Viêm chân răng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị

Viêm chân răng là bệnh lý gây viêm các mô mềm và các tổ chức xung quanh chân răng. Tình trạng này có thể gây đau đớn ở chân răng và có thể dẫn đến viêm tủy răng, gây phá hủy răng và mất răng nếu không được điều trị phù hợp.

Viêm chân răng
Viêm chân răng có thể gây phá hủy chân răng nếu không được điều trị phù hợp

Viêm chân răng là gì?

Viêm chân răng là tình trạng viêm sưng các tổ chức xung quanh chân răng. Trong giai đoạn đầu, tình trạng này được gọi là viêm nướu răng hoặc viêm lợi với đặc trưng bao gồm gây sưng nướu răng, đỏ và có thể gây chảy máu chân răng.

Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây tụt lợi, tiêu xương chân răng, răng lung lay răng, ảnh hưởng đến tủy xương và dẫn đến mất răng.

Tùy thuộc vào biểu hiện, các triệu chứng liên quan và thời gian kéo dài, bệnh được được chia thành:

  • Viêm chân răng cấp tính: Các triệu chứng chứng xuất hiện trong một thời điểm nhất định, kéo dài trong 1 thời gian ngắn và tự cải thiện sau một thời gian.
  • Viêm chân răng mãn tính: Cơn đau có thể lặp lại nhiều lần, kéo dài trong nhiều tháng. Bên cạnh đó, đôi khi cơn đau có thể lan sang ra toàn bộ hàm răng hoặc các khu vực khác, dẫn đến khó khăn khi xác định vị trí cơn đau.

Viêm chân răng có thể được cải thiện bằng cách vệ sinh răng miệng phù hợp, thường xuyên lấy cao răng và áp dụng các biện pháp xử lý theo hướng dẫn của nha sĩ. Trong trường hợp cần thiết, nha sĩ có thể kê các loại kháng sinh hoặc chỉ định phẫu thuật để loại bỏ các nguy cơ liên quan.

Dấu hiệu nhận biết viêm chân răng

Trong giai đoạn đầu, viêm chân răng có thể không dẫn đến các triệu chứng đặc trưng. Điều này có thể khiến bệnh được chẩn đoán nhầm lẫn thành viêm khớp nhai, viêm nướu hoặc đau răng do kích ứng. Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

Hình ảnh viêm chân răng
Sưng nướu là một trong những dấu hiệu viêm xung quanh chân răng
  • Gây viêm và đỏ ở nướu
  • Chảy máu khi đánh răng
  • Chảy máu chân răng
  • Sưng nướu răng
  • Hôi miệng hoặc có vị kim loại trong miệng
  • Nhổ ra máu sau khi đánh răng
  • Tụt lợi, dẫn đến lộ chân răng
  • Túi lợi sâu
  • Mất răng ở giai đoạn muộn của bệnh

Người bệnh viêm chân răng gây tiêu xương chân răng thường không có các cơn đau nghiêm trọng. Do đó, các triệu chứng bệnh có thể được bỏ qua và không được điều trị kịp lúc. Điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ biến chứng.

Nguyên nhân gây viêm chân răng

Có nhiều nguyên nhân có thể gây viêm chân răng, bao gồm vệ sinh kém, bệnh nướu răng hoặc áp xe răng. Cụ thể, các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

1. Vệ sinh kém

Vệ sinh răng miệng kém có thể khiến các mảnh thức ăn bị kẹt ở chân răng. Điều này có thể gây kích ứng nướu răng và gây viêm chân răng theo thời gian. Ngoài ra, vệ sinh kém cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nướu răng, chẳng hạn như viêm nha chu.

Răng có thể được làm sạch bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày. Nếu không được làm sạch đúng cách, các mảnh vụn sẽ thối rữa, dẫn đến viêm nhiễm và phát triển thành các bệnh răng miệng.

sưng chân răng là bệnh gì
Vệ sinh kém là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm chân răng

Các dấu hiệu nhận biết khi vệ sinh răng miệng kém có thể bao gồm:

  • Nướu đỏ, sưng
  • Chảy máu khi đánh răng
  • Có mủ rỉ ra từ chân răng
  • Răng lung lay
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Có mùi khó chịu trong miệng

2. Bệnh nha chu

Khoảng 46% người trưởng thành có bệnh về nha chu, gây ảnh hưởng đến nướu răng, các tổ chức bao quang răng và gây viêm chân răng. Bệnh nha chu có thể gây nhiễm trùng tích tụ, tạo thành các mảng bám cứng, được gọi là cao răng và khó loại bỏ.

