Viêm chân răng có mủ nguy hiểm không? Cần làm gì?

Viêm chân răng có mủ thường là do sâu răng không được điều trị, chấn thương hoặc tác dụng phụ sau khi làm răng. Tình trạng này có thể gây mất răng và một số rủi ro khác nếu không được điều trị phù hợp.

Viêm chân răng có mủ
Viêm chân răng có mủ có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp

Viêm chân răng có mủ nguyên nhân do đâu?

Trong hầu hết các trường hợp, viêm chân răng có mủ thường là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Tủy răng là phần trong cùng của răng, chứa các mạch máu, dây thần kinh và các mô liên kết. Vi khuẩn thường xâm nhập vào khoang răng thông qua vết nứt trên răng và lây lan đến chân răng.

Thông thường các nguyên nhân có thể dẫn đến viêm chân răng có mủ có thể bao gồm:

  • Sâu răng không được điều trị
  • Viêm nha chu
  • Viêm nướu răng
  • Răng bị nứt

Nếu các tổn thương răng không được điều trị, nhiễm trùng có thể làm chết tủy răng và dẫn đến việc hình thành các túi mủ. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bên ngoài răng hoặc ảnh hưởng đến xương bên cạnh răng.

Sâu răng có mủ
Sâu răng không được điều trị có thể gây viêm và tổn thương chân răng

Các yếu tố rủi ro có thể gây viêm chân răng có mủ bao gồm:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Không chăm sóc răng miệng và nướu đúng cách, chẳng hạn như không đánh răng hoặc không sử dụng chỉ nha khoa, có thể làm tăng nguy cơ sâu răng, mắc các bệnh nướu răng, áp xe răng và các bệnh răng miệng khác.
  • Chế độ ăn uống nhiều đường: Thường xuyên ăn và uống các loại thực phẩm ngọt, nhiều đường, chẳng hạn như nước ngọt, bánh kẹo có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và dẫn đến viêm chân răng có mủ.
  • Khô miệng: Những người bị khô miệng có thể làm tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Khô miệng thường là do lão hóa hoặc liên quan đến một số loại thuốc.

Triệu chứng viêm chân răng có mủ

Triệu chứng chính của tình trạng viêm chân răng có mủ và gây đau nhói ở chân răng hoặc lợi. Cơn đau thường xuất hiện đột ngột và trở nên nghiêm trọng theo thời gian.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

  • Má đỏ và sưng: Tình trạng này xảy ra do sự tích tụ mủ và máu ở chân răng.
  • Có vị đắng trong miệng: Đôi khi mủ có thể tự tiêu hoặc bị rò rỉ, điều này có thể gây ra vị đắng bên trong miệng.
  • Đau hàm, tai và cổ: Một số bệnh nhân có thể cảm nhận được các cơn đau cấp tính từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tai, hàm và cổ ở cùng phía với răng bị ảnh hưởng.
  • Đau nghiêm trọng hơn về ban đêm: Khi nằm, huyết áp ở răng bị ảnh hưởng tăng lên, điều này gây chèn ép các dây thần kinh ở các mô tủy bên trong ống tủy răng. Điều này khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hôi miệng: Mủ hoặc các mô bị hoại tử có thể dẫn đến chứng hôi miệng.
  • Tăng nhạy cảm với đồ ăn, thức uống nóng hoặc lạnh: Nếu tình trạng viêm chân răng có mủ liên quan đến việc gãy răng hoặc nứt răng, người bệnh có thể cảm nhận được các cơn đau đột ngột khi sử dụng đồ ăn, uống nóng hoặc lạnh. Điều này thường là do các dây thần kinh ở răng bị tác động bởi thức ăn gây ra.
  • Khó nhai và nuốt: Viêm chân răng thường khiến người bệnh đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng nhai hoặc nuốt của người bệnh. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến khớp hàm và gây cứng khớp hàm.

Nếu không được điều trị phù hợp, vi khuẩn có thể lây lan sang các khu vực khác của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Sốt
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Đau đầu
  • Tê hàm
  • Khó thở

Viêm chân răng có mủ nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp, viêm chân răng có mủ không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Đôi khi các túi mủ có thể tự vỡ, điều này có thể cải thiện các cơn đau nhưng người bệnh cần điều trị nha khoa để tránh gây lây lan vi khuẩn.

Viêm chân răng có nguy hiểm không
Nếu không được điều trị, viêm chân răng có thể gây mất răng

Nếu túi mủ không đủ điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như hàm, cổ và một số bộ phận ở vùng đầu. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, viêm chân răng có mủ có thể gây nhiễm trùng huyết, gây lây lan vi khuẩn khắp cơ thể và đe dọa đến tính mạng.

Các dấu hiệu và triệu chứng nghiêm trọng bao gồm:

  • Sốt cao
  • Sưng mặt
  • Khó nuốt
  • Nhịp tim nhanh
  • Mất ý thức

Đối với người bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch, viêm chân răng có mủ cần được điều trị kịp lúc. Điều này có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lan rộng và hạn chế các rủi ro không mong muốn.

Chẩn đoán viêm chân răng có mủ

Để chẩn đoán tình trạng viêm chân răng có mủ, nha sĩ thường thực hiện theo các bước như sau:

  • Xác định các triệu chứng và biểu hiện lâm sàng
  • Quan sát chân răng bị ảnh hưởng bằng gương nha khoa
  • Kiểm tra độ nhạy cảm bằng cách tạo ra áp lực hoặc va chậm lên răng bị ảnh hưởng
  • Xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như X – quang nha khoa để xác định mức độ lây lan của nhiễm trùng và các rủi ro liên quan, chẳng hạn như lỗ rõ hoặc u nang
  • Nếu nhiễm trùng đã lây lan sang các bộ phận khác, nha sĩ có thể đề nghị CT nha khoa

Điều trị viêm chân răng có mủ

Điều trị tình trạng viêm chân răng có mủ thường bao gồm làm sạch nhiễm trùng và giảm đau răng. Phụ thuộc vào các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị phù hợp. Các biện pháp điều trị thường bao gồm:

1. Điều trị y tế

Viêm chân răng có mủ cần được điều trị nha khoa để tránh các biến chứng không mong muốn. Cụ thể các thủ thuật nha khoa được sử dụng điều trị bao gồm:

chữa nhiễm trùng chân răng
Nha sĩ có thể dẫn lưu túi mủ để ngăn ngừa nguy cơ lây lan vi khuẩn
  • Dẫn lưu túi mủ: Nha sĩ có thể rạch một đường nhỏ trên túi mủ để dẫn lưu mủ. Sau đó chân răng sẽ được làm sạch bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
  • Lấy tủy răng: Thủ thuật này được thực hiện bằng cách khoan vào răng bị ảnh hưởng để làm sạch túi mủ và các nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó nha sĩ sẽ trám bít buồng tủy, nơi chứa tủy răng và ống tủy. Nha sĩ cũng có thể che chắn răng bằng mão răng nhân tạo để tăng cường độ chắc và khỏe của răng.
  • Nhổ răng: Nếu chân răng bị tổn thương nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng để làm tiêu túi mủ và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định cho trường hợp nhiễm trùng đã lan rộng ra các cơ quan khác của cơ thể. Ngoài ra, người có hệ thống miễn dịch suy yếu có thể được kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.
  • Loại bỏ dị vật: Nếu viêm chân răng có mủ liên quan đến các dị vật ở nướu răng, nha sĩ sẽ loại bỏ các dị vật, dẫn lưu túi mủ và làm sạch răng bằng dung dịch sát khuẩn.

2. Chăm sóc tại nhà

Tình trạng viêm chân răng có mủ nên được điều trị nha khoa để tránh các rủi ro không mong muốn. Tuy nhiên, nếu chưa thể đến nha sĩ, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

viêm chân răng có mủ phải làm sao
Một số loại tinh dầu có thể loại bỏ vi khuẩn và hỗ trợ làm sạch răng hiệu quả
  • Súc miệng bằng nước muối: Đây là một phương pháp đơn giản, hiệu quả và có thể được sử dụng để giảm đau tạm thời, cải thiện các triệu chứng viêm chân răng. Người bệnh có thể trộn 1/2 thìa muối vào một cốc nước ấm, dùng nước này để súc miệng trong ít nhất là 2 phút, thực hiện tối đa 3 lần mỗi ngày.
  • Súc miệng với baking soda: Baking soda có đặc tính kháng khuẩn, thường được sử dụng để loại bỏ các mảng bám và cải thiện tình trạng viêm chân răng. Người bệnh có thể trộn 1/2 thìa baking soda và một ít muối vào một cốc nước, dùng nước này ngậm trong 5 phút, sau đó nhổ ra. Thực hiện điều này 2 lần mỗi ngày.
  • Chườm lạnh: Biện pháp này có thể hỗ trợ giảm đau và sưng ở khu vực bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể đặt một viên đá vào một miếng vải mỏng, sau đó chườm vào má bên ngoài răng bị ảnh hưởng trong khoảng 15 phút.
  • Sử dụng tinh dầu đinh hương: Tinh dầu đinh hương được sử dụng như một loại thuốc chữa đau răng tự nhiên, nhờ vào đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Người bệnh có thể pha 3 – 5 giọt dầu đinh hương vào một muỗng cà phê dầu vận chuyển (dầu ô liu, dầu dừa hoặc dầu jojoba), dùng tăm bông để thoa hỗn hợp này lên khu vực bị ảnh hưởng. Ngoài ra, người bệnh có thể thêm vài giọt tinh dầu vào một cốc nước nhỏ và súc miệng. Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Tinh dầu cỏ xạ hương: Tinh dầu này có thể tiêu diệt ký sinh trùng, chống vi khuẩn, hỗ trợ giảm sưng và điều trị viêm chân răng có mủ. Pha loãng 1 – 3 giọt tinh dầu với 1 muỗng cà phê dầu vận chuyển, thoa lên vùng răng bị ảnh hưởng bằng tăm bông. Thực hiện điều này tối đa 3 lần mỗi ngày.
  • Hydrogen peroxide: Súc miệng bằng Hydrogen peroxide (oxy già) là một phương pháp chống lại nhiễm trùng vi khuẩn ở chân răng hiệu quả. Phương pháp này cũng có thể loại bỏ mảng bám và ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả. Trộn Hydrogen peroxide 3% với nước, liều lượng bằng nhau, dùng hỗn hợp này để súc miệng, sau đó nhổ đi, không được nuốt.

Viêm chân răng có mủ là bệnh lý nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Phòng ngừa viêm chân răng có mủ

Phòng ngừa sâu răng và vết nứt răng là một trong những điều cần thiết và quan trọng để tránh tình trạng viêm chân răng có mủ. Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp để tránh sâu răng. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

chữa viêm chân răng có mủ tại nhà
Đánh răng hai lần mỗi ngày để ngăn ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng khác
  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa flour
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng một lần mỗi ngày để loại bỏ thức ăn dư thừa và mảng bám
  • Thay bàn chải đánh răng ba hoặc bốn tháng một lần hoặc bất cứ khi nào lông bàn chải bị sờn
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường rau xanh và hạn chế đồ ăn vặt, đặc biệt là thức ăn có đường
  • Cân nhắc sử dụng các loại nước súc miệng khử trùng có chứa florua để thêm một lớp bảo vệ chống sâu răng
  • Đến gặp nha sĩ hai lần mỗi năm để làm sạch răng chuyên nghiệp

Tình trạng viêm chân răng có mủ có thể khỏi sau vài ngày điều trị phù hợp. Tuy nhiên người bệnh nên thường xuyên theo dõi các triệu chứng sau khi điều trị để tránh nguy cơ tái phát và rủi ro không mong muốn. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 12 cách chữa bệnh nha chu tại nhà đơn giản, hiệu quả

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *