Bà Bầu Bị Viêm Mũi Dị Ứng Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không, phải xử lý như thế nào là mối quan tâm của nhiều phụ nữ mang thai. Bệnh viêm mũi gây ra nhiều triệu chứng như chảy nước mũi, nghẹt mũi,… khiến mẹ bầu rơi vào trạng thái khó chịu, lo sợ sẽ gây tác động không tốt tới trẻ nhỏ. Vậy thực hư viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe mẹ và bé?

Tại sao bà bầu bị viêm mũi dị ứng?

Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc mũi bị viêm nhiễm gây ra các triệu chứng khó chịu như ngạt mũi, ngứa mũi, hắt xì liên tục, chảy dịch mũi,…. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc mà còn tác động xấu tới sức khỏe người bệnh.

Đây là bệnh lý đường hô hấp phổ biến có thể gặp ở nhiều đối tượng, trong đó phải kể tới phụ nữ mang thai. Theo thống kê, có khoảng 15 – 20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai bị viêm mũi dị ứng. Tình trạng này gây khó khăn trong quá trình thai nghén. 

Bà bầu là đối tượng dễ bị viêm mũi dị ứng
Bà bầu là đối tượng dễ bị viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các dị nguyên thường gặp như bụi nhà, lông chó, mèo, phấn hoa, vi khuẩn, bào tử nấm (nấm mốc),…Chúng đóng vai trò là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Lúc này cơ thể sẽ sản sinh histamine gắn kết với igE để chống lại dị nguyên. Sau đó, những thành phần này được giải phóng và đi vào phổi, niêm mạc, từ đó gây ra dị ứng.

Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, thời kỳ mang thai, lượng oestrogen trong cơ thể phụ nữ tăng nhanh. Điều này gây ức chế acetylcholin esterase kích thích phản ứng cholinergic gia tăng.  Cholinergic làm tăng các tuyến dịch nhờn và luân chuyển lông mũi, cùng các mạch máu trong niêm mạc mũi gây viêm mũi hoặc làm phù nề niêm mạc mũi.

Sau nhiều năm bế tắc tìm cách chữa trị viêm mũi dị ứng cho con, chị Đỗ Phương Trinh đã tìm ra bài thảo dược quý giúp con thoát bệnh TRIỆT ĐỂ, an toàn, không tác dụng phụ

Đặc biệt đối với những phụ nữ có cơ địa dị ứng thì khi mang thai sẽ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng cao hơn người bình thường. 

Thông thường, bà bầu bị viêm mũi dị ứng kéo dài khoảng vài tuần hoặc 6 tháng. Điều này không chỉ làm xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu mà còn gây hoang mang tới các mẹ bầu, lo sợ về những ảnh hưởng xấu tới thai nhi. 

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Viêm mũi dị ứng khiến mẹ luôn rơi vào trạng thái khó chịu, mệt mỏi căng thẳng. Đặc biệt các triệu chứng xuất hiện vào buổi tối sẽ làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của mẹ. Điều này khiến mẹ khó ngủ, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thậm chí gây viêm mũi mạn tính sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ. 

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thể gián tiếp gây ảnh hưởng tới thai nhi
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng có thể gián tiếp gây ảnh hưởng tới thai nhi

Viêm mũi dị ứng kéo dài gây mãn tính có thể khiến mẹ rơi vào trạng thái thiếu oxy khi ngủ. Khi lượng oxy không đủ để cung cấp tới thai nhi sẽ gây tăng huyết áp thai kỳ. Tình trạng này có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, suy thai, tăng nguy cơ sinh non, chứng tiền sản giật, dọa sảy thai,….

Như vậy có thể thấy bà bầu bị viêm mũi dị ứng rất nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy để ngăn ngừa những hậu quả có thể xảy ra, các mẹ nên chủ động điều trị chứng bệnh dứt điểm càng sớm càng tốt. 

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng phải làm sao?

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải là không có cách điều trị. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị viêm mũi dị ứng ở bà bầu thường được áp dụng.

Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà

Mẹ bầu có thể cải thiện các triệu chứng bệnh bằng những phương pháp dân gian, áp dụng tại nhà như:

  • Xông hơi: Xông hơi sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu, thông thoáng mũi từ đó giảm triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Bạn có thể sử dụng nước đun sôi, thêm vào đó một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc thảo dược. Sau đó xông mặt, mũi khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Xông hơi giúp cải thiện triệu chứng bệnh
Xông hơi giúp cải thiện triệu chứng bệnh
  • Sử dụng tỏi ngâm rượu: Tỏi chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng tốt với chứng bệnh viêm mũi dị ứng. Bạn có thể sử dụng 200g tỏi, rửa sạch, thát lát rồi ngâm với 300ml rượu trong khoảng 2 tuần. Sau đó dùng rượu tỏi nhỏ vào trong mũi 2 – 3 lần/ngày.
  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muỗi: Nước muối có khả năng kháng khuẩn, làm sạch vi khuẩn từ đó ngăn ngừa các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Khi bị mắc bệnh, mẹ bầu chỉ cần sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý vệ sinh mũi họng hàng ngày, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Những phương pháp này trên đây chỉ giúp làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng tạm thời chứ không chữa bệnh dứt điểm. Do vậy, mẹ bầu chú ý cần chủ động trong việc lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp. 

Viêm mũi dị ứng khi mang thai uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc kháng sinh được đánh giá là phương pháp giúp cải thiện chứng bệnh nhanh. Tuy nhiên thời kỳ mang thai, phụ nữ cần hết sức lưu ý trong việc sử dụng kháng sinh nhất là 3 tháng đầu vì có thể gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Để an toàn, mẹ cần thăm khám bác sĩ và sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 

Mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Mẹ bầu sử dụng thuốc kháng sinh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Thông thường, một số loại thuốc có thể được sử dụng để trị viêm mũi dị ứng khi mang thai như: 

  • Thuốc Natri cromolyn: Được sử dụng dưới dạng xịt mũi giúp sạch, thông khoang mũi, giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi do bệnh gây ra.
  • Thuốc kháng histamin: Tripelennamine, chlorpheniramine, loratadine,… ức chế quá trình sản sinh histamin, giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng. 
  • Thuốc co mạch: Một số loại thuốc như naphazolin, oxymetazolin,xylometazolin… có tác dụng giúp làm thông mũi, giảm xung huyết từ đó cải thiện. 

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cho bà bầu

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng sẽ gặp rất nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí có thể gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi. Do vậy, các bạn cần chú ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh bằng các biện pháp như: 

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường đủ dưỡng chất giúp tăng đề kháng chống chọi với tác tác nhân gây bệnh.
  • Thận trọng với các thực phẩm có khả năng gây dị ứng như hải sản, trứng, sữa, đậu phộng,…
  • Luôn giữ cho cơ thể đủ ấm, nhất là khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc, tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh xuất hiện.
  • Mẹ bầu nên tránh xa tác nhân, dị nhân gây bệnh như lông chó mèo, hóa chất, thuốc lá, khói bụi,…
  • Luôn vệ sinh nơi ở sạch sẽ, giữ không gian thoáng mát. 
  • Vận động phù hợp giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng.

Bà bầu bị viêm mũi dị ứng không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt, sức khỏe mà còn gián tiếp tác động không tốt tới trẻ nhỏ. Để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé, các bạn nên chủ động điều trị chứng bệnh ngay khi mới phát hiện để đạt hiệu quả tốt nhất. Chúc các mẹ sức khỏe!

Có thể bạn quan tâm: 

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *