Chảy máu chân răng khi ngủ dậy – Hiện tượng cần cảnh giác!

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể liên quan đến các bệnh về răng, nướu hoặc các điều kiện sức khỏe khác, chẳng hạn như thở bằng miệng khi ngủ. Một số tình trạng này có thể cần điều trị y tế, do đó người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy
Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể liên quan đến một số điều kiện sức khỏe tiềm ẩn

Nguyên nhân gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể là do nhiễm trùng răng, viêm nướu, chấn thương miệng hoặc liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

1. Thở bằng miệng khi ngủ

Hoạt động hít thở cung cấp một lượng oxy cần thiết để hỗ trợ các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, hoạt động hít thở cũng cho phép cơ thể đào thải carbon và các chất thải khác.

Cơ thể có hai đường dẫn khí đến phổi, là mũi và miệng. Người khỏe mạnh có thể dùng cả mũi và miệng để thở. Tuy nhiên, thở bằng miệng thường chỉ cần thiết khi người bệnh bị ngạt mũi do dị ứng hoặc cảm lạnh. Ngoài ra các hoạt động thể dục căng thẳng cũng có thể dẫn đến việc hít thở bằng miệng để giúp oxy đến các cơ nhanh hơn.

Tuy nhiên, thở bằng miệng ngay cả lúc ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe và vấn đề răng miệng.

Cụ thể thở bằng miệng vào ban đêm có thể làm khô các nướu răng, dẫn đến khó chịu và gây chảy máu chân răng ngay sau khi ngủ dậy hoặc chảy máu ngay khi đang ngủ.

Ở trẻ em, việc thở bằng miệng có thể dẫn đến răng khấp khểnh, biến dạng hàm – mặt và chậm phát triển. Ở người lớn, việc thở bằng miệng khi ngủ sẽ gây chảy máu chân răng, hôi miệng và các bệnh về nướu. Ngoài ra, điều này cũng có thể khiến các triệu chứng bệnh răng miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Thở bằng miệng mãn tính có thể khiến miệng rất khô. Khô miệng có nghĩa là miệng không tiết đầy đủ nước bọt, do đó không thể rửa sạch vi khuẩn khỏi miệng. Nếu không có biện pháp khắc phục, tình trạng này có thể dẫn đến:

  • Chảy máu chân răng, ngay sau khi ngủ dậy hoặc trong lúc ngủ
  • Chứng hôi miệng
  • Viêm nha chu
  • Viêm nướu
  • Sâu răng
  • Nhiễm trùng cổ họng và tai

Thở bằng miệng có thể dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao và suy tim. Các nghiên cứu cho thấy thở bằng miệng cũng có thể làm giảm chức năng phổi, đồng thời làm trầm trọng thêm các triệu chứng và đợt cấp ở những người bị hen suyễn.

Do đó, nếu người bệnh chảy máu chân răng khi ngủ dậy hoặc có thói quen thở bằng miệng, nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

2. Mảng bám tích tục trên răng

Mảng bám răng là lớp màng dính, không màu của vi khuẩn hình thành trên răng.

Mảng bám răng hình thành khi thức ăn có chứa carbohydrate (đường và tinh bột), chẳng hạn như sữa, nước ngọt, nho khô, bánh ngọt hoặc kẹo còn sót lại trên răng và không được làm sạch. Vi khuẩn trong miệng sẽ phát triển mạnh khi kết hợp với các loại thực phẩm này và tạo ra axit.

Bị chảy máu chân răng khi ngủ
Mảng bám tích tự ở chân răng có thể gây viêm và dẫn đến chảy máu chân răng

Sau một thời gian, axit này có thể gây phá hủy men răng, gây tổn thương răng và sâu răng. Mảng bám này cũng có thể phát triển sâu dưới chân răng, dẫn đến hiện tượng chảy máu khi đánh răng hoặc chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Nếu không được điều trị phù hợp, người bệnh có thể bị tổn thương xương nâng đỡ răng và mất răng.

Để ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám, bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm, đầu tròn và kem đánh răng có chứa florua. Dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày và súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn để giảm lượng vi khuẩn trong miệng.

