Nóng Gan Uống Lá Gì, Thức Uống Gì Cải Thiện Nhanh?

Nóng gan uống gì để nhanh cải thiện là vấn đề được nhiều người quan tâm. Biết được thắc mắc này của bạn đọc, bài viết sau đây sẽ gợi ý các loại lá và thức uống mà người bị nóng gan có thể dùng để cải thiện bệnh nhanh chóng, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Nóng gan uống lá gì, thức uống gì cải thiện nhanh?
Bị nóng gan thì uống gì?

Nóng gan uống lá gì, thức uống gì cải thiện nhanh?

Nóng gan là là tình trạng tổn thương dẫn đến suy giảm các chức năng gan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Nếu không được điều trị, nóng gan có thể chuyển sang mãn tính và gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, ung thư gan.

Có nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng này, tuy nhiên hiện nay nhiều người nghiêng về lựa chọn sử dụng thức uống thiên nhiên cho việc điều trị hơn là một số biện pháp khác. Dưới đây là gợi ý cho bạn một số nguyên liệu thích hợp cho đối tượng đang bị nóng gan:

1. Nóng gan uống lá cây chó đẻ

Cây chó đẻ răng cưa hay còn được gọi là diệp hạ châu có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, loại cây này có tác dụng điều trị một số vấn đề về gan, cụ thể có chứng nóng gan.

Cây chó đẻ răng cưa được tìm thấy nhiều nơi trên nước ta, chúng thường mọc hoang ở những nơi ẩm ướt. Người bệnh có thể dễ dàng hái và sử dụng loại cây này, tiết kiệm được nhiều chi phí điều trị, không lo gây tác dụng phụ như sử dụng tân dược.

Theo Đông y, cây chó để có tính mát, vị đắng giúp giải độc mát gan, tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, nó còn có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ. Theo Y học hiện đại, loại cây này cũng được nghiên cứu và cho kết quả tương tự như Đông y, thích hợp với đối tượng bị nóng gan, viêm gan, xơ gan.

Cách sử dụng:

  • Chó đẻ đem rửa sạch, phơi khô, sau đó sao vàng khử thổ, bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy.
  • Mỗi lần dùng, lấy ra một lượng vừa đủ nấu nước uống hàng ngày.

2. Nóng gan uống lá rau má

Rau má mà loại rau tốt cho sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đặc biệt tốt cho người đang bị nóng gan. Bên cạnh khả năng làm mát, rau má còn có tác dụng chống viêm, giúp người bệnh bảo vệ lá gan được khỏe mạnh.

Nóng gan uống lá gì, thức uống gì cải thiện nhanh?
Uống nước rau má giúp cải thiện tình trạng nóng gan

Cách sử dụng:

  • Lấy một nắm rau má rửa sạch, sau đó cho vào máy xay nhuyễn với một ít nước.
  • Lọc bỏ bã, lấy phần nước thu được pha với một ít đường để uống.
  • Bạn có thể cho thêm đá hoặc bỏ vào ngăn mát để sử dụng.
  • Điều chỉnh độ đậm đặc của nước rau má phù hợp theo sở thích, tuy nhiên không nên uống quá nhiều đường.

Lưu ý: Không uống nước rau má nhiều hơn 4 ly trong tuần. Trường hợp muốn uống hàng ngày, bạn chỉ nên sử dụng 40g rau má, sau 1 tháng uống liên tục nên ngưng 2 tuần trước khi sử dụng tiếp.

3. Nóng gan uống trà xanh

Trà xanh cũng là nguyên liệu phổ biến được nhiều người sử dụng khi bị nóng gan. Đây là thức uống dân dã, người bệnh có thể dễ dàng tìm kiếm nguyên liệu và thực hiện.

Theo nghiên cứu, lá trà xanh có chứa chất chống oxy hóa cao giúp cơ thể giảm được lượng chất béo dư thừa, đồng thời cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ và hỗ trợ phục hồi các tổn thương gan. Với những lợi ích này, người bị nóng trong có thể uống trà xanh để giải nhiệt, mát gan. Cách sử dụng đơn giản như sau:

  • Sử dụng lá trà xanh tươi, rửa sạch, để ráo nước.
  • Hãm lá trà xanh với nước sôi, thu được nước trà nguyên chất.
  • Uống hàng ngày, một thời gian sẽ thấy tình trạng nóng gan cải thiện hiệu quả.

Lưu ý:

  • Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia, người bị nóng gan nên sử dụng loại trà xanh tươi sẽ tốt hơn cho quá trình điều trị. Hạn chế sử dụng các sản phẩm được đóng gói, chế biến sẵn có chứa chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
  • Không nên lạm dụng trà xanh vì trong loại lá này có chứa thành phần caffeine, sử dụng số lượng nhiều dễ gây táo bón, tiểu đường, mất ngủ, loãng xương,…
  • Phụ nữ mang thai nên cân nhắc uống loại nước này, đặc biệt khi sử dụng quá 2 ly mỗi ngày làm tăng nguy cơ sảy thai, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

4. Nóng trong uống lá sâm 

Lá sâm hay còn gọi là lá găng là loại cây phổ biến ở nước ta. Chúng có 2 loại là sâm trơn và sâm lông nhưng đều có công dụng mát gan, giải độc như nhau. Người bị nóng gan có thể sử dụng loại lá này làm nước uống.

Nóng gan uống lá gì, thức uống gì cải thiện nhanh?
Lá sâm vò ra đông lại thành sương sâm, uống mát gan, giải độc cho cơ thể

Lá sâm khi vò cùng nước sẽ tạo thành sương sâm. Bạn có thể cho thêm một ít đá, đường ăn giải nhiệt mỗi khi trời nóng bức, tốt cho sức khỏe và giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí. Hiện nay có nhiều địa điểm bán loại sương sâm này, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên mua lá sâm về và tự chế biến. Cách thực hiện như sau:

  • Lá sâm mua về rửa sạch, sau đó bạn tiến hành vò nát lá sâm cùng với nước ấm.
  • Khi nước bắt đầu cô đặc lại, tiến hành lọc bỏ xác.
  • Phần nước sâm thu được sẽ đông tự nhiên thành sương sâm.
  • Bạn có thể sử dụng ngay hoặc cho thêm đá và đường để tăng thêm độ ngon miệng.

Lưu ý: 

  • Không ăn quá nhiều sương sâm mỗi ngày, tối đa chỉ 2 ly. Nếu lạm dụng lá sâm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy, rối loạn hệ thống tiêu hóa. 
  • Lựa chọn lá sâm tươi, không lẫn hóa chất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5. Nóng gan uống nước dừa

Nước dừa là thức uống tự nhiên tốt cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp với bệnh nhân bị nóng gan. Trong nước dừa có chứa hàm lượng vitamin và dưỡng chất dồi dào hỗ trợ quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể, loại bỏ độc tố an toàn. Không những thế, các axit amin có trong thức uống này còn giúp chống viêm, kháng khuẩn cho cơ thể khắc phục được tình trạng mụn nhọt, chậm kinh ở chị em phụ nữ.

Người bị nóng gan nên sử dụng loại nước dừa tươi nguyên chất sẽ tốt cho quá trình đào thải độc tố của cơ thể. Nếu thích, bạn có thể cho thêm vào thức uống một ít đường, chanh, đá để tăng vị ngon, kích thích bài tiết.

Lưu ý: 

  • Không nên uống quá nhiều nước dừa mỗi ngày có thể gây tụt huyết áp, ảnh hưởng tim mạch.
  • Lượng đường tự nhiên trong nước dừa có thể gây thừa cân béo phì, không tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
  • Không sử dụng nước dừa vào ban đêm, vì nước dừa rất lợi tiểu, làm tăng tiểu đêm cho người bệnh.

6. Nóng gan uống Atiso

Atiso có tính mát, vị đắng nhẹ có tác dụng lợi mật, lợi tiểu, nhuận gan, bảo vệ gan,…người bị nóng gan có thể uống nước của loại cây này. Hoa Atiso được bày bán nhiều ở các cửa hàng hoặc siêu thị dưới dạng búp tươi hoặc khô, bạn có thể tìm và lựa chọn.

Nóng gan uống lá gì, thức uống gì cải thiện nhanh?
Nấu nước Atiso tươi hoặc khô uống giúp cải thiện nóng gan hiệu quả

Thông thường, nhiều người sẽ sử dụng dạng khô hoặc túi lọc của hoa Atiso để pha trà uống hàng ngày. Đây là cách dùng phổ biến và tiện lợi nhất, người bệnh có thể áp dụng dễ dàng.

Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 10g – 20g Atiso sắc với nước, 5g – 10g khi sùng loại khô và không nên uống thay nước hàng ngày. Sử dụng mỗi ngày không quá 1 lít nước trà Atiso, không nên uống liên tục quá 10 ngày.

7. Nóng gan uống nước mã đề

Mã đề thường mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Theo Y học cổ truyền, loại cây này có tính mát, vị ngọt, công dụng lợi tiểu và giải độc, mát gan hữu hiệu. Người bị nóng gan có thể sử dụng lá của loại cây này nấu nước uống.

Tuy nhiên, theo chuyên gia, người bệnh không nên quá lạm dụng mã đề vì có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Đặc biệt, trường hợp thai phụ uống quá nhiều nước mã đề sẽ dẫn đến sảy thai.

Bên cạnh đó, một số đối tượng không nên sử dụng mã đề như người đang bị suy thận, thận yếu,…Người khỏe mạnh mỗi ngày nên uống không quá 150ml nước mã đề và không nên uống hơn 4 – 5 ngày liên tục. Nên sử dụng vào ban ngày, bởi vì sử dụng vào ban đêm dễ mất ngủ và tiểu đêm thường xuyên.

8. Nóng gan uống nước nha đam

Nha đam là có tác dụng thanh mát cơ thể được sử dụng khá phổ biến. Lá của loại cây này ngoài tác dụng làm đẹp cho chị em phụ nữ còn có tác dụng cải thiện chứng nóng gan an toàn, hiệu quả. Người bệnh có thể tìm mua và sử dụng loại cây này dễ dàng và không tốn quá nhiều chi phí. Cách chế biến đơn giản như sau:

Nóng gan uống lá gì, thức uống gì cải thiện nhanh?
Nước nha đam tốt cho người đang bị nóng gan
  • Sử dụng lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt bỏ vỏ bên ngoài chỉ lấy phần thịt trắng bên trong.
  • Ngâm thịt nha đam với nước muối pha loãng trong 15 – 20 phút để loại bỏ tuyệt đối phần nhựa vàng, tạp chất.
  • Sau đó vớt nha đam ra, rửa lại nhiều lần với nước để giảm nhớt và mùi hang.
  • Đun tan một ít đường phèn với nước.
  • Khi đường tan và nước sôi thì cho nha đam vào, đun khi nước sôi bừng lần nữa thì tắt bếp.
  • Để nguội và thưởng thức, có thể cho vào ngăn mát tủ lạnh để uống ngon hơn.

Một số lưu ý khi cải thiện nóng gan bằng thức uống

Bạn nên lưu ý các vấn đề sau đây khi sử dụng một số loại thức uống để cải thiện nóng gan:

  • Như trên cũng đã đề cập, người bệnh không nên quá vội vã, lạm dụng nhiều thức uống để điều trị nóng gan. Việc này có thể phản tác dụng và gây nên nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.
  • Nên lựa chọn nguồn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh, an toàn. Chỉ nên sử dụng loại thảo dược đã được kiểm chứng, đồng thời trước khi sử dụng phải hiểu rõ được các tác dụng phụ.
  • Không nên sử dụng nước mát gan thay cho nước lọc, nên cho cơ thể có thời gian nghỉ ngơi để đào thải chất độc ra ngoài.
  • Ngoài kết hợp các loại nước uống, khi bị nóng gan người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế nạp nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng để quá trình điều trị thuận lợi.
  • Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, vận động thể dục thể thao để năng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe từ bên trong.
  • Khi phát hiện cơ thể có những biểu hiện của bệnh lý về gan cần nhanh chóng đến thăm khám tại cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Bạn đọc có thể tham khảo các loại thức uống trên đây khi bị nóng gan. Để tình trạng không chuyển biến xấu, người bệnh nên thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị bệnh để rút ngắn thời gian chữa trị, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *