Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Nguy hiểm không?
Nội dung bài viết
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là một trong những bệnh hô hấp thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Những triệu chứng của viêm mũi bội nhiễm như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi… sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu. Nghiêm trọng hơn, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng và điều trị khó khăn hơn nhiều.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là tình trạng viêm nhiễm nặng do viêm mũi dị ứng không được chữa trị kịp thời. Bệnh lý này thường xảy ra khi có sự tác động của các tác nhân như vi khuẩn, virus có hại. So với viêm mũi dị ứng thì tình trạng viêm mũi dị ứng bội nhiễm có mức độ nặng hơn nhiều.
Vậy viêm mũi bội nhiễm có nguy hiểm không? – Viêm mũi dị ứng là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu mắc phải. Người bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu chữa sớm và nghiêm túc tuân thủ phác đồ của bác sĩ.
Những trường hợp chủ quan hoặc chữa trị không hiệu quả, viêm mũi bội nhiễm có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng như viêm xoang, viêm mũi xoang nhiễm trùng, viêm họng, viêm thanh quản…
- Viêm xoang do sưng nề các cuốn mũi, tắc các lỗ dẫn lưu dịch từ xoang xuống mũi
- Viêm mũi xoang nhiễm trùng do ứ đọng dịch tiết kéo dài trong mũi
- Viêm họng, viêm thanh quản do bệnh nhân tịt mũi và phải thở bằng miệng.
Những biến chứng viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm giảm chất lượng công việc và các hoạt động sống.
Triệu chứng, nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm có nhiều biểu hiện giống với viêm mũi xoang dị ứng bội nhiễm.
Một số triệu chứng đặc trưng sau đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn bệnh lý này:
- Chảy nước mũi: Chảy nước mũi là triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Do dị ứng nên bệnh nhân sẽ hắt hơi, dẫn đến tình trạng chảy nước mũi.
- Nước mũi màu vàng đục: Bệnh nhân mắc bệnh này sẽ có hiện tượng chảy nước mũi và nước mũi sẽ mang màu vàng đục và chảy theo từng đợt.
- Nghẹt mũi và tắc mũi: Bệnh nhân bị ngạt mũi một bên, có thể cả hai bên và phải thở bằng miệng.
- Ngứa mũi: Hiện tượng ngứa mũi là do niêm mạc phản ứng trước các dị nguyên, tác nhân gây dị ứng mũi.
Một số nguyên nhân chính thường gặp gây nên bệnh viêm mũi bội nhiễm là:
- Sự hoạt động mạnh mẽ của một số loại vi khuẩn và virus có hại tại mũi.
- Do dị ứng thời tiết hoặc tiếp xúc với các dị nguyên (các yếu tố gây dị ứng) như khói bụi, nấm mốc, lông động vật…
- Do di truyền, tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh này.
- Sức đề kháng cơ thể yếu, tạo điều kiện cho các virus và vi khuẩn xâm nhập.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý là cách ly bệnh nhân khỏi những tác nhân gây viêm mũi dị ứng. Đồng thời, người bệnh nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để xét nghiệm và xác định nguyên nhân của bệnh này.
Sau khi biết được nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp và chính xác nhất. Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm phổ biến bao gồm sử dụng thuốc Tây, thuốc Đông Y và điều trị bằng mẹo dân gian.
Chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng thuốc tây
Hiện nay phương pháp điều trị viêm mũi bội nhiễm chủ yếu là dùng thuốc để kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn, virus, điều trị triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Một số loại thuốc thường được chỉ định là: Thuốc kháng sinh như amoxicillin, erythromycin, cephalexin, thuốc salbutamol theophylline, thuốc kháng histamin, thuốc long đờm, thuốc kháng viêm…
Bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về thời gian cần ngưng hoặc thay đổi thuốc. Bởi sử dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ xuất hiện nhiều tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mẹo
Các phương pháp dân gian như chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối, tỏi, gừng, cây giao… cũng được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng.
Các loại cây thảo dược thiên nhiên này sẽ giúp giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục… Các bài thuốc này chỉ có thể chữa viêm mũi hiệu quả khi tình trạng còn nhẹ.
Tốt nhất bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám khi phát hiện các biểu hiện của bệnh và được bác sĩ tư vấn phương pháp phù hợp. Bởi sử dụng nhầm hoặc không đúng cách các bài thuốc dân gian này có thể sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
Phòng bệnh bằng cách nào?
Sau khi điều trị dứt điểm viêm mũi bội nhiễm, để phòng bệnh thì người bệnh cần lưu ý:
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân gây viêm mũi dị ứng đã biết.
- Vệ sinh nhà cửa và đồ dùng cá nhân thường xuyên để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
- Vệ sinh mũi sạch sẽ sau khi tiếp xúc với khói bụi hoặc các dị nguyên, lưu ý không nên sử dụng nước muối sinh lý quá thường xuyên vì có thể làm khô niêm mạc mũi, gây viêm.
- Vệ sinh họng thường xuyên để ngăn ngừa các vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
- Tăng sức đề kháng và miễn dịch bằng cách bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là vitamin có trong rau củ quả, trái cây…
- Khi xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực… người bệnh cần đến các cơ sở y tế ngay lập tức để khám và điều trị kịp thời.
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn hình dung rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng bội nhiễm, triệu chứng cũng như cách điều trị hiệu quả. Nếu có bất cứ biểu hiện nào nghi ngờ về tình trạng này, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Tránh để vi khuẩn phát triển và lây lan, gây ra những biến chứng nguy hiểm nhé.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!