Viêm Mũi Xuất Tiết Có Nguy Hiểm? Cách Xử Lý, Điều Trị Hiệu Quả Cao
Nội dung bài viết
Viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không là mối quan tâm của hầu hết người bệnh. Cũng như những dạng viêm mũi dị ứng khác, tình trạng này gây ra các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, đau rát họng,… khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và lo lắng nếu kéo dài có làm ảnh hưởng nghiêm trọng gì tới sức khỏe và cần điều trị như thế nào. Để giải đáp thắc mắc này, mời các bạn tham khảo thông tin dưới đây.
Tìm hiểu về bệnh viêm mũi xuất tiết
Viêm mũi xuất tiết (còn được gọi là viêm mũi họng xuất tiết) là tình trạng trong mũi và họng chứa nhiều dịch nhầy. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi người bệnh có một đợt cảm cúm hoặc viêm mũi họng cấp. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do vi khuẩn tấn công, ảnh hưởng của thời tiết, môi trường, tiếp xúc với môi trường khói bụi, người có cơ địa kém, dễ dị ứng,…
Khi bị viêm mũi họng xuất tiết thường bùng phát các triệu chứng giống với bệnh viêm mũi dị ứng như ngạt mũi, chảy dịch mũi liên tục trong thời gian dài, sưng hoặc phù nền niêm mạc, khó thở, khó ngửi,… gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Viêm mũi họng xuất tiết có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm mũi xuất tiết gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên nếu ở mức độ nhẹ, cấp tính bệnh hoàn toàn không nguy hiểm tới sức khỏe và có thể điều trị được.
Tuy nhiên tình trạng kéo dài, khiến bệnh trở nặng mãn tính không chỉ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe mà còn gây khó khăn trong việc chữa trị. Một số biến chứng thường gặp của viêm mũi họng xuất tiết khi không được điều trị kịp thời và đúng cách như:
- Các bệnh về tai mũi họng: Do vi khuẩn cùng bị bẩn tác động tới hệ thống tai mũi họng gây ra một số biến chứng tại chỗ như viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, giảm thị giác, hen suyễn, viêm amidan,…
- Biến chứng tới mắt: Bệnh tiến triển lên mãn tính khiến sự tấn công của các vi khuẩn, virus nhanh hơn làm lây lan tới khu vực gần mắt. Điều này có thể gây ra một số biến chứng về mắt viêm túi lệ, áp xe mí mắt,… từ đó dẫn tới tình trạng giảm thị thực, nghiêm trọng hơn là mù lòa.
- Biến chứng ở não: Viêm mũi họng xuất tiết mãn tính không được điều trị kịp thời, gây nhiễm khuẩn sâu có thể làm tác động xấu tới não bộ. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như áp xe não, áp xe màng cứng,…
Như vậy có thể thấy, viêm mũi họng xuất tiết nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ rất nguy hiểm. Do vậy, ngày khi phát hiện có dấu hiệu bệnh, các bạn nên chủ động điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe.
Các cách điều trị viêm mũi xuất tiết
Như đã nói ở trên, đây là căn bệnh nguy hiểm. Do vậy, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh dứt điểm, ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra. Các bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa trị dưới đây:
Mẹo chữa dân gian tại nhà
Một số cách đơn giản tại nhà giúp bạn giải triệu chứng viêm mũi dị ứng xuất tiết như:
1. Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối
Bạn dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý xịt trực tiếp vào bên trong mũi rồi để nước tự chảy ra ngoài trong khoảng 5 phút. Cách này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và các dịch tiết ứ đọng bên trong. Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Sử dụng mật ong và tỏi
- Dùng 1 củ tỏi, bóc bỏ vỏ, cho vào ép lấy nước cốt.
- Hòa nước cốt tỏi với mật ong theo tỷ lệ bằng nhau.
- Lấy dung dịch tỏi mật ong nhỏ vào trong mũi.
- Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, sau khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh thuyên giảm.
3. Xông hơi trị viêm mũi họng xuất tiết
Cách này sẽ giúp lưu thông dòng máu, giảm các triệu chứng viêm mũi bị xuất tiết hiệu quả. Bạn có thể dùng nước nóng hòa tinh dầu rồi xông mũi hoặc sử dụng nghệ, tỏi, lá tía tô đun nước rồi xông mặt mũi hàng ngày đều mang lại hiệu quả tốt.
Lưu ý: Cách trị viêm mũi họng xuất tiết trên đây chỉ có khả năng hỗ trợ giúp giảm triệu chứng bệnh chứ không thể loại bỏ hoàn toàn chứng bệnh. Do vậy các bạn chỉ nên sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị chính để tăng cường hiệu quả.
Điều trị viêm mũi họng xuất tiết theo Tây y
Tây y trị viêm mũi họng xuất tiết bằng hai phương pháp chính là sử dụng thuốc và liệu pháp y khoa. Tùy từng mức độ nghiêm trọng của người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp.
Sử dụng thuốc
Một số thuốc thường được chỉ định trong việc điều trị viêm mũi họng xuất tiết như:
- Thuốc histamin H1: Thuốc này có tác dụng ức chế, ngăn chặn tình trạng dị ứng ở người bị viêm mũi họng xuất tiết.
- Thuốc argyrol: Có tác dụng làm săn khô niêm mạc, ngăn ngừa tình trạng dịch chảy nhiều, làm xung huyết mũi.
- Thuốc chống viêm có corticoid: Một số thuốc như polydexa, collydexa… dùng ở dạng nhỏ, giúp kháng viêm, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển từ đó giảm các triệu chứng bệnh.
Lưu ý: Lạm dụng hoặc sử dụng thuốc không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt với sức khỏe. Do vậy, người bệnh không tự ý mua và sử dụng nếu không được bác sĩ chỉ định.
Phương pháp khác
Trong những trường hợp nặng, bệnh dễ để lại biến chứng. Việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả thường được bác sĩ chỉ định áp dụng các phương pháp y khoa khác như:
- Dùng khí dung trị viêm mũi họng xuất tiết.
- Chiếu tia sóng ngắn tác động trực tiếp vào khoang mũi.
- Điện di dung dịch Novocain 5%.
- Đốt cuốn mũi dưới bằng côte điện.
Những phương pháp này sử dụng các thiết bị hiện đại, tác động trực tiếp giúp giải quyết tình trạng nhanh. Do vậy hiệu quả tức thì, không gây đau, rút ngắn thời gian chữa trị. Tuy nhiên để thực hiện liệu pháp này, người bệnh cần tốn nhiều chi phí.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện có thể gặp rủi ro nếu lựa chọn địa chỉ không uy tín, tay nghề bác sĩ kém.
Chữa viêm mũi bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, viêm mũi do sự tác động của hư hỏa, phong nhiệt, khí hư, phong hàn, máu không lưu thông. Ngoài ra, thận hư không giữ được khí cũng là căn nguyên gây ức đọng ở trên.
Để điều trị tình trạng này, Đông y sử dụng dụng các bài thuốc có khả năng phục hồi chức năng niêm mạc, lưu thông khí huyết, tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đặc biệt nguyên liệu sử dụng hoàn toàn là các thảo dược nên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ. Một số loại thảo dược thường dùng như: cam thảo, hoàng cầm, phòng phong, ké đầu ngựa,…
Tuy nhiên các bạn lưu ý, không giống với Tây y, thuốc Đông y thường có tác dụng chậm. Do vậy đòi hỏi người bệnh cần kiên trì trong thời gian dài. Ngoài ra hiệu quả tốt hay không, mức độ nào còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa từng người.
Cách phòng ngừa viêm mũi họng xuất tiết
Viêm họng xuất tiết không đơn giản như viêm họng cấp thông thường. Ở giai đoạn này bệnh có thể dẫn tới biến chứng rất nhanh. Do vậy các bạn nên chủ động hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm mũi có nguy hiểm nặng.
Một số phương pháp nên áp dụng như:
- Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, bổ sung nhiều loại trái cây, rau xanh, thực phẩm nhiều kẽm,…
- Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh.
- Tránh sử dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia,..
- Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý 2 lần/ngày.
- Tăng cường uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc, hỗ trợ trị bệnh.
- Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài để ngăn ngừa vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập gây hại.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa
Như vậy có thể thấy bệnh viêm mũi họng xuất tiết rất nguy hiểm. Tuy nhiên các bạn không nên quá lo lắng vì bệnh hoàn toàn có thể chữa trị và phòng ngừa được. Điều quan trọng là người bệnh cần sớm phát hiện chứng bệnh và lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. Hy vọng, chia sẻ này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc viêm mũi xuất tiết có nguy hiểm không từ đó có cách xử lý kịp thời.
Bài xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!