Ngoài ra, gặp nha sĩ 2 lần mỗi năm để làm sạch răng chuyên nghiệp.

3. Viêm nướu

Viêm nướu hay viêm lợi là tình trạng xảy ra khi một mảng bám hình thành và tích tụ thành một màng tự nhiên, có chứa vi khuẩn ở răng, dẫn đến viêm nhiễm. Các mảng bám này sẽ sản xuất ra các độc tố, kích thích nướu răng, gây viêm, sưng tấy đỏ và chảy máu. Đôi khi chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể là một dấu hiệu nhận biết của viêm nướu.

Viêm nướu răng là tình trạng phổ biến, thường là do vệ sinh răng miệng kém. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng cách vệ sinh răng miệng phù hợp. Nếu không được điều trị, viêm nướu có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến viêm nha chu và gây mất răng.

Các dấu hiệu nhận biết của viêm nướu bao gồm:

  • Nướu bị sưng
  • Nướu có màu đỏ sẫm
  • Nướu răng dễ chảy máu khi ngủ dậy hoặc khi bị kích thích, chẳng hạn như đánh răng buổi sáng
  • Hôi miệng
  • Nước bị tụt và gây lộ chân răng
  • Nướu mềm khi chạm vào

Đôi khi viêm nướu có thể cần điều trị y tế để tránh các tổn thương không mong muốn. Do đó, tốt nhất người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu răng nghiêm trọng, xảy ra khi bệnh viêm nướu không được điều trị phù hợp. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương các mô mềm và có thể gây phá hủy xương nâng đỡ răng nếu không được điều trị phù hợp.  Bên cạnh đó, viêm nha chu gây lung lay răng và dẫn đến mất răng.

Tự nhiên chảy máu chân răng
Tự nhiên chảy máu chân răng khi thức dậy có thể là dấu hiệu viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng phổ biến, thường xảy ra do người bệnh không vệ sinh răng miệng phù hợp. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm:

  • Sưng nướu răng
  • Nướu có màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc đỏ tía
  • Nướu mềm khi chạm vào
  • Chảy máu chân răng khi ngủ dậy hoặc chảy máu khi đánh răng
  • Hôi miệng
  • Có mủ giữa chân răng và nướu răng
  • Đau khi nhai
  • Nướu bị tụt gây lộ chân răng

Viêm nha chu có thể gây mất răng. Vi khuẩn viêm nha chu cũng có thể xâm nhập vào các mô nướu và gây ảnh hưởng đến nhiều bộ phận cơ thể khác. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể dẫn đến các bệnh hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh mạch vành và các vấn đề kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường. Do đó, người bệnh nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

5. Rối loạn chảy máu

Rối loạn chảy máu là một tình trạng ảnh hưởng đến cách thức đông máu bình thường. Quá trình đông máu là quá trình chuyển đổi công thức máu từ thể lỏng sang thể rắn. Khi cơ thể bị thương, máu sẽ đông lại để tránh mất nhiều máu. Tuy nhiên đôi khi quá trình này này không được thực hiện đúng cách, sẽ dẫn đến chảy máu nhiều và kéo dài.

Rối loạn chảy máu có thể gây chảy máu bất thường cả bên ngoài và bên trong cơ thể. Một số người có thể bị chảy máu dưới da hoặc chảy máu ở các cơ quan khác trong cơ thể, bao gồm răng, nướu hoặc các cơ quan quan trọng như não bộ.

Các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào loại rối loạn chảy máu cụ thể. Tuy nhiên, các dấu hiệu chính bao gồm:

  • Chảy máu không rõ nguyên nhân, chẳng hạn như chảy máu chân răng khi ngủ dậy
  • Dễ bầm tím trên cơ thể
  • Kinh nguyệt ra nhiều
  • Chảy máu cam thường xuyên
  • Chảy quá nhiều máu từ các vết cắt nhỏ hoặc chấn thương không nghiêm trọng
  • Chảy máu ở các khớp

Rối loạn chảy máu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như chảy máu trong ruột, chảy máu vào não, chảy máu vào khớp dẫn đến đau khớp mãn tính. Trong trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, rối loạn chảy máu có thể gây sảy thai, mất thai và tử vong khi sinh con.

Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu rối loạn chảy máu.

6. Rối loạn toàn thân

Một số tình trạng rối loạn toàn thân gây ảnh hưởng đến một số cơ quan, các mô hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các dạng rối loạn toàn thân, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hoặc thậm chí là bệnh bạch cầu có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

hiện tượng chảy máu chân răng khi ngủ dậy
Tiểu đường và các dạng rối loạn toàn thân có thể tăng nguy cơ chảy máu răng khi thức dậy

Các bệnh rối loạn toàn thân cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, người bệnh có tiền sử bệnh lý hoặc các dấu hiệu bệnh toàn thân nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

7. Ung thư

Một số loại ung thư trong cơ thể có thể dẫn đến tình trạng rối loạn chảy máu hoặc gây tổn thương các mô của cơ thể. Trong đó, ung thư miệng là dạng ung thư phát triển bên trong khoang miệng, chẳng hạn như môi, lợi, lưỡi, lớp lót bên trong má, vòm miệng, tầng lưỡi.

Ung thư miệng thuộc nhóm ung thư đầu và cổ. Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Xuất hiện các vết loét miệng không lành
  • Hình thành một mảng trắng hoặc hơi đỏ bên trong miệng
  • Chảy máu chân răng khi ngủ dậy hoặc chảy máu chân răng không dừng
  • Răng lung lay
  • Mọc khối u bên trong miệng
  • Đau miệng
  • Đau tai
  • Khó nuốt hoặc nuốt đau

Đến bệnh viện nếu nhận thấy các triệu chứng ung thư miệng hoặc nếu các dấu hiệu ở nướu và răng kéo dài hơn 2 tuần mà không được cải thiện. Bác sĩ có thể kiểm tra các nguyên nhân và có biện pháp điều trị phổ biến.

Điều trị tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể liên quan đến nhiều vấn đề tiềm ẩn. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để xác định các vấn đề liên quan và có biện pháp điều trị phù hợp.

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tại nhà, chẳng hạn như:

1. Thực hiện vệ sinh răng miệng

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của việc vệ sinh răng miệng kém. Nướu bị viêm, chảy máu hoặc tích tụ mảng bám dọc theo đường viền nướu có thể là nguyên nhân dẫn đến chảy máu. Do đó, vệ sinh răng miệng tốt có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

bị chảy máu chân răng khi ngủ dậy phải làm sao
Thực hiện vệ sinh đúng cách có thể hỗ trợ bảo vệ răng và ngăn ngừa tình trạng chảy máu

Các biện pháp vệ sinh răng miệng chẳng hạn như:

  • Đừng đi ngủ mà không đánh răng: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày và không đi ngủ mà không đánh răng. Đánh răng trước khi đi ngủ có thể loại vi khuẩn, mảng bám tích tụ cả ngày và ngăn ngừa các tổn thương khi đi ngủ.
  • Đánh răng đúng cách: Di chuyển bàn chải theo chuyển động tròn, nhẹ nhàng để loại bỏ các mảng bám. Các mảng bám không được loại bỏ có thể cứng lại, dẫn đến tích tụ vôi răng, viêm nướu và gây chảy máu.
  • Vệ sinh lưỡi: Mảng bám cũng có thể tích tụ trên lưỡi, dẫn đến hôi miệng và tăng nguy cơ mắc các  bệnh răng miệng khác. Nhẹ nhàng chải lưỡi bằng bàn chải mỗi khi đánh răng để làm sạch lưỡi.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa florua: Florua có thể bảo vệ men răng, chống lại vi khuẩn và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan. Do đó, đánh răng với kem đánh răng florua có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy máu ở chân răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa: Dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để lấy những mẫu thức ăn dính ở kẽ răng, điều này có thể làm sạch răng và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng liên quan.
  • Cân nhắc sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng có thể làm giảm lượng axit trong miệng, làm sạch khu vực xung quanh nướu và tái hóa khoang răng. Do đó, sử dụng nước súc miệng thường xuyên để ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước có thể hỗ tẳng tăng tiết nước bọt, ngăn ngừa tình trạng tích tụ axit và hỗ trợ làm sạch răng hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn chứa đường và axit: Các loại thức ăn này có thể chuyển hóa thành axit bên trong miệng, làm mòn men răng và gây chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

2. Súc miệng bằng nước muối

Vi khuẩn, mảng bám và các tình trạng viêm trong miệng có thể gây tổn thương nướu hoặc dẫn đến chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối ấm có thể làm giảm vi khuẩn và cầm máu ở chân răng

Người bệnh có thể thêm nửa thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và súc miệng trong khoảng 30 giây.

3. Súc miệng bằng hydrogen peroxide

Hydrogen Peroxide hay oxy – già, là sản phẩm khử trùng, có thể loại bỏ các mảng bám, tăng cường sức khỏe nướu và cầm máu khi chảy máu chân răng. Do đó, người bệnh chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể súc miệng với nước có pha hydrogen peroxide. Tuy nhiên không được nuốt dung dịch này.

Sáng ngủ dậy răng chảy máu
Súc miệng có thể loại vi khuẩn, mảng bám và ngăn ngừa tình trạng chảy máu

4. Ngừng hút thuốc

Hút thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi, bệnh tim, đột quỵ và tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu răng. Trên thực tế, hút thuốc là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nướu răng và tăng nguy cơ chảy máu răng khi ngủ dậy.

Cụ thể, hút thuốc có thể làm giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. Điều này khiến cơ thể khó chống lại vi khuẩn gây ra mảng bám và tăng nguy cơ mắc bệnh về nướu răng.

Bỏ thuốc lá có thể hỗ trợ cầm máu chân răng khi chảy máu và giúp các vết thương ở nướu răng nhanh lành. Nếu không thể bỏ thuốc lá, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

5. Kiểm soát căng thẳng

Theo các nghiên cứu, căng thẳng và cảm xúc căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể dẫn đến suy yếu khả năng chống lại vi khuẩn ở khoang miệng, tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng và dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng.

Do đó, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi và thực hiện các kỹ thuật thư giãn để giảm mức độ căng thẳng.

Ngủ thấy chảy máu trong miệng
Kiểm soát căng thẳng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng chảy máu răng

3. Tăng lượng vitamin C

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Điều này có thể hạn chế tình trạng chảy máu nướu răng và chảy máu chân răng khi ngủ dậy.

Các loại thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Trái cây họ cam quýt
  • Khoai lang
  • Ớt chuông
  • Cà rốt

4. Tăng lượng vitamin K

Bổ sung vitamin K cũng có thể làm giảm tình trạng chảy máu chân răng khi ngủ dậy. Vitamin K là một chất dinh dưỡng quan trọng, hỗ trợ quá trình đông máu. Do đó, thiếu hụt vitamin này có thể gây chảy máu trong cơ thể, bao gồm chảy máu chân răng.

làm gì khi ngủ dậy bị chảy máu chân răng
Tăng cường lượng vitamin K có thể hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về răng, miệng

Các loại thực phẩm giàu vitamin K, bao gồm:

  • Rau bina
  • Cải xoăn
  • Mù tạt
  • Bông cải xanh
  • Cải Brussels
  • Thịt gà
  • Gan ngỗng
  • Đậu xanh
  • Phô mai mềm

Chảy máu chân răng khi ngủ dậy có thể được cải thiện sau 7 – 10 ngày áp dụng các biện pháp cải thiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được cải thiện, người bệnh nên đến gặp nha sĩ. Người bệnh có thể cần được làm sạch răng chuyên sâu để loại bỏ mảng bám, cao răng và thúc đẩy quá trình làm sạch nướu răng.

Ngoài ra, nha sĩ cũng có thể đề nghị người bệnh kiểm tra ở phòng thí nghiệm để xác định tình trạng thiếu hụt vitamin. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Chảy máu chân răng thiếu chất gì? Cách bổ sung

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *