống thuốc, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp cải thiện hô hấp như vỗ long đờm, tập thể dục, dẫn lưu khí thở,…

Tây y giúp điều trị những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhanh chóng, tuy nhiên chúng có thể gây hại cho người bệnh khi sử dụng trong thời gian dài hay quá lạm dụng thuốc.

Bệnh nhân có thể gặp tình trạng ngộ độc gan thận, viêm loét dạ dày tá tràng, nhờn thuốc, kháng kháng sinh.

Đông y trị viêm phế quản mãn tính ở người già

Bên cạnh phương pháp sử dụng thuốc Tây y để uống nhằm điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính gây nhiều tác dụng phụ không tốt, hiện nay người bệnh có xu hướng chuyển sang điều trị các căn bệnh mãn tính bằng Đông y an toàn và hiệu quả.

Đông y giúp điều trị viêm phế quản mãn tính hiệu quả
Đông y giúp điều trị viêm phế quản mãn tính hiệu quả

Đông y cho rằng, viêm phế quản là bệnh lý do phong, hàn, thấp, nhiệt xâm nhập vào cơ thể gây mất cân bằng âm dương, cộng thêm sự suy giảm của tạng phủ dẫn đến viêm nhiễm, ứ đọng lâu dần gây phế thũng.

Muốn điều trị bệnh triệt để cần tác động sâu vào kinh phế, nâng cao chứng năng gan thận, từ đó giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả.

Phương pháp Đông y nổi bật với các bài thuốc kết hợp từ các thảo dược tự nhiên được thu hái và bảo quản theo phương pháp truyền thống. Những dược liệu quý có công dụng bồi bổ kinh phế, tỳ vị như kim ngân hoa, kinh giới, cát cánh, ý dĩ nhân, phục linh, cam thảo, bạch truật,…

Với biện pháp điều trị theo Đông y, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm vào độ an toàn, lành tính mà dược liệu mang lại. Bệnh nhân cần kiên trì uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ Y học cổ truyền, không nên bỏ dở giữa chừng để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Viêm phế quản mãn tính ở người già nên ăn gì, kiêng gì?

Để kiểm soát bệnh viêm phế quản mãn tính một cách hiệu quả nhất người bệnh cần lưu ý kỹ càng về chế độ dinh dưỡng.

Việc tuân thủ đúng thực đơn ăn phù hợp với tình trạng bệnh sẽ giúp mọi người khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và tránh bệnh trở nặng.

Viêm phế quản ăn gì, kiêng gì
Viêm phế quản ăn gì, kiêng gì

Nhóm thực phẩm mà người cao tuổi mắc viêm phế quản mãn tính nên ăn là:

  • Rau xanh, trái cây: Những đồ ăn này cung cấp nhiều vitamin A, C, E và chất xơ giúp cải thiện chức năng hoạt động của phổi, tăng cường sức đề kháng và làm lành tổn thương. Có thể tập trung ăn nhiều loại quả có múi, cà rốt, súp lơ xanh, cần tây, táo, dâu, rau cải xoong,…
  • Thực phẩm giàu dinh dưỡng: Bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như kẽm, sắt, đạm, omega 3,… để nâng cao sức khỏe toàn diện giúp đẩy lùi bệnh.
  • Đồ ăn mềm, dễ nuốt: Những món ăn như cháo, súp, canh,… sẽ giúp ích khi viêm phế quản mãn tính gây ho kéo dài.
  • Ngũ cốc: Bổ sung các loại hạt đậu, lúa mạch,… để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Uống nhiều nước: Nước không chỉ giúp tăng cường trao đổi chất của cơ thể mà còn giúp làm loãng dịch đờm trong cổ họng, hỗ trợ thông thoáng đường thở và bù nước kịp thời nếu bị sốt.

Bên cạnh đó, người già bị viêm phế quản mãn cũng cần tránh những nhóm thực phẩm sau nếu không muốn tình trạng bệnh nặng thêm:

  • Đồ ăn nhiều muối: Những món ăn mặn, đồ ăn nhanh, đồ hộp, xúc xích,… chứa hàm lượng muối cao gây hại cho thận. Cơ thể sinh ra phản ứng tạo nhiều dịch nhầy tại niêm mạc cổ họng làm gia tăng tình trạng viêm nhiễm.
  • Đồ ăn nhiều đường: Chế độ ăn dư thừa đường không tốt cho sức khỏe, kích ứng họng và sức đề kháng suy giảm. Đặc biệt ở người già, việc sử dụng quá nhiều đường có nguy cơ gia tăng các bệnh về tim mạch, mỡ máu,…
  • Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ: Đồ chiên rán giòn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật khiến cho tình trạng tích tụ dịch đờm trở nên trầm trọng hơn.
  • Đồ ăn cay nóng, chua: Đồ ăn cay và nhiều axit như ớt, tiêu, chanh,… có chứa chất gây kích ứng niêm mạc họng khiến cổ họng đau rát, khó chịu, khó long đờm.
  • Bia rượu, nước có gas: Người bị viêm phế quản lưu ý không nên sử dụng đồ uống có gas hay có cồn để tránh ảnh hưởng đến hô hấp.

Biện pháp ngăn ngừa viêm phế quản mãn tính ở người già

Người già có sức đề kháng yếu, bởi vậy cần hết sức chú ý trong quá trình sinh hoạt và thực hiện những biện pháp nhằm đảm bảo bệnh không tái phát. Cụ thể như là:

  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào, tránh hút thuốc thụ động.
  • Không nên tiếp xúc nhiều với bếp than, củi để tránh hít khói.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ không gian thoáng sạch tránh nấm mốc sinh sôi.
  • Không nên đi ra ngoài đường khi không mang khẩu trang để tránh hít phải khói bụi.
  • Có thể ưu tiên sinh sống ở những nơi có điều kiện khí hậu tốt và không khí trong lành.
  • Tập thể dục thường xuyên và vừa sức để duy trì sức khỏe.
  • Thăm khám định kỳ thường xuyên để điều trị sớm và dứt điểm những bệnh lý đường hô hấp.

Trên đây là những thông tin cần thiết về căn bệnh viêm phế quản mãn tính ở người cao tuổi. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích trong việc chẩn đoán và định hướng điều trị bệnh cho bạn đọc hiệu quả.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (4 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *