Thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng – Các loại phổ biến nhất
Nội dung bài viết
Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng thường được chỉ định để giảm nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa và ngăn ngừa tình trạng chảy nước mũi. Thuốc được bào chế thành nhiều dạng, bao gồm thuốc uống, thuốc dạng lỏng, thuốc xịt mũi và thuốc nhỏ mắt.
Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng phổ biến
Viêm mũi dị ứng là một nhóm các triệu chứng gây ảnh hưởng đến mũi, chẳng hạn như hắt hơi, nghẹt mũi, ngứa mũi hoặc đau họng. Một số chất gây dị ứng trong nhà và ngoài trời gây ra bệnh viêm mũi dị ứng. Nguyên nhân phổ biến bao gồm mạt bụi, nấm mốc, lông vật nuôi và phấn hoa từ cây cối.
Các triệu chứng này xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận ra và phản ứng quá mức với một số chất có trong môi trường. Các chất gây dị ứng thường vô hại đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên đối với người viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ bảo vệ cơ thể bằng cách giải phóng các hóa chất tự nhiên vào máu. Hóa chất này được gọi là Histamine, có thể khiến màng nhầy mũi, mắt, mũi, cổ họng bị viêm và ngứa.
Có một số loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng có thể cải thiện các triệu chứng. Các phương pháp điều trị này có nhiều dạng, bao gồm chất lỏng, thuốc viên, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi và thuốc tiêm. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai hoặc người có các vấn đề sức khỏe khác.
Cụ thể một số loại thuốc tây điều trị viêm mũi dị ứng bao gồm:
1. Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine là thuốc được bán theo toa hoặc không kê đơn. Thuốc hoạt động bằng cách ngăn chặn histamine mà cơ thể tiết ra trong các phản ứng dị ứng. Thuốc kháng histamine có ở dạng viên, chất lỏng, thuốc nhỏ mắt, thuốc xịt mũi và các loại thuốc hít.
Thuốc kháng histamine thường được chỉ định để cải thiện các triệu chứng chẳng hạn như:
- Hắt hơi, ngứa và chảy nước mũi
- Ngứa da, phát ban hoặc nổi mề đay mẩn ngứa
- Ngứa mắt, bỏng rát, đỏ và chảy nước mắt
Có hàng chục loại thuốc kháng histamine khác nhau, một số loại thuốc được phân bố rộng rãi trong khi một số khác được sử dụng theo toa của bác sĩ.
Thuốc kháng histamine có hai loại, là thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai. Nhìn chung các sản phẩm mới hơn (thế hệ thứ hai) hoạt động tốt hơn và chỉ dẫn đến một số tác dụng phụ nhỏ.
Ngoài ra, một số người dùng có thể thấy thuốc kháng histamine không mang lại hiệu quả điều trị sau khi sử dụng được một thời gian. Do đó, nếu người dùng cảm thấy thuốc ngày càng kém hiệu quả, hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Các loại thuốc kháng histamine phổ biến bao gồm:
- Loratadine
- Fexofenadine
- Cetirizine
- Levocetirizine
- Pseudoephedrin
Hướng dẫn sử dụng thuốc kháng histamine điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả:
- Thuốc kháng histamine tác dụng ngắn được sử dụng sau mỗi 4 – 6 giờ, trong khi thuốc kháng histamine theo thời gian cần được sử dụng sau mỗi 12 – 24 giờ.
- Thuốc kháng histamine tác dụng ngắn được sử dụng trong 30 phút trước khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
- Thuốc kháng histamine tác dụng theo thời gian thích hợp để sử dụng lâu dài cho những người cần dùng thuốc hàng ngày.
Các tác dụng phụ cần lưu ý:
Thuốc kháng histamine thế hệ cũ có thể gây buồn ngủ hoặc giảm hiệu suất công việc, tăng nguy cơ tai nạn và các thương tích cá nhân. Ngay cả khi các loại thuốc được sử dụng trước khi ngủ cũng có thể gây suy giảm đáng kể vào ngày hôm sau. Do đó, người bệnh không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các công việc cần sự tập trung cao để tránh các rủi ro không mong muốn. Các tác dụng phụ thường xuyên khác của thuốc kháng histamine bao gồm Khô miệng, mũi, mắt.
Các tác dụng phụ ít gặp hơn có thể bao gồm:
- Bồn chồn, lo lắng, khó chịu
- Mất ngủ
- Chóng mặt, nhức đầu
- Hưng phấn
- Ngất xỉu
- Rối loạn thị giác
- Giảm cảm giác thèm ăn
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Tăng hoặc giảm nhu cầu đi tiểu
- Bí tiểu
- Ác mộng, đặc biệt là ở trẻ em
- Đau họng
- Chảy máu hoặc bầm tím bất thường
- Tức ngực
- Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt có thể gặp các vấn đề về đường tiết niệu khi sử dụng thuốc kháng histamine
Các biện pháp phòng ngừa và lưu ý khi sử dụng thuốc kháng histamine:
- Sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
- Không sử dụng nhiều hơn một loại thuốc kháng histamine cùng một lúc, trừ khi được kê đơn.
- Rượu và thuốc an toàn có thể làm tăng các tác dụng phụ của thuốc kháng histamine, do đó tránh sử dụng kết hợp.
- Một số loại thuốc kháng histamine an toàn và có thể sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên, luôn luôn trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và chỉ định các loại thuốc phù hợp nhất.
- Mặc dù thuốc kháng histamine tương đối an toàn nhưng một số người có thể dị ứng với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc. Do đó trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, đặc biệt là phụ nữ mang thai hoặc người có các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
- Không sử dụng thuốc của người khác, kể cả khi các triệu chứng tương tự như nhau.
2. Thuốc làm thông mũi
Thuốc thông mũi có thể hỗ trợ làm giảm nghẹt mũi và xoang. Thuốc không chứa histamine do đó không có các tác dụng phụ tiềm ẩn, tuy nhiên thuốc cũng không cải thiện các triệu chứng khác của viêm mũi dị ứng.
Thuốc có sẵn ở dạng viên, dạng lỏng và thuốc để xịt mũi. Các loại phổ biến bao gồm:
- Thuốc xịt mũi Afrin
- Thuốc xịt muỗi Pheylephrine
- Pseudoephedrine
Thuốc thông mũi có thể làm tăng huyết áp, gây đau đầu, khó ngủ và cáu kỉnh. Bên cạnh đó, thuốc thông mũi có thể gây nghiện nếu sử dụng lâu hơn năm ngày. Do đó, người dùng nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Bệnh nhân sử dụng thuốc kiểm soát cảm xúc hoặc hành vi nên thảo luận điều này với bác sĩ chuyên khoa dị ứng trước khi sử dụng thuốc thông mũi. Ngoài ra, bệnh nhân huyết áp cao hoặc bệnh tim nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Hầu hết các loại thuốc làm thông mũi không kê đơn có thể cải thiện các triệu chứng trong vài phút và có hiệu quả kéo dài trong vài giờ. Tuy nhiên không nên sử dụng thuốc thông mũi nhiều hơn 1 – 2 lần mỗi ngày. Điều này có thể gây sưng niêm mạc mũi, dẫn đến sưng tái phát các mô bị tổn thương. Do đó nếu cần sử dụng thuốc lâu dài, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
3. Thuốc corticosteroid đường mũi
Thuốc corticosteroid đường mũi là thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng phổ biến và hiệu quả. Thuốc được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng liên quan đến hắt hơi, ngứa, nghẹt mũi và chảy nước mũi.
Hầu hết các loại Corticosteroid được bào chế dưới dạng xịt hoặc nhỏ mũi để tránh các tác dụng phụ khi uống hoặc tiêm. Thuốc có thể mất vài ngày để tác dụng, do đó phải được thực hiện liên tục trong vài tuần, vì tác dụng điều trị của chúng tăng dần theo thời gian.
Thuốc xịt mũi corticosteroid phổ biến nhất là Flonase, Nasacort và Rhinocort. Ngoài ra, một số loại Steroid toàn thân như viên nén Prednisone và triamcinolone acetonide tiêm bắp hoặc glucocorticoid có hiệu quả giảm viêm mũi dị ứng hiệu quả. Tuy nhiên thuốc được sử dụng trong thời gian ngắn và hạn chế sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc xịt Corticosteroid đường mũi, không xịt trực tiếp vào phần trung tâm mũi (vách ngăn mũi).
Một số tác dụng phụ phổ biến của thuốc Corticosteroid đường mũi bao gồm:
- Kích ứng mũi
- Ngứa mũi
- Buồn nôn hoặc nôn
- Viêm họng
- Đau đầu
- Ho
- Hắt hơi
- Phát ban da
- Chảy máu mũi
Ngoài ra, một số loại thuốc Corticosteroid có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của trẻ em. Do đó, trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
4. Các loại thuốc xịt mũi khác
Bên cạnh thuốc xịt mũi có chứa Corticosteroid, người bệnh có thể sử dụng thuốc xịt mũi dạng nước muối không kê đơn. Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng như khô mũi, tăng tiết chất nhầy mũi hoặc tiết chất nhầy mũi đặc.
