Viêm nha chu ở trẻ em: Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm nha chu ở trẻ em là tình trạng phổ biến, có thể liên quan đến rối loạn di truyền hoặc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến xương nâng đỡ răng. Viêm nha chu cần được chăm sóc y tế để tránh nguy cơ nhiễm trùng và mất răng.

Viêm nha chu ở trẻ em
Viêm nha chu ở trẻ em có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp

Viêm nha chu ở trẻ em là gì?

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng răng nghiêm trọng, gây viêm ở các mô xung quanh răng và có thể dẫn đến mất răng nếu không được điều trị phù hợp.

Không giống như ở người lớn, nhiều loại viêm nha chu có thể xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, trong đó một số tình trạng có thể phát triển nhanh chóng và gây mất răng. Tuy nhiên, viêm nha chu ở trẻ em có thể được cải thiện bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.

Một số dạng bệnh viêm nha chu ở trẻ em bao gồm:

1. Viêm lợi

Viêm lợi hay viêm nướu răng là tình trạng hình thành mảng bám ở răng trẻ em cũng như người lớn. Tình trạng này tương đối phổ biến và có thể cải thiện bằng cách vệ sinh răng miệng phù hợp.

Nếu không được điều trị, viêm lợi có thể phát triển nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến xương và các mô xung quanh, dẫn đến viêm nha chu.

Viêm nướu được xem là giai đoạn đầu của viêm nha chu.

2. Viêm nha chu cấp tính

Trong giai đoạn đầu, viêm nha chu ở trẻ em có thể khiến nướu bị tụt ra và dẫn đến tình trạng tụt nướu. Điều này có thể gây ra việc hình thành các túi nhỏ ở giữa nướu và răng. Các túi này thường chứa các loại vi khuẩn có hại.

Viêm lợi ở trẻ sơ sinh
Viêm nha chu cấp tính có thể gây tụt nướu và khiến răng dài hơn bình thường

Khi cơ thể nhiễm trùng, hệ thống miễn dịch sẽ cố gắng chống lại nhiễm trùng. Điều này khiến các mô nướu bắt đầu co rút lại. Tình trạng này có thể khiến nướu bị chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa. Ngoài ra nếu không điều trị, viêm nha chu cấp tính có thể gây tiêu xương chân răng và tăng nguy cơ mất răng.

3. Viêm nha chu mãn tính

Thông thường viêm nha chu ở trẻ em có thể khắc phục hiệu quả với nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể phát triển thành mãn tính, dẫn đến chảy máu chân răng, đau xung quanh chân răng và tụt nướu răng.

Trong giai đoạn này, răng bắt đầu mất đi sự hỗ trợ của xương chân răng và trở nên lung lay. Ngoài ra, nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến phản ứng viêm khắp cơ thể.

4. Viêm nha chu nghiêm trọng

Trong giai đoạn nghiêm trọng, các mô liên kết giữ răng của trẻ bắt đầu yếu và kém đi. Nướu, xương và các mô liên kết khác hỗ trợ răng dần bị phá hủy. Trong giai đoạn này, nếu không được điều trị, viêm nha chu có thể dẫn đến đau đớn dữ dội, đặc biệt là khi nhai, hơi thở có mùi hôi và có vị hôi trong miệng.

Trẻ có thể bị mất răng và ảnh hưởng đến cấu trúc răng nếu không được điều trị phù hợp.

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em
Viêm nha chu nghiêm trọng gây tổn thương nướu và các mô dẫn đến suy yếu răng

Nguyên nhân gây viêm nha chu ở trẻ em

Các bệnh nha chu thường ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, chủ yếu là nướu và xương ổ răng. Nguyên nhân chủ yếu thường do vi khuẩn phát triển, dẫn đến một lớp màng sinh học trên bề mặt răng (mảng bám răng). Vi khuẩn dẫn đến phản ứng viêm và phá hủy các mô. Cả viêm lợi và viêm nha chu đều có thể ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên.

Sự tích tụ của mảng bám trên răng là nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu ở trẻ em. Mảng bám trên răng có thể chứa vi khuẩn và nếu không được loại bỏ, mảng bám này sẽ cứng lại, dẫn đến cao răng hoặc vôi răng.

Thói quen vệ sinh kém có thể tạo điều kiện cho các mảng bám phát triển trong miệng. Điều này tương đối phổ biến ở trẻ em do chưa có nhận thức về việc quan trọng khi vệ sinh răng miệng phù hợp.

Các yếu tố nguy cơ gây viêm nha chu ở trẻ em:

  • Ảnh hưởng của một số gen di truyền
  • Thức ăn mắc kẹt trong nướu
  • Thở bằng miệng, có thể dẫn đến khô nướu và ảnh hưởng đến các răng trong miệng
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
  • Bệnh miễn dịch hệ thống
  • Bệnh tiểu đường
  • Thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, chẳng hạn như tuổi dậy thì
  • Nghiến răng hoặc nghiến răng liên tục không thể kiểm soát
  • Sử dụng một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến nướu và răng, chẳng hạn như thuốc làm giảm tiết nước bọt trong miệng

Dấu hiệu và triệu chứng viêm nha chu ở trẻ em

Trong giai đoạn đầu, viêm nha chu có thể không dẫn đến các triệu chứng cụ thể. Trong trường hợp bệnh đã diễn biến nghiêm trọng, viêm nha chu ở trẻ em có thể dẫn đến một số triệu chứng, chẳng hạn như:

Triệu chứng viêm nha chu ở trẻ em
Viêm nha chu có thể gây sưng đỏ ở nướu
  • Nướu răng sưng đỏ hoặc chảy máu khi đánh răng, sử dụng chỉ nha khoa hoặc khi ăn thức ăn cứng
  • Sưng nướu răng
  • Chảy máu khi đánh răng hoặc khác ra máu khi ngủ dậy
  • Chứng hôi miệng hoặc hơi thở có mùi kim loại dai dẳng trong miệng
  • Xuất hiện tình trạng tụt nướu, điều này khiến răng dài ra rõ rệt
  • Hình thành các túi sâu ở giữa răng và nướu
  • Răng lung lay

Các triệu chứng này có thể giống một số vấn đề răng miệng khác. Do đó, đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Viêm nha chu ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm nha chu là tình trạng phổ biến nhưng có thể phòng ngừa bằng cách biện pháp tại nhà hoặc theo hướng dẫn của nha sĩ.

Nếu không điều trị, tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ răng, bao gồm xương hàm và phá hủy tủy răng. Điều này có thể khiến răng bị lung lay và dẫn đến mất răng.

Bên cạnh đó, viêm nha chu ở trẻ em có thể dẫn đến một số biến chứng khác, chẳng hạn như:

  • Áp xe răng gây đau đớn dữ dội
  • Răng không vững chắc, gây khó khăn cho việc ăn uống
  • Tụt nướu răng và gây lộ chân răng
  • Gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng, dẫn đến răng hô hoặc khấp khểnh

Bên cạnh đó, viêm nha chu ở trẻ em có thể tăng nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về hô hấp, bệnh mạch vành, viêm khớp dạng thấp và các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Chẩn đoán viêm nha chu ở trẻ em

Để xác định viêm nha chu ở trẻ em và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nha sĩ có thể:

chẩn đoán viêm nha chu ở trẻ em
Đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán phù hợp
  • Kiểm tra lịch sử bệnh án để xác định các yếu tố nguy cơ nguyên nhân liên quan.
  • Kiểm tra khoang miệng để tìm kiếm cao răng, mảng bám đồng thời xác định tình trạng chảy máu chân răng.
  • Đo độ sâu của túi nha chu, thông thường các túi có độ sâu khoảng 1 – 3 mm, túi sâu hơn 4 mm có thể là dấu hiệu viêm nha chu.
  • Chụp X – quang nha khoa để kiểm tra tình trạng tiêu xương và tổn thương chân răng.

Thông qua các kiểm tra chẩn đoán, nha sĩ có thể xác định cấp độ viêm nha chu và đề nghị các biện pháp điều trị thích hợp.

Điều trị viêm nha chu ở trẻ em

Cách tốt nhất để điều trị bệnh viêm nha chu ở trẻ em là thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Tuy nhiên trong các trường hợp cần thiết, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị y tế và nha khoa bổ sung.

1. Vệ sinh răng miệng phù hợp

Các biện pháp vệ sinh răng miệng phù hợp có thể ngăn ngừa tình trạng hình thành mảng bám, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và ngăn ngừa viêm nha chu hiệu quả. Các biện pháp vệ sinh răng miệng bao gồm:

Điều trị viêm nha chu ở trẻ em
Vệ sinh răng miệng hợp lý là cách tốt nhất để điều trị viêm nha chu
  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2 phút, vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua, đây một khoáng chất tự nhiên giúp bảo vệ và chống sâu răng
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc sử dụng bàn chải kẽ răng thường xuyên, tốt nhất là hàng ngày, trước khi đánh răng
  • Thường xuyên đến nha sĩ, ít nhất 1 – 2 lẫn mỗi năm hoặc thường xuyên hơn nếu cần thiết

2. Sử dụng nước súc miệng

Các loại nước súc miệng sát trùng có chứa chlorhexidine hoặc hexetidine có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn và cải thiện tình trạng viêm nha chu.

Nước súc miệng không thể loại bỏ mảng bám hiện có nhưng có thể kiểm soát sự tích tụ của các mảng bám và chất kết dính hình thành vi khuẩn tích tự trên bề mặt răng.

Tuy nhiên, trao đổi với nha sĩ trước khi sử dụng nước súc miệng cho trẻ em. Nước súc miệng Chlorhexidine có thể làm răng ố nâu nếu sử dụng thường xuyên.

Súc miệng kỹ trước hoặc sau khi đánh răng. Bởi vì một số thành phần trong kem đánh răng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của nước súc miệng.

Ngoài ra, không cho trẻ sử dụng nước súc miệng chlorhexidine lâu hơn 4 tuần liên tục.

3. Làm sạch răng chuyên nghiệp

Để làm sạch các mảng bám và cao răng, nha sĩ có thể đề nghị làm sạch răng theo một quy trình chuyên nghiệp. Nha sĩ sẽ cạo sạch lớp mảng bám trên răng bằng các dụng cụ chuyên đặc biệt, sau đó đánh bóng lại răng để loại bỏ các vết ố.

điều trị viêm nha chu ở trẻ em như thế nào
Các biện pháp làm sạch răng chuyên nghiệp có thể loại bỏ mảng bám và vi khuẩn có hại trên răng

4. Cao vôi răng

Trong trường hợp viêm nha chu ở trẻ em nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị cao vôi răng để điều trị. Đây là phương pháp làm sạch sâu dưới nướu, hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn từ nướu đến răng và hỗ trợ bảo vệ răng.

Trước khi tiến hành cạo vôi răng, trẻ sẽ được gây tê cục bộ hoặc sử dụng thuốc giảm đau. Sau khi thực hiện thủ thuật, trẻ có thể cảm thấy khó chịu kéo dài suốt 48 giờ.

5. Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Nha sĩ có thể đề nghị cho trẻ sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol và ibuprofen để cải thiện các cơn đau. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nha sĩ và không sử dụng thuốc cho trẻ mà không được chỉ định.

Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như metronidazole hoặc amoxicillin, có thể được khuyến nghị để loại bỏ vi khuẩn trong miệng. Trẻ thường phải dùng thuốc liên tục trong 3 ngày để cải thiện các triệu chứng.

Trong trường hợp trẻ dị ứng với penicillin, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng Amoxicillin.

Các tác dụng phụ của metronidazole và amoxicillin có thể bao gồm cảm giác buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. Tuy nhiên nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng, vui lòng trao đổi với nha sĩ chuyên môn.

Viêm nha chu ở trẻ em có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Nếu trẻ bị viêm nha chu, cha mẹ nên thường xuyên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các rủi ro.

Tham khảo thêm: 12 cách chữa bệnh nha chu tại nhà đơn giản, hiệu quả

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *