Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Và Cách Chữa Dứt Điểm
Nội dung bài viết
Viêm mũi dị ứng thời tiết là căn bệnh hô hấp phổ biến nhất hiện nay trong số những loại bệnh liên quan đến viêm mũi. Những thông tin về bệnh viêm mũi dị ứng, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh hiệu quả sẽ giúp bạn tự bảo vệ được sức khỏe của bản thân mình một cách tốt nhất.
Viêm mũi dị ứng thời tiết là gì?
Người bị mắc viêm mũi dị ứng thời tiết là người mẫn cảm với những tác nhân thay đổi của thời tiết như không khí, độ ẩm, nhiệt độ,… Sau khi bị những nhân tố đó tác động sẽ khiến cho vùng mũi của người bệnh có dấu hiệu sưng tấy, viêm nhiễm, hắt hơi, khó thở,…
Đây là căn bệnh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết. Bệnh thường xảy ra do những yếu tố thời tiết thay đổi và thường xuất hiện theo mùa.
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng thời tiết
Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết có thể bị gây ra bởi các nhóm yếu tố sau:
- Yếu tố thời tiết: Thời tiết giao mùa, độ ẩm trong không khí, nhiệt độ, áp suất bầu khí quyển thay đổi.
- Thành phần có trong không khí: Phấn hoa, nấm mốc, bụi bẩn, lông động vật,… có thể gây kích ứng lên niêm mạc mũi khi người bệnh hít vào và gây dị ứng
- Do cơ địa từng cá nhân: Viêm mũi dị ứng thời tiết có khả năng di truyền từ bố mẹ sang con cái, bởi vậy mà cơ địa của mỗi người rất có khả năng bị mắc dị ứng thời tiết.
- Do mẫn cảm với yếu tố bên ngoài: Tình trạng sức khỏe đang bình thường nhưng tiếp xúc với không khí lạnh, khô đột ngột như điều hòa có thể khiến sổ mũi và hắt hơi ngay lập tức.
Phấn hoa là một trong số những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng
Triệu chứng viêm mũi dị ứng thời tiết
Bệnh viêm mũi dị ứng có những biểu hiện khá giống với cảm cúm thông thường. Nếu không quan sát kỹ và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể nhầm lẫn giữa 2 bệnh lý này.
Dưới đây là một số triệu chứng của viêm mũi dị ứng thời tiết mà người bệnh cần biết:
- Ngứa mũi do các tác nhân từ thời tiết và môi trường gây kích ứng tại niêm mạc mũi gây nên những cơn ngứa dai dẳng khó chịu.
- Hắt hơi như một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đào thải và tống những tác nhân có hại ra khỏi cơ thể người bệnh.
- Chảy nước mũi kèm theo nhiều dịch nhầy, loãng, có thể nhầm lẫn với sổ mũi.
- Ngạt mũi, sốt nhẹ, nhức đầu, cổ họng đau và ngứa, ho khan, khứu giác không nhạy bén.
- Chảy nước mắt, ngứa mắt, đau nhức hốc mắt.
- Viêm mũi dị ứng còn đi kèm với suyễn, giảm khả năng tập trung, rối loạn giấc ngủ,…
Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Bệnh viêm mũi dị ứng có nguyên nhân do thời tiết là một bệnh lý hô hấp thông thường, không đe dọa đến tính mạng con người. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị sớm và đúng phương pháp thì bệnh có khả năng gây nhiều những biến chứng mãn tính nghiêm trọng như:
- Viêm xoang.
- Viêm tai giữa.
- Viêm kết mạc mắt.
- Hen suyễn.
- Viêm họng.
- Polyp mũi.
Vậy viêm mũi dị ứng có chữa được không? – Theo các chuyên gia tai mũi họng, do chủ yếu bị gây ra bởi yếu tố di truyền và cơ thể mẫn cảm nên viêm mũi dị ứng rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu được phát hiện bệnh sớm và điều trị phác đồ phù hợp sẽ giúp cho bệnh được kiểm soát gần như hoàn toàn. Do đó, khi thấy dấu hiệu bệnh, mọi người có thể đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
Chẩn đoán và điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Khi bệnh nhân đến thăm khám, bác sĩ có nhiều phương pháp để chẩn đoán tình trạng viêm mũi dị ứng cũng như mức độ bệnh đang ở giai đoạn nào. Thông thường, người bệnh sẽ được khám tổng quát và trao đổi một số vấn đề về sự di truyền, các dấu hiệu bệnh, tìm hiểu nguyên nhân và xác định viêm mũi dị ứng thời tiết quanh năm hay chỉ diễn ra theo đợt.
- Xét nghiệm da: Sử dụng thử nghiệm một số chất bôi trên vùng da để kiểm tra những phản ứng trên da của bệnh nhân khi tiếp xúc với những chất này.
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu giúp đánh giá một cách chính xác xem những dị ứng gây ảnh hưởng đến mức độ nào đối với cơ thể người bệnh.
- Xét nghiệm hình ảnh: Thường áp dụng khi viêm mũi dị ứng thời tiết có gây ảnh hưởng lan rộng đến xoang, tai giữa, họng, hốc mắt.
Bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì và điều trị bệnh như thế nào là vấn đề mà hầu hết mọi người đều quan tâm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả và rất phổ biến hiện nay mà người bệnh có thể áp dụng.
Sử dụng thuốc Tây y chữa viêm mũi dị ứng
Điều trị bệnh bằng các phương pháp sử dụng thuốc Tây y với những loại thuốc có chứa nhiều hoạt chất công dụng ngăn chặn và đẩy lùi những biểu hiện lâm sàng của bệnh. Thông thường những thuốc điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bao gồm thuốc xịt, nhỏ mũi,…
Một số loại thuốc phổ biến thường được kê trong đơn gồm có:
Thuốc chứa Decongestants
Nhóm thuốc này có khả năng làm thông mũi, giảm bớt áp lực lên vùng xung quanh mũi như tai, xoang, họng,… Những thuốc này hầu như được chỉ định dùng trong thời gian rất ngắn (thường là dưới 3 ngày). Thuốc chống chỉ định với nhóm có những tiền sử bệnh tim, huyết áp, tiết niệu, vấn đề bàng quang, đột quỵ.
Thuốc cần được dùng dưới sự giám sát của bác sĩ, người bệnh không được tự ý dùng ở nhà.
- Phenylephrine
- Pseudoephedrine
Thuốc xịt mũi, nhỏ mũi
Tác dụng chính của thuốc xịt và nhỏ mũi là làm dịu đi những cảm giác ngứa ngáy, ngạt mũi, sổ mũi, hắt hơi,… Trong thành phần của những thuốc này có chứa Corticosteroid là chất chống viêm và tăng cường miễn dịch.
Thuốc thường được bác sĩ kê đơn sử dụng trong ngắn hạn nhằm giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng thuốc xịt hay nhỏ mũi bởi nó có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, họng và nhờn thuốc.
Thuốc kháng Histamine
Thuốc có khả năng cắt cơn dị ứng nói chung và có hiệu quả đối với trường hợp viêm mũi dị ứng thời tiết. Thuốc giúp cải thiện những triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau nhức mũi, ngứa mũi,…
Khi sử dụng bệnh nhân cần lưu ý sử dụng đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều lượng uống và lạm dụng thuốc.
- Fexofenadine
- Desloratadine
- Diphenhydramine
- …
Tiêm thuốc chống dị ứng
Tiêm thuốc là một biện pháp ít được áp dụng, nó chỉ được dùng khi bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết trở nặng và không còn đáp ứng cho việc dùng thuốc uống thông thường. Bệnh nhân nên hết sức cẩn trọng và cân nhắc trước khi áp dụng biện pháp này, nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để quyết định.
Đặt thuốc ngậm dưới lưỡi
Giống như tiêm thuốc chống dị ứng, biện pháp này cũng thường chỉ áp dụng đối với trường hợp bệnh nặng. Thuốc được sử dụng đặt ở dưới lưỡi với một lượng thích hợp nhằm kiểm soát những triệu chứng của dị ứng. Thuốc có thể gây nên tác dụng phụ như đau rát họng, ngứa miệng, khô miệng, đau sưng lưỡi,… sau khi đặt thuốc.
Trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng mẹo dân gian tại nhà
Trong dân gian từ xa xưa đã lưu truyền rất nhiều phương pháp chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà vô cùng hữu hiệu. Những cách này sử dụng cây cỏ quen thuộc là những vị dược liệu phổ biến trong đời sống hàng ngày. Hiệu quả của những phương pháp dân gian thường phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ hoặc người mới bị viêm mũi dị ứng thời tiết.
Một số mẹo nhỏ chữa viêm mũi dị ứng có thể kể đến như:
Sử dụng tỏi
Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất Allicin giúp kháng khuẩn, kháng viêm và tăng cường miễn dịch rất tốt. Tỏi được sử dụng để chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang,… để làm giảm viêm nhiễm, sát khuẩn tự nhiên.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 1 tép tỏi, 100ml mật ong
- Tỏi đập dập, pha loãng cùng với mật ong theo tỷ lệ 1:2
- Dùng tăm bông thấm dung dịch tỏi mật ong và đưa lên làm sạch niêm mạc mũi
- Thực hiện 3 lần/ ngày để cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng
Lưu ý: Không nên sử dụng quá nhiều tỏi bởi có thể gây kích ứng lên niêm mạc mũi
Gừng tươi chữa viêm mũi dị ứng
Gừng có tính ấm, vị cay nồng, có khả năng sát khuẩn, tăng cường lưu thông máu, làm nóng đường thở, cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng do thời tiết đáng kể.
Người bệnh có thể thực hiện rất đơn giản bằng cách chuẩn bị một nhánh gừng tươi, đem rửa sạch rồi bỏ vào miệng nhai chậm để các hoạt chất trong gừng xông lên mũi, ngấm dần vào niêm mạc.
Gừng có khả năng kháng Histamin nhanh chóng, giúp cắt cơn hắt hơi ngay lập tức, không gây khô miệng hay tác dụng phụ khi sử dụng.
Dùng cây hoa ngũ sắc
Cây hoa ngũ sắc hay cây cỏ hôi là loại cây mọc dại, được tìm thấy rất nhiều ven đường, quanh vườn nhà. Trong cây ngũ sắc có chứa nhiều tinh dầu như saponin, alcaloid,… rất có lợi cho sức khỏe.
Thực hiện:
- Chuẩn bị 100g cây cỏ ngũ sắc, rửa sạch rồi đem giã nát lọc lấy nước
- Sử dụng tăm bông thấm nước cốt thu được rồi đưa bông vào trong mũi để 15 phút cho tinh chất ngấm vào niêm mạc
- Sau đó xì mũi thật mạnh để đẩy những chất dịch ra ngoài.
Mẹo chữa viêm mũi dị ứng với lá ngải cứu
Ngải cứu từ lâu đã được biết đến là một loại thuốc có công dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng. Thông thường, người xưa hay áp dụng phương pháp xông lá ngải cứu để giúp giảm tình trạng viêm mũi.
Thực hiện
- Chuẩn bị khoảng 30g ngải cứu
- Phơi lá ngải cứu trong râm đến khi héo vừa phải
- Vò cho lá ngải cứu thật mềm và cuộn thành từng điếu tương tự thuốc lá
- Mỗi lần xông có thể đốt từ 2 đến 3 điếu
- Đốt ngải cứu để ngửi và có thể hơ vào giữa đỉnh đầu nơi tập trung nhiều huyệt đạo, giúp giảm tình trạng khó thở, ngạt mũi, dị ứng, thông mũi,…
- Sau khi áp dụng kiên trì khoảng nửa tháng thì có thể dừng lại vài ngày.
Việc sử dụng những mẹo chữa dân gian tại nhà có ưu điểm an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Tuy nhiên hiệu quả của những phương pháp này chỉ phù hợp với những người đang mắc bệnh nhẹ, Khi bệnh trở nặng, biện pháp này cho ít tác dụng hoặc không còn tác dụng nữa, người bệnh cần tìm đến những phương pháp điều trị chuyên sâu và khoa học hơn.
Hơn nữa, việc sử dụng những dược liệu tự nhiên đơn lẻ sẽ cho tác dụng điều trị rất lâu, thường là 10 – 15 ngày sau khi dùng liên tục.
Điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết bằng Đông y
Theo Y học cổ truyền, sử dụng những thảo dược tự nhiên kết hợp theo một công thức nghiên cứu nhất định, gia giảm theo tỷ lệ vàng giúp điều trị các bệnh lý một cách hiệu quả và dứt điểm.
Quan niệm Đông y cho rằng, viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra do phong, hàn, tà, nhiệt bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể, kết hợp với tạng phủ suy yếu gây bệnh bùng phát. Để điều trị dứt điểm, cần tác động sâu và căn nguyên gây bệnh, cải thiện chức năng ngũ tạng, nâng cao sức đề kháng toàn diện từ đó phòng ngừa bệnh tái phát.
Sử dụng những bài thuốc Đông y để điều trị viêm mũi dị ứng do thời tiết hiện nay được người bệnh đánh giá rất cao về tính hiệu quả và độ an toàn, không gây tác dụng phụ, thời gian điều trị ngắn chẳng kém so với Tây y.
Trong vô vàn các bài thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng thời tiết, TIÊU XOANG LINH DƯỢC THANG nổi trội hơn cả nhờ khả năng chữa trị tận gốc và chú trọng vào yếu tố dự phòng. Cơ chế điều trị của bài thuốc nhằm hai mục đích: chữa bệnh dứt điểm và ngăn ngừa tái phát.
Bởi những người có cơ địa mẫn cảm, chức năng mũi xoang yếu sẽ bị kích hoạt dị ứng bất cứ khi nào gặp dị nguyên gây hại từ môi trường. Tiêu xoang linh dược thang không dừng lại ở việc giải quyết các triệu chứng bên ngoài mà còn giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch nhằm phòng chống các dị nguyên hiệu quả.
Để có khả năng điều trị vượt trội như vậy, thành phần của bài thuốc đã kết hợp đến gần 30 vị nam dược. Trong đó có đủ thảo dược quy Phế, Thận, Can, Tỳ và cho nhiều công dụng phong phú:
- Khu phong tán hàn, thanh nhiệt giải độc, điều hòa ngũ tạng: Loại bỏ tà độc phong nhiệt, phong hàn – căn nguyên dẫn đến bệnh đồng thời tăng cường bổ thận, mát gan, thanh phế, dưỡng huyết, chống dị ứng.
- Tiêu viêm tiêu độc, làm thông thoáng mũi: Diệt khuẩn, kháng viêm, ngăn ngừa tiết dịch, tăng cường lưu thông khí huyết để giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi, sổ mũi…
Do tái thiết lập trạng thái cân bằng của cơ thể, điều hòa chức năng của mọi cơ quan nên sức khỏe tổng thể được nâng cao. Người bệnh sử dụng Tiêu xoang linh dược thang không những trị khỏi viêm mũi dị ứng thời tiết mà còn ngăn ngừa biến chứng viêm xoang, viêm mũi mãn tính…
Biện pháp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng thời tiết
Viêm mũi dị ứng do thời tiết là căn bệnh có khả năng tái phát khi những điều kiện về thời tiết thay đổi. Bởi vậy việc phòng ngừa và ngăn chặn bệnh là điều hoàn toàn cần thiết. Viêm mũi dị ứng lâu ngày sẽ trở thành mãn tính rất khó điều trị và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.
Một số biện pháp cần làm để tránh viêm mũi dị ứng có thể tái phát như:
- Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố có khả năng gây dị ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, nấm mốc,…
- Luôn giữ ấm đường thở, không nên ngồi đối diện trực tiếp với điều hòa, máy tạo độ ẩm,…
- Thường xuyên vệ sinh không gian sống để giữ không khí thoáng sạch
- Từ bỏ thói quen đưa tay lên mũi, ngoáy mũi để tránh đưa vi khuẩn vào khoang mũi, gây kích ứng mũi
- Sử dụng khẩu trang che chắn kỹ càng khi đi ra ngoài đường
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và cân bằng, giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể
- Bổ sung đủ nước mỗi ngày để duy trì lượng nước cần thiết, làm loãng dịch nhầy tại mũi và giảm ngạt mũi.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh viêm mũi dị ứng thời tiết cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hi vọng bạn đọc có thể ghi nhớ và luôn theo dõi sức khỏe bản thân, khi cảm nhận những dấu hiệu của bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Đừng Bỏ Lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!