Viêm nha chu gây hôi miệng và cách khắc phục nhanh

Ngoài tình trạng đau nhức và sưng đỏ mô nướu, viêm nha chu còn có thể gây hôi miệng. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng hơi thở có mùi không gây ra không ít phiền toái trong quá trình giao tiếp, sinh hoạt,… và gián tiếp làm giảm chất lượng cuộc sống.

Viêm nha chu gây hôi miệng
Vì sao bệnh viêm nha chu gây hôi miệng?

Vì sao viêm nha chu gây hôi miệng?

Viêm nha chu là một trong những vấn đề răng miệng khá phổ biến. Đây là tình trạng viêm nhiễm mô nướu và cấu trúc xương chống đỡ răng. Bệnh lý này thường gây sưng đỏ lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay, ê buốt, tụt lợi và mưng mủ ở mô nướu. Ngoài những triệu chứng này, viêm nha chu còn có thể gây ra tình trạng hơi thở có mùi.

Nguyên nhân là do các ổ mủ nằm sâu dưới mô lợi và răng, tạo ra độc tố khiến hơi thở có mùi khó chịu. Hơn nữa, đa số những người bị viêm nha chu đều có số lợi hại khuẩn trong khoang miệng cao hơn bình thường. Khi ăn uống, vi khuẩn sẽ tiến hành phân hủy protein dẫn đến sản sinh các chất như dimethyl, methyl mercapan và hydrogen sulfie,… Các chất này có mùi rất khó chịu và là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chứng hôi miệng.

Viêm nha chu gây hôi miệng có ảnh hưởng gì?

Hôi miệng chỉ là triệu chứng thứ phát do viêm nhiễm mô nướu và cấu trúc nâng đỡ chân răng. Do đó, triệu chứng này thường không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, tình trạng hơi thở có mùi có thể gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống – đặc biệt là khi giao tiếp và gặp gỡ bạn bè, đối tác.

Viêm nha chu gây hôi miệng
Tình trạng hôi miệng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và chất lượng cuộc sống

Chính vì vậy, khi viêm nha chu gây ra tình trạng hôi miệng, bạn cần phải thực hiện các phương pháp khắc phục trong thời gian sớm nhất. Tình trạng chủ quan có thể hôi miệng nặng dần theo thời gian và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh đó, viêm nha chu cũng có thể tiến triển nặng dần theo thời gian và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng lan rộng, mất răng vĩnh viễn,… Do đó, việc thăm khám và điều trị sớm bệnh lý này là điều hết sức cần thiết.

Cách khắc phục chứng hôi miệng do viêm nha chu

Viêm nha chu gây hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý và chất lượng cuộc sống. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau:

1. Thăm khám và điều trị y tế

Viêm nha chu là nguyên nhân trực tiếp gây hôi miệng. Do đó để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm bệnh lý này. Tuy vào mức độ nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp điều trị sau:

Viêm nha chu gây hôi miệng
Để khắc phục triệt để tình trạng hôi miệng, cần thăm khám và điều trị dứt điểm viêm nha chu
  • Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm và một số loại dung dịch súc miệng có tác dụng sát trùng trong quá trình điều trị viêm nha chu. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng viêm sưng, đau nhức ở mô nướu và ngăn chặn sự phát triển của quá mức của hại khuẩn.
  • Điều trị không phẫu thuật: Với những trường hợp viêm nha chu nhẹ, bạn có thể can thiệp một số phương pháp không phẫu thuật như cạo vôi và cố định răng. Sau đó, bác sĩ có thể cân nhắc thực hiện một số phương pháp phục hình răng như bọc răng sứ hoặc cấy ghép Implant.
  • Phẫu thuật: Các phương pháp phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp viêm nha chu có mức độ nặng. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật nạo túi nha chu, phẫu thuật ghép mô mềm và phẫu thuật ghép xương.

Sau khi điều trị dứt điểm viêm nha chu, tình trạng hôi miệng và một số triệu chứng đi kèm sẽ thuyên giảm hoàn toàn.

2. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Điều trị viêm nha chu mất khá nhiều thời gian. Vì vậy song song với các biện pháp y tế, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách để hỗ trợ quá trình điều trị và giảm mức độ hôi miệng.

Viêm nha chu gây hôi miệng
Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp giảm tình trạng hơi thở có mùi và hỗ trợ quá trình điều trị viêm nha chu

Cách vệ sinh răng miệng giúp cải thiện tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng:

  • Chải răng ít nhất 2 lần/ ngày (sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi ngủ). Nếu có thời gian, bạn có thể chải răng sau bữa trưa khoảng 30 – 40 phút. Việc chải răng thường xuyên giúp loại bỏ mảng bám, hạn chế quá trình phân hủy protein của vi khuẩn – nguyên nhân trực tiếp gây ra chứng hôi miệng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám tích tụ. Bởi mùi hôi miệng có thể bắt nguồn từ mảng bám sinh học ở các kẽ răng.
  • Nên sử dụng các loại nước súc miệng chứa thành phần sát trùng như Zinc, Hexetidin và Chlorhexidin để làm sạch hại khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng các dung dịch súc miệng chứa chiết xuất từ húng quế, bạc hà để loại bỏ mùi hôi và mang lại hơi thở thơm mát.
  • Ngay sau bữa ăn, nên dùng kẹo gum không đường để làm sạch thức ăn thừa và ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.
  • Đối với những người có cấu trúc hàm khó làm sạch, nên cân nhắc sử dụng máy tăm nước. Việc làm sạch khoang miệng sẽ hạn chế số lượng hại khuẩn, đánh bay hoàn toàn mảng bám sinh học và giúp khắc phục tình trạng hôi miệng rõ rệt.

Ngoài tác dụng giảm hôi miệng do viêm nha chu, vệ sinh răng miệng đúng cách còn giúp phòng ngừa sâu răng, viêm nướu, viêm tủy răng và một số vấn đề nha khoa khác.

3. Áp dụng mẹo giảm hôi miệng từ tự nhiên

Trên thực tế, hơi thở có mùi do viêm nha chu thường có tính chất dai dẳng vì xuất phát từ túi mủ nằm bên dưới mô nướu. Do đó bên cạnh việc chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm hôi miệng đơn giản từ các thảo dược tự nhiên như:

Viêm nha chu gây hôi miệng
Nhai nụ đinh hương là mẹo chữa hôi miệng do viêm nha chu đơn giản và dễ thực hiện
  • Súc miệng với dầu dừa: Axit lauric trong dầu dừa đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại bên trong khoang miệng. Vì vậy, bạn có thể hòa 3 thìa dầu dừa với nước ấm và dùng súc miệng từ 2 – 3 lần để làm sạch khoang miệng, khử mùi hôi và mang lại hơi thở thơm mát.
  • Dùng gừng tươi: Gừng tươi là loại gia vị quen thuộc đối với người Việt. Với vị cay, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng, gừng có khả năng diệt khuẩn, giảm viêm và cải thiện tình trạng hôi miệng đáng kể. Để giảm chứng hôi miệng do viêm nha chu, bạn có thể ngậm từ 2 – 3 lát gừng hoặc đun gừng tươi với nước, sau đó dùng nước súc miệng 2 lần/ ngày.
  • Nhai nụ đinh hương: Đinh hương có tinh dầu thơm đặc trưng. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa Eugenol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, giảm viêm và đau nhức ở mô nướu. Bạn có thể nhai ngậm 1 – 2 nụ đinh hương để giảm tình trạng sưng nướu và khắc phục chứng hôi miệng do viêm nha chu gây ra.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số thảo dược tự nhiên khác như bạc hà, húng quế, hạt cây thìa là, cam thảo, quế, tiểu hồi,… để loại bỏ mùi hôi khó chịu và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây hại.

4. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Mặc dù không phải là nguyên nhân trực tiếp nhưng chế độ dinh dưỡng có thể khiến chứng hôi miệng trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy ngoài những phương pháp trên, bạn nên điều chỉnh thói quen ăn uống để cải thiện tình trạng hơi thở có mùi, đồng thời hạn chế sự hình thành của các mảng bám và ngăn chặn tiến triển của bệnh viêm nha chu.

Viêm nha chu gây hôi miệng
Thay đổi chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng hôi miệng đáng kể

Chế độ ăn uống giúp cải thiện tình trạng viêm nha chu gây hôi miệng:

  • Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa carbonhydrat (khoai tây, gạo nếp, khoai lang,…) và các loại thực phẩm chứa protein (thịt bò, thịt lợn,…). Bởi protein và carbonhydrate dễ để lại mảng bám sau khi ăn, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và sản sinh ra các chất có mùi hôi khó chịu.
  • Tránh các loại gia vị có mùi nồng như hành tây, hành hoa, tỏi, các loại mắm,… Thay vào đó, có thể sử dụng hạt thìa là, đinh hương, nghệ để tăng hương vị món ăn và giảm mùi hôi miệng.
  • Hạn chế một số món ăn có mùi mạnh như củ cải, kim chia, các loại dưa món,…
  • Tránh sử dụng nước ngọt có gas. Với độ pH thấp cùng với hương liệu, phẩm màu và chất bảo quản, loại thức uống này tác động xấu đến môi trường sinh lý của khoang miệng, thúc đẩy hại khuẩn phát triển và làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng hôi miệng.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất xơ và vitamin – đặc biệt là vitamin C. Chất xơ trong thực phẩm giúp làm sạch mảng bám, tăng số lượng lợi khuẩn và giảm mùi hôi trong khoang miệng. Bên cạnh đó, vitamin C có tác dụng tăng đề kháng của mô nướu và kiểm soát sự phát triển của hại khuẩn.
  • Bổ sung sữa chua và một số chế phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn) để ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại.
  • Ngoài ra, cần chú ý uống nhiều nước để tránh tình trạng khô miệng. Bên cạnh chức năng làm mềm và tiêu hóa thức ăn, nước bọt còn giúp cân bằng độ pH trong khoang miệng và ức chế sự sản sinh của các vi khuẩn có hại.

5. Thay đổi một số thói quen xấu

Viêm nha chu gây hôi miệng có thể nặng hơn nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu. Do đó để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi, bạn nên thay đổi các thói quen sau:

  • Tránh hút thuốc lá khi đang điều trị hôi miệng do viêm nha chu. Khói thuốc chính là nguyên nhân làm tăng số lượng hại khuẩn, gây ố màu men răng và khiến hơi thở có mùi khó chịu.
  • Thay đổi thói quen há miệng khi ngủ. Thực tế, thói quen này vô tình khiến số lượng hại khuẩn trong khoang miệng tăng mạnh và làm nghiêm trọng chứng hôi miệng do viêm nha chu.
  • Thay bàn chải định kỳ 3 – 4 tháng/ lần. Sử dụng bàn chải cũ khiến vi khuẩn tăng sinh nhanh chóng dẫn đến chứng hôi miệng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu,…

Viêm nha chu gây hôi miệng là tình trạng khá phổ biến. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này. Bên cạnh nguyên nhân do viêm nha chu, cần lưu ý một số bệnh lý tiềm ẩn có thể hôi miệng như viêm amidan, viêm họng, tiểu đường,…

Tham khảo thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *