Ung thư buồng trứng có chết? Sống được bao lâu?
Nội dung bài viết
Ung thư buồng trứng sống được bao lâu là câu hỏi thường trực của bất kỳ ai đang mang trong mình căn bệnh này. Có cách nào để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân hay không? Câu trả lời sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết hơn ngay sau đây.
Bị ung thư buồng trứng có chết không?
Bệnh ung thư buồng trứng sống được bao lâu sẽ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố để có thể xác định thời gian. Trước hết hãy tìm hiểu đôi nét về căn bệnh nguy hiểm này của các chị em.
Ung thư buồng trứng và khối u ác tính do tế bào buồng trứng trong cơ quan sinh dục gây ra. Bệnh ung thư buồng trứng là một trong hai loại ung thư phổ biến trên thế giới mà các chị em thường bị.
Nếu bị chẩn đoán bị ung thư buồng trứng là một nỗi lo lắng, “tiếng sét ngang tai” của không ít bệnh nhân. Nỗi lo lúc này của người bệnh chính là cái chết, suy nghĩ “bị ung thư buồng trứng sống được bao lâu” luôn đè nặng lên tâm trí người bệnh và ảnh hưởng nhiều đến việc điều trị.
Căn bệnh này rất nguy hiểm, một số trường hợp còn khiến bệnh nhân mất mạng. Đáng chú ý hơn trong giai đoạn đầu, bệnh lý thường không có dấu hiệu đặc biệt nên khiến nhiều người nhầm tưởng với bệnh phụ khoa thông thường hay mắc bệnh tiêu hóa.
Khi người bệnh phát hiện ra các triệu chứng, đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối. Tế bào ung thư giai đoạn cuối đã có khả năng cao di căn đến những vùng lân cận, gây ra khó khăn cho việc điều trị khiến cho tuổi thọ bệnh nhân giảm đi.
Muốn kéo dài thời gian sống thì việc phát hiện bệnh trong giai đoạn sớm là điều rất cần thiết. Điều trị bệnh trong giai đoạn đầu sẽ ngăn ngừa ung thư di căn. Việc dẫn đến cái chết là điều sớm hay muộn, vậy nên khi bị ung thư người bệnh phải sống lạc quan, suy nghĩ tích cực, điều trị tốt để kéo dài thời gian sống của mình.
Bệnh ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
Ung thư buồng trứng di căn sống được bao lâu sẽ phụ thuộc một phần vào khả năng phát hiện và sự phát triển của bệnh đến giai đoạn nào. Bệnh phát hiện càng sớm thì tỉ lệ sống càng cao. Nếu phát hiện sớm thì bệnh nhân có thể sống đến 5 năm. Cụ thể hãy tìm hiểu về các giai đoạn tiến triển của bệnh và tỉ lệ sống của ung thư buồng trứng ngay sau đây.
Tỉ lệ sống của bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 1
Giai đoạn đầu của ung thư buồng trứng được chia làm 3 đợt phát triển:
- Giai đoạn 1A, bệnh ung thư đang nằm trong 1 buồng trứng chưa di căn. Tỉ lệ sống của bệnh nhân trong giai đoạn này là 94%.
- Giai đoạn 2B, bệnh ung thư đã có sự phát triển và được tìm thấy ở cả 2 buồng trứng. Tỷ lệ sống của bệnh nhân trong giai đoạn này là 92%.
- Giai đoạn 1C, xác định chính xác tế bào ung thư trong buồng trứng và tìm các tế bào ung thư nằm bên ngoài buồng trứng. Lúc này tỉ lệ sống của bệnh nhân là 85%.
Tỉ lệ sống của bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 2
Giai đoạn 2 của bệnh, ung thư có thể xảy ra ở một hoặc hai bên buồng trứng. Lúc này tế bào ung thư đã lan rộng đến cơ quan khác trong vùng chậu. Cụ thể, tiến trình của bệnh và tỉ lệ sống trong giai đoạn 2 như sau:
- Giai đoạn 2A ung thư đi từ buồng trứng lan đến ống dẫn trứng, tử cung hoặc có thể cả hai. Tỉ lệ sống của bệnh nhân lúc này là 78%.
- Giai đoạn 2B ung thư đã lan đến những cơ quan lân cận khác như bàng quanh, đại tràng sigma hoặc có thể là trực tràng. Tỷ lệ sống đến 5 năm của giai đoạn này thấp hơn giai đoạn 2A – 73%.
Tỉ lệ sống của bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 3
Nhiều bệnh nhân đặt ra vấn đề “ung thư buồng trứng giai đoạn 3 sống được bao lâu?” Giai đoạn này tỉ lệ sống 5 năm của bệnh nhân sẽ thấp hơn các giai đoạn trước do bệnh đã có sự tiến triển nặng hơn.
Giai đoạn 3, ung thư được tìm thấy bên trong 1 hoặc 2 buồng trứng và ở cả niêm mạc ổ bụng. Cũng có khả năng, ung thư đã lan đến hạch bạch huyết bên trong ổ bụng.
- Giai đoạn 3A, bác sĩ sẽ tìm thấy ung thư trong cơ quan vùng chậu khác, trong mạch bạch huyết sau phúc mạc hoặc ở trong màng bụng. Tỉ lệ sống của bệnh nhân trên 5 năm lúc này chưa đến 60%, chỉ được 59% cơ hội.
- Giai đoạn 3B ung thư đã lan ra cơ quan lân cận trong khung chậu, tế bào ung thư còn có thể tìm được ở bên ngoài lá lách, gan hoặc trong các hạch bạch huyết. Bệnh nhân có cơ hội sống 5 năm thấp đi chỉ được 52%.
- Giai đoạn 3C tế bào ung thư đã lan rộng ra bên ngoài lá lách hoặc gan, thậm chí đã phát triển đến các hạch bạch huyết. Cơ hội sống được 5 năm của bệnh nhân xuống dưới 50%, tỉ lệ sống chỉ đạt 39%.
Tỉ lệ sống của bệnh ung thư buồng trứng giai đoạn 4
Ung thư buồng trứng giai đoạn 4 đã chuyển sang giai đoạn nặng, đây cũng là giai đoạn cuối cùng của bệnh. Vậy ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Tỉ lệ sống 5 năm trở đi của người bệnh lúc này chỉ còn 17%, nếu chăm sóc tốt thì bệnh nhân chỉ có thể kéo dài tuổi thọ được nhiều nhất 1 năm.
Giai đoạn cuối các tế bào ung thư đã lây lan đến các cơ quan xa trong cơ thể:
- Giai đoạn 4A, tế bào ung thư đã xuất hiện trong chất lỏng nằm quanh phổi.
- Giai đoạn 4B, tế bào ung thư đã di căn vào bên trong lá lách, gan hoặc các hạch bạch huyết ở xa. Những cơ quan xa như da, phổi, não cũng có thể xuất hiện tế bào ung thư. Giai đoạn cuối bệnh tiến triển rất nhanh rút ngắn sự sống của người bệnh.
Muốn kéo dài thời gian sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng sẽ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh và những yếu tố khác như: Tình trạng ung thư đã tiến triển đến đâu, khả năng bệnh nhân đáp ứng phương pháp điều trị và sức khỏe của bệnh nhân lúc đó.
Biện pháp kéo dài thời gian sống đối với người bị ung thư buồng trứng
Thời gian sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể kéo dài bằng những yếu tố tác động bên ngoài. Cụ thể dưới đây là những lưu ý mà người bệnh và người thân cần ghi nhớ để kéo dài thời gian sống cho người bệnh:
- Quá trình chăm sóc người bệnh phải tuân theo pháp đồ chữa trị và các chỉ dẫn của bác sĩ.
- Tránh để bệnh nhân lo lắng, suy nghĩ tiêu cực về vấn đề “ung thư buồng trứng sống được bao lâu”.
- Người bệnh phải có tâm lý vững chắc để đối diện với bệnh, luôn sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh ác tính nguy hiểm này.
- Chú trọng đến vấn đề cải thiện thể trạng, làm giảm tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bệnh.
- Ăn uống, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch bởi quá trình điều trị hóa chất, phẫu thuật sẽ khiến cơ thể yếu đi.
- Dinh dưỡng cho người bệnh cần dùng những loại thực phẩm tốt, tránh những thực phẩm ăn uống không cần thiết. Vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để có được thông tin chính xác nhất.
Ngoài ra, người bình thường nếu có các dấu hiệu bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để khám sớm và được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Khám sức khỏe, khám phụ khoa định kỳ hàng năm là điều cần thiết để bạn chủ động phát hiện bệnh nguy hiểm, điều trị sớm, kéo dài thời gian sống.
Những vấn đề xung quanh “ung thư buồng trứng sống được bao lâu” chúng tôi đã giúp bạn giải đáp chi tiết. Hãy chủ động cung cấp cho mình những thông tin cần thiết để giúp đỡ người bệnh trong quá trình chữa trị, kéo dài sự sống. Hãy luôn hướng bệnh nhân theo chiều tích cực, chăm sóc kỹ lưỡng qua chế độ ăn uống và luyện tập để bệnh nhân có sức khỏe phòng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!