Trẻ Bị Sưng Lợi Có Mủ – Các Thông Tin Mẹ Cần Biết
Nội dung bài viết
Trẻ bị sưng lợi có mủ có thể là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng miệng và nướu răng. Tình trạng này tương đối phổ biến ở trẻ em và có thể dẫn đến một số rủi ro ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Trẻ bị sưng lợi có mủ nguyên nhân do đâu?
Tình trạng trẻ bị sưng lợi có mủ có thể là dấu hiệu của bệnh nướu răng, chẳng hạn như viêm nướu, viêm nha chu hoặc áp xe nướu.
1. Viêm nướu răng
Viêm nướu là tình trạng rất phổ biến ở trẻ em. Trẻ bị viêm nướu có thể bị chảy nước dãi và khó chịu khi ăn uống do cảm thấy, do tình trạng đau đớn ở nướu răng gây ra. Bên cạnh đó, trong trường hợp viêm nướu nghiêm trọng, hình thành mủ hoặc áp xe nướu, trẻ có thể bị sốt và sưng các hạch bạch huyết.
Viêm nướu răng là tình trạng nhiễm trùng răng và nướu phổ biến với các triệu chứng bao gồm sưng miệng hoặc nướu. Trong các trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể bị sưng lợi có mủ hoặc xuất hiện các tổn thương trong miệng tương tự như vết loét miệng. Nhiễm trùng viêm nướu răng thường là kết quả của việc nhiễm virus, vi khuẩn và thường liên quan đến việc không chăm sóc răng miệng phù hợp.
Trẻ bị viêm nướu có thể có các đặc trưng, chẳng hạn như:
- Nướu răng bị sưng
- Nướu có màu đỏ sẫm
- Nướu dễ chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa
- Tụt nướu khiến răng dài hơn bình thường
- Nướu răng mềm
Viêm nướu răng không được điều trị có thể tiến triển thành bệnh nha chu, lan đến mô và xương bên dưới răng. Viêm nha chu là tình trạng nghiêm trọng và có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, viêm nướu mãn tính được cho là có liên quan đến một số bệnh toàn thân như bệnh hô hấp, tiểu đường, bệnh động mạch vành, đột quỵ và viêm khớp dạng thấp.
Do đó, nếu trẻ bị sưng lợi có mủ hoặc có các dấu hiệu viêm nướu, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được điều trị phù hợp.
Ngoài ra, liên hệ với nha sĩ ngay khi trẻ có các dấu hiệu như:
- Các triệu chứng viêm nướu trở nên nghiêm trọng hơn hoặc kéo dài hơn 2 – 3 ngày
- Trẻ bị sốt hoặc đau họng
- Trẻ không chịu ăn uống
Điều trị và chăm sóc răng chuyên nghiệp sớm có thể đẩy lùi các tổn thương do viêm nướu và ngăn ngừa sự phát triển của viêm nha chu.
2. Viêm nha chu
Viêm nha chu là bệnh lý nhiễm trùng răng miệng nghiêm trọng do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể gây phá hủy nướu và các cấu trúc nâng đỡ nướu.
Viêm nha chu thường không phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên thói quen vệ sinh răng miệng kém có thể tạo điều kiện cho mảng bám phát triển bên trong miệng. Nếu không được loại bỏ, mảng bám sẽ cứng lại, tạo thành vôi răng hoặc cao răng và phát triển thành viêm nha chu.
Viêm nha chu ở trẻ em có thể nhẹ hoặc nặng. Hầu hết trẻ bị viêm nha chu đều khởi phát ở dạng nhẹ với các triệu chứng chẳng hạn như sưng, đau và đỏ nướu. Các trường hợp nghiêm trọng hơn, trẻ có thể gặp các triệu chứng như:
- Chảy máu khi đánh răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa
- Nướu bị tụt ra khỏi răng
- Trẻ bị sưng lợi có mủ
- Răng lung lay hoặc khoảng cách giữa các răng lớn hơn bình thường
- Hôi miệng
- Có mủ giữa răng và nướu
Viêm nha chu ở trẻ em cần được điều trị sớm. Nếu không được điều trị, xương bên dưới răng có thể bị tiêu biến, không thể giữa được răng tại chỗ và gây mất răng.
3. Áp xe nướu
Áp xe nướu là tình trạng phát một túi mủ ảnh hưởng đến khu vực xung quanh nướu hoặc chân răng. Tình trạng này có thể gây đau đớn dữ dội và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Áp xe nướu xảy ra khi vi khuẩn trong miệng gây nhiễm trùng ở khoảng trống giữa răng và nướu. Đôi khi áp xe có thể là biến chứng của viêm nha chu không được điều trị. Các ổ áp xe này có thể dẫn đến các cơn đau dai dẳng, dữ dội ở khu vực bị ảnh hưởng. Nếu quan sát bên trong miệng, có thể nhận thấy khu vực bị sưng và đỏ. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Nhạy cảm với thức ăn và đồ uống nóng hoặc lạnh
- Trẻ bị sưng lợi có mủ và có thể có vị hôi trong miệng do chảy máu
- Đau khi nhai
- Răng lung lay
- Chảy mủ
- Sốt hoặc sưng các hạch bạch huyết ở cổ
Áp xe nướu không thể tự khỏi hoàn toàn. Do đó nếu trẻ có dấu hiệu áp xe, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được điều trị phù hợp.
4. Các nguyên nhân khác
Bên cạnh các bệnh về nướu, đôi khi tình trạng sưng lợi có mủ có thể liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như:
- Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng là cách tốt nhất để ngăn ngừa các bệnh lý về nướu. Nếu không được vệ sinh phù hợp, các mảng bám, thức ăn thừa có thể bám trên răng, nướu, dẫn đến nhiễm trùng, gây sưng và hình thành mủ ở nướu răng.
- Trẻ đang mọc răng: Trong thời gian mọc răng, nướu của trẻ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi các lực tác động nhỏ nhất. Điều này có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và gây nhiễm trùng nướu.
- Chế độ dinh dưỡng không phù hợp: Sử dụng các loại thực phẩm ngọt, chứa nhiều đường có thể là nguyên nhân gây viêm nướu và khiến trẻ bị sưng lợi có mủ.
- Nhiễm trùng: Một số loại nhiễm trùng có thể gây ảnh hưởng đến miệng và gây sưng lợi có mủ, chẳng hạn như nhiễm trùng herpes hoặc nấm miệng.
Ngoài ra, tác dụng phụ của một số loại thuốc, suy dinh dưỡng, nhạy cảm với các sản phẩm chăm sóc răng miệng, sử dụng niềng răng hoặc mão răng không phù hợp cũng có thể khiến trẻ bị sưng lợi có mủ.
Trẻ bị sưng lợi có mủ có nguy hiểm không?
Sưng lợi có mủ ở trẻ em có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân có thể nhẹ và không cần điều trị, trong khi một số nguyên nhân có cần điều trị y tế để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, tình trạng sưng lợi có mủ ở trẻ em có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:
- Suy dinh dưỡng: Sưng lợi có mủ gây đau đớn dữ dội, điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi nghiền thức ăn và có xu hướng tránh ăn uống. Đều này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, khiến trẻ chậm phát triển hoặc thấp bé so với các bạn cùng trang lứa.
- Hơi thở có mùi hôi: Nếu túi mủ bị vỡ, trẻ có thể bị hôi miệng hoặc có mùi khó chịu trong miệng. Ngoài ra, một số trẻ có thể gặp khó khăn khi chuyển động hàm và gây ảnh hưởng đến việc nhai.
- Ảnh hưởng đến cấu trúc răng vĩnh viễn: Các bệnh nướu răng ở trẻ em có thể khiến răng sữa bị lung lay và rụng đi. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc và vị trí của răng vĩnh viễn.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, nướu, lưỡi và miệng của trẻ có thể bị tổn thương, xuất hiện các vết lở loét, gây đau đớn dữ dội. Điều này có thể gây mất răng hoặc tổn thương các dây thần kinh ở răng.
Ngoài ra, đôi khi tình trạng trẻ bị sưng lợi có mủ có thể trở nên nghiêm trọng. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào các mô nướu, tấn công vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng chẳng hạn như bệnh hô hấp, bệnh động mạch vành hoặc bệnh tim.
Do đó, nếu nhận thấy trẻ bị sưng lợi có mủ, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.
Điều trị tình trạng trẻ bị sưng lợi có mủ
Việc điều trị tình trạng sưng lợi có mủ ở trẻ em phụ thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi của trẻ và tình trạng sức khỏe tổng thể. Điều trị sớm là điều cần thiết và quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng liên quan.
Cụ thể nha sĩ có thể đề nghị một số biện pháp như:
1. Biện pháp chăm sóc tại nhà
Viêm lợi có thể được khắc phục bằng các biện pháp tại nhà trong giai đoạn đầu. Cụ thể các biện pháp có thể bao gồm:
- Súc miệng bằng nước muối: Muối là một chất khử trùng tự nhiên có thể giúp cơ thể chữa lành các vết thương. Nước muối cũng có thể làm dịu tình trạng viêm nướu, hỗ trợ giảm đau, loại bỏ vi khuẩn, các mảnh thức ăn và hạn ngừa vi khuẩn tích tụ. Cho trẻ súc miệng với nước muối trong tối đa 30 giây, 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng.
- Súc miệng với tinh dầu sả: Tinh dầu sả có tác dụng tương tự như chlorhexidine trong việc làm giảm mảng bám và viêm lợi. Cụ thể, để súc miệng bằng sả, người bệnh có thể, pha loãng 2 – 3 giọt tinh dầu sả trong một cốc nước, cho trẻ súc miệng với nước này tối đa trong 30 giây, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày.
- Súc miệng với nước nha đam: Nha đam có tác dụng tương tự như chlorhexidine trong việc làm giảm mảng bám và viêm lợi. Nha đam thường lành tính, do đó trẻ có thể súc miệng với nước nha đam nguyên chất, không cần pha loãng. Ngậm nước nha đam trong 30 giây, thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Súc miệng với tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có thể cải thiện tình trạng trẻ bị viêm lợi có mủ hiệu quả. Thêm 2 – 3 giọt tinh dầu tràm trà vào một cốc nước ấm, cho trẻ ngậm dụng dịch này trong 30 giây, thực hiện 2 – 3 lần để cải thiện các triệu chứng hiệu quả.
2. Làm sạch răng chuyên nghiệp
Trong trường hợp viêm lợi nghiêm trọng, cha mẹ có thể cân nhắc đưa trẻ đi làm sạch răng chuyên nghiệp. Việc làm sạch răng chuyên nghiệp được thực hiện bởi nha sĩ chuyên môn để loại bỏ mảng bám, cao răng và vi khuẩn có thể khiến trẻ bị sưng lợi có mủ.
Nha sĩ sẽ cạo bỏ cao răng ở bề mặt răng và ở bên dưới nướu răng. Sau đó, nha sĩ có thể bào nhẵn chân răng để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và hạn chế quá trình hình thành cao răng.
3. Đối với trường hợp áp xe nướu
Áp xe nướu không thể tự khỏi nếu không được điều trị phù hợp. Điều quan trọng là đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được điều trị phù hợp và kịp thời.
Điều trị áp xe nướu bằng cách dẫn lưu áp xe và loại bỏ vi khuẩn bên trong túi nha chu. Nha sĩ có thể đề nghị một quy trình làm sạch sâu, cạo vôi răng để ngăn ngừa tổn thương ở chân răng. Quy trình này có thể loại bỏ mảng bám và cao răng ở đường viền nướu, ngăn ngừa các tổn thương trong tương lai.
Đôi khi áp xe nướu có thể gây ảnh hưởng đến tủy răng. Tủy răng được tạo thành từ các mạch máu, dây thần kinh và các mô liên kết. Nếu tủy răng bị ảnh hưởng, trẻ có thể cần lấy tủy răng để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
Phòng ngừa tình trạng trẻ bị sưng lợi có mủ
Thực hiện các bước vệ sinh răng miệng phù hợp là cách tốt nhất để phòng ngừa tình trạng trẻ bị sưng lợi có mủ. Cụ thể, một số biện pháp có thể ngăn ngừa tình trạng sưng tấy nướu răng ở trẻ bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, chẳng hạn như đánh răng hai lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để làm sạch kẽ răng.
- Sử dụng các sản phẩm nhẹ nhàng cho răng và miệng, chẳng hạn như kem đánh răng và nước súc miệng.
- Tránh cho trẻ sử dụng đồ uống có chứa đường, bởi vì các loại đồ uống này có thể tích tụ vi khuẩn trong miệng và tăng nguy cơ mắc các bệnh nướu răng.
- Tránh sử dụng nước súc miệng có cồn, bởi vì cồn có thể gây kích ứng nướu răng.
- Cho trẻ đến gặp nha sĩ để khám răng và vệ sinh răng miệng phù hợp, định kỳ 6 tháng một lần hoặc thường xuyên hơn, nếu trẻ có các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh nướu răng.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tổng thể.
Trẻ bị sưng lợi có mủ kéo dài trong 1 – 2 ngày có thể là dấu hiệu viêm nướu, viêm nha chu hoặc áp xe răng. Nếu trẻ sưng lợi kèm sốt hoặc sưng các hạch bạch huyết, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể và có biện pháp điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: Cách vệ sinh răng miệng cho bé – Phòng ngừa sâu răng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!