Thuốc xịt mũi dạng nước muối có thể sử dụng thường xuyên nếu cần thiết. Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh rửa mũi mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng đối với người viêm mũi dị ứng mãn tính. Các loại thuốc xịt mũi phổ biến bao gồm:
- Cromolyn hỗ trợ ngăn cơ thể giải phóng các chất gây dị ứng. Tuy nhiên thuốc có thể không hiệu quả ở tất cả các bệnh nhân và có thể mất vài ngày để thuốc đạt hiệu quả điều trị. Cromolyn nhỏ mũi có thể giúp ngăn ngừa các phản ứng dị ứng ở mũi nếu được dùng trước khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.
- Thuốc xịt mũi Ipratropium Bromide có thể hỗ trợ giảm tiết dịch mũi do viêm mũi dị ứng và một số dạng viêm mũi không dị ứng.
Một số loại thuốc kháng histamine dạng xịt như azelastine hoặc olopatadine có đặc tính ổn định tế bào, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể hỗ trợ làm giảm nghẹt mũi và có thể sử dụng hàng ngày.
5. Thuốc ức chế leukotriene
Tương tự như histamine, trong các phản ứng dị ứng, cơ thể tiết ra các chất leukotriene và một số hóa chất khác để cải thiện các triệu chứng viêm trong cơ thể. Các loại thuốc ức chế leukotriene là thuốc điều trị theo toa, ngăn chặn hoạt động của leukotriene.
Các chất ức chế leukotriene phổ biến nhất là montelukast, zafirlukast và zileuton có thể cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Ngoài ra các loại thuốc này cũng được sử dụng để điều trị bệnh hen suyễn.
Các tác dụng phổ biến bao gồm thay đổi tâm trạng, ác mộng, chuyển động cơ không tự chủ và phát ban da. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng
Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng thường mang lại hiệu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên trên thực tế không có bất cứ loại thuốc nào có thể điều trị dứt điểm tình trạng viêm mũi dị ứng. Hầu hết các loại thuốc đều nhằm mục đích giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Do đó, khi sử dụng thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng người bệnh không nên lạm dụng thuốc và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:
- Chỉ sử dụng thuốc khi nhận được chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, trẻ em và các bệnh nhân có tiền sử bệnh lý.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu phát sinh các tác dụng phụ, đặc biệt là các tác dụng phụ nghiêm trọng, người bệnh nên trao đổi với bác chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
- Trong trường hợp viêm mũi dị ứng do polyp hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán cụ thể.
Ngoài ra để ngăn ngừa các triệu chứng viêm mũi dị ứng, người bệnh cần chủ động tránh các tác nhân gây kích ứng, nếu có thể. Cụ thể một số lưu ý phòng ngừa viêm mũi dị ứng bao gồm:
- Hạn chế ra ngoài vào thời điểm có nhiều phấn hoa, chẳng hạn như vào buổi sáng và đầu buổi tối hoặc khi có gió mạnh.
- Mang kính râm hoặc kính mắt khi ra ngoài ra để tránh phấn hoa gây kích ứng đến mắt.
- Không treo quần áo ngoài trời để làm khô.
- Cố gắng không dụi mắt để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế tiếp xúc với mạt bụi, nấm mốc và giữ độ ẩm trong nhà ở mức thấp nhất. Nếu phát hiện nấm mốc trong nhà, hãy làm sạch bằng các chất tẩy rửa nhẹ nhàng hoặc dung dịch tẩy rửa 5% theo hướng dẫn của chuyên gia dị ứng.
- Nếu nuôi vật trong nhà, hãy để thú cưng ở ngoài nhà lâu nhất có thể. Ngoài ra, nếu thú cưng cần ở trong nhà, hãy giữ vật nuôi ở ngoài phòng ngủ để tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.
Nhiều chất dị ứng gây viêm mũi dị ứng có trong không khí, có thể phòng ngừa các cách hạn chế tiếp xúc. Tuy nhiên, một số chất gây dị ứng không tồn tại không không khí, vì vậy người bệnh có thể cần sử dụng thuốc để cải thiện các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn các loại thuốc phổ biến.
Thông tin thêm: 3 thuốc viêm mũi dị ứng của Nhật được tin dùng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!