Bệnh nha chu được chia thành hai giai đoạn cụ thể, bao gồm:

Viêm lợi:

Viêm lợi hay viêm nướu răng là tình trạng lợi răng bị sưng, viêm. Các triệu chứng đặc trưng bao gồm:

  • Đỏ và đau nướu
  • Chảy máu nướu răng
  • Hơi thở có mùi hôi

Viêm lợi có thể phục hồi nếu được chăm sóc và điều trị phù hợp. Tuy nhiên không được điều trị, tình trạng này sẽ dẫn đến viêm nha chu.

Viêm nha chu:

Viêm nha chu là giai đoạn sau của bệnh nha chu, trong đó nướu răng có thể bị kéo tụt ra khỏi răng, dẫn đến lộ chân răng và viêm chân răng. Viêm nha chu có thể dẫn đến hỏng xương nâng đỡ răng, khiến răng lung lay, thậm chí là rụng răng.

Một người bệnh viêm nha chu có thể gặp các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Răng mọc dài hơn do nướu bị tụt
  • Khoảng cách các răng lớn
  • Răng lung lay hoặc không chắc chắn
  • Có mủ giữ nướu và răng
  • Thay đổi cách khớp của các răng khi cắn hoặc nhai
  • Thay đổi sự khớp của răng giả

3. Áp xe răng

Áp xe răng thường là hậu quả của răng sâu không được điều trị. Điều này có thể khiến vi khuẩn lây nhiễm sang chân răng và gây viêm chân răng.

viêm chân răng chảy máu
Áp xe răng có thể gây viêm chân răng

Có hai loại áp xe răng phổ biến bao gồm:

  • Áp xe quanh răng, xảy ra do răng bị sâu hoặc gãy và có thể gây ảnh hưởng đến chân răng một cách trực tiếp.
  • Áp xe nha chu gây ảnh hưởng đến nướu răng và tăng nguy cơ viêm xung quanh chân răng.

Cả hai loại áp xe răng đều dẫn đến sưng nướu và tấy đỏ xung quanh răng. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Đau nhói dữ dội ở răng hoặc nướu
  • Đau có thể lan đến tai, hàm và cổ
  • Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm xuống
  • Răng mềm, đổ màu hoặc bị lung lay
  • Đỏ và sưng mặt
  • Nhạy cảm với các loại đồ ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Có vị khó chịu trong miệng

Nếu áp xe răng nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Khó mở miệng
  • Khó nuốt
  • Có vấn đề hô hấp

4. Bệnh nướu răng

Khoang miệng chứa rất nhiều vi khuẩn, các chất nhờn và các chất khác có thể tạo thành các mảng bám trên răng và chân răng. Nếu mảng bám không được làm sạch có thể dẫn đến cao răng tích tụ ở chân răng, gây viêm nướu và viêm chân răng.

Bệnh nướu răng đặc trưng bởi tình trạng sưng nướu, đỏ và dễ chảy máu, đặc biệt là khi đánh răng. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh nướu răng có thể trở nên nghiêm trọng, gây lung lay, nhạy cảm răng dẫn đến đau đớn khi nhai hoặc gây mất răng.

Trong các trường hợp nghiêm trọng, nướu có thể bị kéo ra khỏi răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tiếp cận chân răng. Nếu không được chăm sóc phù hợp, điều này sẽ gây phá vỡ các mô mềm và xương giữa răng, dẫn đến rụng răng.

5. Các yếu tố rủi ro

Mặc dù viêm chân răng thường liên quan đến việc thiếu vệ sinh răng miệng và bệnh nha chu. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc  bệnh, bao gồm:

viêm chân răng có mủ uống thuốc gì
Hút thuốc lá là nguy cơ dẫn đến nhiều bệnh răng miệng
  • Hút thuốc
  • Bệnh tiểu đường
  • HIV / AIDS
  • Stress, căng thẳng thường xuyên
  • Di truyền
  • Răng không đều
  • Trám răng bị lỗi
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể gây khô miệng

Viêm chân răng có nguy hiểm không?

Viêm ở chân răng là bệnh lý có thể gây lây nhiễm, mặc dù không phổ biến. Việc sử dụng chung bàn chải đánh răng hoặc việc chạm lông bàn chải với nhau có thể dẫn đến lây truyền nước bọt và lây nhiễm vi khuẩn.

Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây đau đớn, sưng má, đau đầu, sưng các hạch bạch huyết, lung lay răng và gây mất răng. Bên cạnh đó, trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng này có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

  • Tăng nguy cơ sinh non khi ảnh hưởng đến phụ nữ có thai
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
  • Dẫn đến bệnh tim mạch do phản ứng của hệ thống tim mạch với tình trạng viêm, sưng ở chân răng
  • Nhiễm trùng máu do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông quá các mô nướu

Ngoài ra, đôi khi viêm chân răng có thể dẫn đến rối loạn hô hấp, ảnh hưởng đến chức năng phổi và một số tình trạng sức khỏe liên quan. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán viêm chân răng như thế nào?

Các phương pháp chẩn đoán viêm chân răng bao gồm khám lâm sàng và chụp X – quang nha khoa. Trong trường hợp cần thiết, nha sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính để chẩn đoán các nguyên nhân liên quan.

chẩn đoán viên chân răng
Đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán các nguyên nhân và có biện pháp khắc phục phù hợp

Khám răng lâm sàng được thực hiện để xác định các đặc điểm điển hình của tình trạng viêm ở chân răng. Nha sĩ có thể gõ vào răng bị ảnh hưởng và các răng lân cận để kiểm tra phản ứng. Tuy nhiên đôi khi kiểm tra này có thể không chính xác.

Chụp X – quang được sử dụng để xác định các tổn thương ở chân răng. Trong các trường hợp tia X không thể tiếp cận các răng ở vị trí khuất, nha sĩ có thể đề nghị chụp cắt lớp vi tính để tạo ra hình ảnh 3 chiều ở răng.

Điều trị tình trạng viêm chân răng

Viêm chân răng cần được điều trị và đúng phương pháp để tránh các rủi ro có thể xảy ra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:

1. Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể chữa lành các tổn thương ở nướu, hỗ trợ giảm vi khuẩn và ngăn ngừa các tổn thương gây ảnh hưởng đến chân răng.

Người bệnh có thể pha 1/2 thìa cà phê muối vào 200 ml nước ấm, dùng nước này để súc miệng trong 30 giây sau đó nhổ ra. Súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày có thể ngăn ngừa một số bệnh lý về răng miệng hiệu quả.

2. Súc miệng bằng nước súc miệng khử trùng

Nước súc miệng sát khuẩn có thể hỗ trợ loại bỏ mảng bám và cao răng. Bên cạnh đó, nước súc miệng cũng hỗ trợ kiểm soát sự tích tụ vi khuẩn và ngăn ngừa các mảng bám bổ sung.

Hầu hết các loại nước súc miệng khử trùng chứa các thành phần có đặc tính khử trùng mạnh, chẳng hạn như cetylpyridinium chloride hoặc chlorhexidine.

viêm chân răng uống thuốc gì
Làm sạch răng và súc miệng thường xuyên có thể điều trị tình trạng viêm quanh răng

3. Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen, có thể giúp giảm đau viêm chân răng, đặc biệt là đối với người bệnh áp xe răng hoặc bệnh nha chu.

Trong trường hợp áp xe và nhiễm trùng, nha sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Nếu nhiễm trùng lây lan, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh nhập viện và sử dụng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch.

4. Cạo vôi răng

Đối với tình trạng viêm chân răng đang tiến triển, nha sĩ có thể đề nghị cạo vôi răng để loại bỏ mảng bám, vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm.

Trong quá trình làm sạch răng, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ vệ sinh chuyên dụng để làm sạch răng. Sau đó đánh bóng và làm nhẵn bề mặt răng để ngăn ngừa tích tụ mảng bám trong tương lai.

5. Nhổ răng

Trong trường hợp viêm chân răng nghiêm trọng, gây tổn thương đến tủy răng và có nguy cơ lây lan sang các răng khác, nha sĩ có thể đề nhổ răng để tránh các rủi ro không mong muốn.

viêm chân răng có nhổ răng được không
Trong trường hợp cần thiết, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng

Để thực hiện nhổ răng, nha sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra chuyên môn để đánh giá mức độ tổn thương và các rủi ro khi nhổ răng. Nhổ răng được phân thành nhổ răng đơn giản và phẫu thuật cho các trường hợp nghiêm trọng.

Trước khi nhổ răng người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để giảm đau hoặc gây mê trong các trường hợp cần phẫu thuật phức tạp.

Sau khi nhổ răng, người bệnh nên thực hiện biện pháp phòng ngừa và chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, tránh ăn thức ăn cứng, hạn chế tiêu thụ nước có gas và không hút thuốc để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Phòng ngừa viêm chân răng

Thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách là một trong những điều quan trọng nhất có thể ngăn ngừa các vấn đề như viêm chân răng và các vấn đề nha khoa khác. Các bước chăm sóc răng và nướu như sau:

  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày
  • Sử dụng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày
  • Khám răng một hoặc hai lần mỗi năm
  • Đến gặp nha sĩ nếu nhận thấy răng bị sưng hoặc đau
  • Tránh tiêu thụ quá nhiều đường và thức ăn ngọt
  • Không hút thuốc lá

Viêm chân răng là tình trạng phổ biến và có thể gây mất răng. Vệ sinh răng miệng đúng cách có thể hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng này. Bên cạnh đó, khám nha khoa định kỳ có thể tăng cường sức khỏe răng miệng hiệu quả.

Tham khảo thêm: Chảy máu chân răng – Nguy hiểm khôn lường, cần trị sớm!

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *