Bệnh viêm nha chu có lây không? Cách phòng ngừa

Viêm nha nha chu là bệnh lý răng miệng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi người. Do đó, tìm hiểu các thông tin về bệnh, bao gồm bệnh viêm nha chu có lây không để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Bệnh viêm nha chu có lây không
Tìm hiểu viêm nha chu có lây không và xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp

Viêm nha chu có lây không?

Viêm nha chu là bệnh lý gây nhiễm trùng phổ biến có thể gây tổn thương các mô mềm và xương nâng đỡ răng. Nếu không điều trị phù hợp, tình trạng này có thể gây tiêu chân răng và dẫn đến mất răng.

Viêm nha chu xảy ra khi mảng bám vi khuẩn tạo thành một lớp màng dính, không màu phát triển trên bề mặt răng. Nếu mảng bám không được loại bỏ, mảng bám sẽ cứng lại, hình thành cao răng hoặc vôi răng.

Theo các chuyên gia, hầu hết các loại vi khuẩn gây viêm nha chu hoặc viêm lợi đều có thể lây lan thông qua nước bọt. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh viêm nha chu có thể lây lan thông qua nước bọt. Bên cạnh đó, nếu sức khỏe tổng thể người người bị lây lan kém, nguy cơ viêm nha chu do tiếp xúc nước bọt rất cao.

Do đó, người bệnh không cần thắc mắc viêm nha chu có lây không, bởi vì về cơ bản vi khuẩn gây viêm nha chu có thể lây lan.

Tuy nhiên, bản thân bệnh viêm nha chu không lây lan theo nghĩa truyền thống. Bệnh không lây lan qua không khí, bởi vì viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng ở mô mềm nướu răng và sẽ lây lan thông qua việc sử dụng chung đồ uống, dụng cụ ăn uống hoặc hôn.

Cách thức lây lan của bệnh viêm nha chu

Bản thân bệnh viêm nha chi không lây, những vi khuẩn gây viêm nha chu có thể di chuyển trong nước bọt của người bệnh và gây lây lan theo một số cách khác nhau. Cụ thể, một số cách có thể gây lây lan bệnh viêm nha chu bao gồm:

1. Hôn có lây viêm nha chu không?

Nước bọt có thể bảo vệ chống lại một số vi khuẩn gây các bệnh răng miệng. Hầu hết mọi người sẽ không lây lan bệnh viêm chu khi hôn. Tuy nhiên những người có sức khỏe răng miệng kém có thể dễ bị nhiễm vi khuẩn khi hôn. Sự tiếp xúc thân mật này có thể dẫn đến viêm nha chu và viêm lợi.

viêm nha chu có lây không
Hôn có thể trao đổi nước bọt, vi khuẩn và tăng nguy cơ viêm nha chu

Trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ viêm nha chu thông qua nụ hôn, do hệ thống miễn dịch kém. Khi cha mẹ hoặc người khác bị viêm nha chu và hôn lên môi trẻ, điều này có thể gây lây lan vi khuẩn sang miệng trẻ và gây bệnh. Trên thực tế, viêm nha chu ở trẻ em thường có nguy cơ cao hơn nếu có cha hoặc mẹ nhiễm bệnh.

Do đó, người bệnh viêm nha chu, viêm lợi hoặc các bệnh nhiễm trùng răng miệng khác nên tránh hôn người khác. Điều này có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn cho người khác.

2. Dùng chung đồ uống có gây viêm nha chu không?

Mặc dù sử dụng đồ uống không trực tiếp trao đổi nước bọt, nhưng dùng chung các loại đồ uống có thể tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn viêm nha chu.

Vi khuẩn gây bệnh có trong nước bọt của người bệnh viêm nha chu, và vi khuẩn này có thể lây lan bên ngoài thành cốc hoặc ống hút đã sử dụng. Nếu người khác uống cốc hoặc ống hút này, vi khuẩn có thể tấn công sang miệng và gây viêm nha chu.

Nguy cơ lây lan viêm nha chu thông qua đồ uống thường không cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc có các bệnh lý về răng miệng. Những người có sức khỏe răng miệng kém thường có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn cao hơn những người khác.

Do đó, người bệnh viêm nha chu nên hạn chế chia sẻ đồ uống với người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình, bạn bè, người yêu cho đến khi tình trạng này được điều trị.

3. Dùng chung đồ dùng cá nhân

Sử dụng dụng cụ ăn uống, bàn chải đánh răng hoặc bất cứ dụng cụ nào từng tiếp xúc với miệng của người khác đều làm tăng nguy cơ tiếp xúc với nước bọt và cả vi khuẩn. Nếu vi này có hại hoặc là vi khuẩn gây viêm nha chu, điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Điều trị viêm nha chu nặng
Sử dụng chung bàn chải đánh răng có thể gây lây lan vi khuẩn viêm nha chu

Mặc dù tiếp xúc với vi khuẩn có thể không gây viêm nướu răng, tuy nhiên tình trạng này có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng. Những người có vệ sinh răng miệng kém, nguy cơ viêm nha chu thường cao hơn do vi khuẩn dễ tác động đến nướu và các mô mềm xung quanh răng hơn.

Do đó, người bệnh viêm lợi hoặc sống chung với người bệnh viêm lợi, cách tốt nhất để tránh lây lan vi khuẩn và không tiếp xúc nước bọt. Điều này có nghĩa là không hôn, chia sẻ đồ uống, thức ăn hoặc không sử dụng chung bất cứ vật dụng nào có thể chứa nước bọt.

Bên cạnh đó, nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng viêm nha chu có lây không, người bệnh có thể liên hệ với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Cách phòng ngừa lây lan bệnh viêm nha chu

Ngăn ngừa lây lan bệnh viêm nha chu khác là một phần quan trọng để giữ gìn sức khỏe miệng. Để phòng ngừa viêm nha chu và hạn chế nguy cơ lây lan, người bệnh có thể:

1. Thực hành biện pháp vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng tốt là một thói quen lành mạnh cần duy trì để tránh viêm nha chu hoặc viêm lợi. Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người nên đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để giữ cho răng và nướu khỏe mạnh.

Các biện pháp giữ gìn vệ sinh răng miệng có thể bao gồm:

  • Đánh răng bằng kem đánh răng có fluor ít nhất hai lần một ngày
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày
  • Làm sạch răng chuyên nghiệp 6 tháng một lần
  • Tránh hút thuốc lá và các sản phẩm tương tự
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nhiều chất xơ, ít chất béo, ít đường, nhiều trái cây và rau quả tươi
  • Hạn chế ăn vặt và sử dụng đồ uống có chứa đường

Một số loại thực phẩm có thể dẫn đến bệnh răng miệng, cần hạn chế tiêu thụ bao gồm:

  • Gia vị như tương cà hoặc các loại nước sốt khác
  • Sữa chua có chứa hương vị
  • Nước ngọt
  • Một số loại nước uống thể thao
  • Nước trai cây hoặc hỗn hợp nước trái cây
  • Một số loại bánh

Sử dụng kem đánh răng có chứa florua có thể giữ cho răng sạch sẽ và không bị tích tụ mảng bám. Sử dụng chỉ nha khoa sẽ loại bỏ các mảnh thức ăn và mảnh vụn giữa các kẽ răng. Cả hai thói quen này đều quan trọng để loại bỏ vi khuẩn không mong muốn và giữ cho răng và nướu khỏe mạnh.

2. Chế độ ăn uống phù hợp

Xây dựng các thói quen lành mạnh, chẳng hạn như không hút thuốc lá hoặc không nhai thuốc lá có thể hỗ trợ hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh lý răng miệng liên quan. Nhiều nghiên cứu cho biết, hút thuốc lá làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, viêm nướu và viêm nha chu.

phòng bệnh nha chu
Hạn chế sử dụng kẹo cao su để ngăn ngừa viêm nha chu

Một số loại thực phẩm tiêu thụ cũng có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Chẳng hạn như các loại thực phẩm giàu chất xơ trái cây và rau quả sẽ giữ cho răng sạch. Trong khi đó, một số loại thực phẩm có thể thúc đẩy quá trình sản xuất nước bọt, chẳng hạn như sữa, kẹo cao su, điều này có thể tăng nguy cơ tích tụ mảng bám trong miệng.

Do đó, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa viêm nha chu.

3. Đến gặp nha sĩ thường xuyên

Khám răng định kỳ 6 tháng một lần để chăm sóc răng miệng và xử lý các vấn đề liên quan.

Làm sạch răng chuyên nghiệp ích nhất 2 lần mỗi năm để ngăn ngừa tích tụ mảng bám gây viêm nha chu. Nha sĩ cũng có thể chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến nướu hoặc viêm nha chu sớm nhất.

Mặc dù các chuyên gia cho biết bản thân bệnh viêm nha chu không lây nhiễm, nhưng những người bị viêm nha chu có thể lây lan vi khuẩn qua tiếp xúc nước bọt với nước bọt. Do đó tránh tiếp xúc nước bọt để phòng ngừa lây lan bệnh.

Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng và đi khám răng định kỳ để được chăm sóc răng chuyên nghiệp. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn và có biện pháp khắc phục phù hợp.

Thông tin thêm: Cách chăm sóc nướu răng đúng cách – Ngừa viêm, nha chu

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *