Bị ung thư buồng trứng có mang thai được không?

Ung thư buồng trứng có mang thai được không? Phát hiện mình bị ung thư, nhiều chị em hết sức lo lắng và tuyệt vọng vì bản thân sẽ không còn khả năng sinh sản bình thường nữa. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có các nhìn rõ hơn về vấn đề này.

Phụ nữ bị ung thư buồng trứng có mang thai được không?

Ung thư buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chức năng sinh sản của phụ nữ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, kể cả với những người chưa từng quan hệ tình dục, kết hôn và mang thai.

Ung thư buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp
Ung thư buồng trứng là bệnh phụ khoa thường gặp

Hầu hết những phụ nữ trẻ khi phát hiện mình bị ung thư buồng trứng, đều rất hoang mang và buồn bã, vì nghĩ rằng bản thân đã mất đi thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, liệu bệnh nhân ung thư buồng trứng có thực sự không thể mang thai được?

Câu trả lời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả tình trạng sức khỏe của mẹ và mức độ phát triển của khối u.
Buồng trứng là cơ quan chức các nang noãn và sản sinh nội tiết tố nữ. Ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt, các nang noãn phát triển từ buồng trứng sẽ được giải phóng, nếu gặp tinh trùng sẽ dẫn đến hiện tượng thụ thai.

Cơ thể nữ giới luôn có 2 buồng trứng hoạt động song song để giúp noãn gặp được tinh trùng. Khả năng thụ thai mà mang thai ở nữ giới sẽ là cao nhất khi cơ thể còn đủ cả 2 buồng trứng.

Tuy nhiên, hai bộ phận này cũng hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau. Vì vậy, nếu khối u mới chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng, sau khi cắt bỏ, bệnh nhân vẫn có thể mang thai và sinh con bình thường được.

Ung thư buồng trứng có mang thai được không?
Ung thư buồng trứng có mang thai được không?

Cụ thể, bệnh nhân ung thư buồng trứng có con được hay không sẽ tùy theo các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu: Lúc này, khối u mới chỉ xuất hiện ở một bên buồng trứng và chưa xâm lấn sang các bộ phận xung quanh. Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ 1 bên buồng trứng và vòi trứng. Các bệnh nhân vẫn hoàn toàn có thể thực hiện chức năng sinh sản với một bên còn lại. Tuy nhiên, khả năng thụ thai cũng sẽ yếu đi ít nhiều.
  • Trường hợp khối u vẫn nằm trong một bên buồng trứng nhưng đã có xâm lấn: Các bác sĩ vẫn có thể cắt bỏ một bên buồng trứng và đảm bảo khả năng mang thai. Tuy nhiên, người bệnh sẽ phải trải qua quá trình hóa trị và xạ trị để loại bỏ tàn dư của tế bào ung thư trong những bộ phận khác. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Trường hợp phát hiện khi khối u đã ở lan sang cả hai bên buồng trứng, dù chưa di căn: Các bác sĩ sẽ buộc phải cắt bỏ cả hai bên buồng trứng. Người bị ung thư buồng trứng sẽ không thể sinh con tự nhiên được nữa. Tuy nhiên, chị em có thể sử dụng các phương pháp tiên tiến như kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm với noãn xin từ một người phụ nữ khác và vẫn có thể có con.
  • Trường hợp phát hiện ở giai đoạn cuối: Khối u xuất hiện ở cả hai bên buồng trứng và đã di căn đến các bộ phận ở xa. Lúc này, tính mạng của người bệnh đã bị đe dọa nghiêm trọng. Việc điều trị chỉ nhằm kéo dài sự sống, người bệnh hoàn toàn không có cơ hội sinh nở được nữa.

Như vậy, nếu được phát hiện và điều trị từ sớm, người bị ung thư buồng trứng không bị mất chức năng sinh sản, vẫn có thể mang thai được. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để bảo đảm sức khỏe và tránh ảnh hưởng đến thai nhi sau này.

Những lưu ý mang thai khi bị ung thư buồng trứng

Mang thai và sinh con vẫn là mong muốn không thể từ bỏ của những bệnh nhân ung thư buồng trứng. Đối với những trường hợp phát hiện sớm và may mắn duy trì được khả năng mang thai, sau khi phẫu thuật cắt bỏ một bên buồng trứng, chị em cũng cần kiêng cữ quan hệ vợ chồng ít nhất 3 – 6 tháng. Cơ thể nữ giới cần thời để bình phục và giúp buồng trứng còn lại có thể hoạt động bình thường trở lại.

Nên kiêng quan hệ từ 3-6 tháng sau phẫu thuật
Nên kiêng quan hệ từ 3-6 tháng sau phẫu thuật

Nếu khoảng một năm sau, chị em vẫn chưa có tin vui dù rất thoải mái trong chuyện “chăn gối”, thì nên đến bệnh viện thăm khám lại. Chị em cần kiểm tra xem vòi trứng của bên còn lại có bị tắc hay không.

Một bên buồng trứng giữ lại sau phẫu thuật có hoạt động bình thường và phóng noãn đều đặn vào chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.

Những lưu ý trong điều trị ung thư khi mang thai

Nếu bị ung thư buồng trứng trong quá trình mang thai, chị em cũng cần lưu ý những điều sau đây để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé:

  • Khám tổng quát, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Đặc biệt là thực hiện khám phụ khoa và siêu âm vùng chậu. Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá mức độ ác tính của khối u.
  • Tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc điều trị và lời khuyên của bác sĩ.
  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, không nên tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Đây là giai đoạn bào thai cực kỳ nhạy cảm, việc phẫu thuật có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai rất cao. Việc sử dụng thuốc men cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé. Do đó, các bác sĩ thường chỉ định hoãn phẫu thuật trong giai đoạn này. Tuy nhiên, với những trường hợp nghi ngờ có biến chứng, phẫu thuật vẫn bắt buộc phải tiến hành và bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân cân nhắc kỹ lưỡng các rủi ro.
  • Nên phẫu thuật cắt bỏ vào cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh. Tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ xác định xem người mẹ có thể trì hoãn phẫu thuật đến khi sinh nở xong được hay không. Phẫu thuật vào thời điểm này sẽ an toàn hơn cho cả mẹ và bé.

Ung thư buồng trứng có thể mang thai nhưng mẹ cần thăm khám thường xuyên để không dẫn đến rủi ro

Những điều bệnh nhân ung thư buồng trứng nên và không nên làm nếu có cơ hội được mang thai

Bên cạnh đó, việc giữ gìn sức khỏe và nâng cao sức đề kháng là hết sức quan trọng. Mẹ không chỉ cần đảm bảo duy trì các hoạt động sống của cơ thể mà còn phải nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, phụ nữ mang thai khi bị ung thư buồng trứng cũng cần lưu ý:

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của cả mẹ và bé. Bổ sung vitamin và các khoáng chất để tăng sức đề kháng.
  • Tránh tuyệt đối rượu bia và các chất kích thích, các thực phẩm đóng hợp, nhiều chất bảo quản,…
  • Không tự ý sử dụng các loại thuốc chữa bệnh.
  • Ngủ đủ giấc và uống đủ nước.
  • Vận động nhẹ nhàng để dưỡng thai. Cần tránh những hoạt động mạnh rất dễ tác động đến thai nhi.
  • Điều quan trọng là phải giữ vững tinh thần lạc quan, chiến đấu với bệnh tật. Nhiều phụ nữ mang thai bị ung thư thường có tinh thần hoảng loạn, lo lắng,… làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Thậm chí, bệnh còn tiến triển nhanh hơn, tác động xấu đến bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, suy thai và sinh non,…
  • Hiểu rõ cơ thể, nắm bắt nhanh các dấu hiệu bất thường để được thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Người bị ung thư buồng trứng nếu được phát hiện sớm vẫn có thể duy trì được khả năng sinh sản, không làm mất cơ hội mang thai. Tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ tiến triển của bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án chữa trị phù hợp, giúp bệnh nhân đảm bảo được thiên chức làm mẹ. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể nhờ đến những phương pháp tiên tiến như thụ tinh ống nghiệm,… để có con.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “bị ung thư buồng trứng có mang thai được không?” và có những lời khuyên hữu ích để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé!

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *