Cách Vệ Sinh Răng Miệng Cho Bé – Phòng Ngừa Sâu Răng

Trẻ sơ sinh và trẻ em cũng cần được vệ sinh răng miệng để tránh các rủi ro và bệnh lý liên quan. Cha mẹ có thể tham khảo một số cách vệ sinh răng miệng cho bé và các thông tin cơ bản khác trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé phù hợp.

vệ sinh răng miệng cho bé
Vệ sinh răng miệng cho bé phù hợp để tránh các vấn đề về nha khoa

Cách vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi

Một số cha mẹ có thể chờ đến khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên mới thực hiện kế hoạch chăm sóc răng miệng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc vệ sinh răng miệng cho bé nên bắt đầu sớm hơn, thậm chí ngay cả khi bé chưa mọc răng.

Ở trẻ 1 tuổi, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc, vệ sinh nướu như sau:

1. Chăm sóc nướu răng

Cha mẹ có thể bắt đầu chăm sóc nướu cho bé gần như ngay khi bé được 3 – 4 tháng tuổi. Tuy nhiên lúc này, không cần sử dụng bàn chải đánh răng và kem đánh răng. Thay vào đó, cha mẹ vệ sinh răng miệng cho bé theo các bước sau:

  • Sử dụng một miếng gạc mềm và ẩm
  • Nhẹ nhàng lau sạch nướu của bé ít nhất hai lần một ngày
  • Đặc biệt cần lau nướu cho trẻ sau khi bú và trước khi đi ngủ

Điều này có thể hỗ trợ làm sạch vi khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn bám vào nướu răng của trẻ. Nếu vi khuẩn không được làm sạch, nướu răng của trẻ sơ sinh có thể bị tổn thương và viêm ngay cả khi chư

vệ sinh răng miệng cho bé 1 tuổi
Sử dụng khăn mềm để làm sạch nướu cho trẻ

2. Đánh răng cho trẻ 1 tuổi

Một số trẻ có thể mọc răng sớm, bắt đầu từ 4 – 7 tháng tuổi. Tuy nhiên một số trẻ có thể mọc chiếc răng đầu tiên khi được gần 9 tháng hoặc đôi khi đến 1 tuổi. Trong một số trường hợp, bé có thể sinh ra với một hoặc nhiều chiếc răng trong miệng. Thời gian mọc răng có tính di truyền, do đó trẻ thường mọc răng cùng khoảng thời gian với cha hoặc mẹ.

Sau khi trẻ mọc chiếc răng sữa đầu tiên, cha mẹ có thể sử dụng bàn chải đánh răng dành riêng cho trẻ để vệ sinh răng. Loại bàn chải này thường có một số đặc điểm, chẳng hạn như:

  • Bàn chải mềm
  • Đầu bàn chải nhỏ
  • Tay cầm bàn chải lớn

Cha mẹ có thể bắt đầu sử dụng kem đánh răng cho trẻ với số lượng bằng một hạt gạo. Lượng kem đánh răng có thể tăng lên khi trẻ được 3 tuổi. Chải răng nhẹ nhàng khắp các mặt, bao gồm mắt trước, mặt sau và mặt nhai.

Cha mẹ nên đánh răng cho trẻ cho đến khi trẻ đủ lớn để cầm bàn chải. Sau đó tiếp tục quan sát quá trình vệ sinh răng miệng ở trẻ cho đến khi trẻ có thể tự đánh răng, rửa mặt, súc miệng mà không cần hỗ trợ. Điều này thường xảy ra khi trẻ được 6 tuổi.

Ngoài ra, trẻ nhỏ và trẻ em cũng có thể bị sâu răng. Do đó, khi vệ sinh răng miệng, cha mẹ cần chú ý các điểm nâu hoặc trắng trên răng của bé. Trao đổi với nha sĩ nhi khoa nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng.

Ngoài ra, ngay cả khi trẻ không có dấu hiệu sâu răng hoặc tổn thương nướu răng, cha mẹ cũng nên đưa bé đến gặp nha sĩ định kỳ để kiểm tra răng trước khi được 1 tuổi. Nha sĩ có thể đưa một số lời khuyên về:

  • Quá trình chăm sóc răng cửa
  • Thời gian mọc răng và các triệu chứng liên quan
  • Florua cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Các loại bàn chải dành riêng cho bé

Vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi

Khi trẻ được hai tuổi, tất cả các răng sữa sẽ mọc đầy đủ. Quá trình mọc răng thường có nhiều khó khăn, có thể gây thay đổi chất lượng cuộc sống của mẹ và bé.

Mọc răng lần đầu thường gặp nhiều khó khăn và gây khó chịu. Điều này là lý do vì sao trẻ quấy khóc trong vài ngày hoặc vài tuần trước khi răng mọc lên hoàn toàn. Bên cạnh việc quấy khóc, trẻ mọc răng cũng có thể xuất hiện các triệu chứng khác, chẳng hạn như:

  • Chảy nước dãi
  • Sưng nướu răng
  • Nhiều độ cơ thể cao hơn một chút so với bình thường
vệ sinh răng miệng cho bé 2 tuổi
Sử dụng gặm nướu cho trẻ để hạn chế tình trạng khó chịu khi mọc răng

Để cải thiện các triệu chứng khi mọc răng và giảm đau, cha mẹ có thể tham khảo một số lưu ý, chẳng hạn như:

  • Sử dụng gặm nướu, khăn sạch và mát để trẻ gặm khi mọc răng. Chỉ cho trẻ gặm các vật liệu đủ lớn để tránh tình trạng bé bị sặc. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tránh sử dụng vòng gặm nướu có chất lỏng để tránh tình trạng chất lỏng rò rỉ ra bên ngoài.
  • Dùng bàn chải ngón tay để chà xát vào nướu của trẻ để vệ sinh và cải thiện các triệu chứng khó chịu.
  • Sử dụng thuốc giảm đau thoa vào nướu. Thỉnh thoảng cha mẹ có thể cho trẻ uống acetaminophen để giảm đau, tuy nhiên cần trao đổi với nha sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ. Không bao giờ cho con bạn uống aspirin hoặc các loại thuốc có chứa benzocaine. Các sản phẩm này có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, gây đe dọa đến tính mạng của trẻ.

Nếu trẻ khó chịu, quấy khóc hoặc thiếu phản ứng với các hoạt động hàng ngày, hãy đưa trẻ đến gặp nha sĩ.

Ở trẻ 2 tuổi, việc chăm sóc răng miệng thường bao gồm đánh răng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đánh răng cho trẻ, sử dụng  bàn chải đánh răng nhỏ, mềm và được thiết kế cho trẻ em để tránh gây tổn thương nướu răng. Ở trẻ 2 tuổi, có thể sử dụng kem đánh răng có chứa một lượng fluor thấp để tăng cường khoáng chất cho răng. Chỉ sử dụng nhiều hơn lượng kem đánh răng khuyến cáo nếu nha sĩ yêu cầu.

Ở trẻ 2 tuổi, cha mẹ có thể bắt đầu hướng dẫn trẻ cách tự làm sạch răng. Để trẻ cầm bàn chải đánh răng cùng với bạn để tập quen với các thao tác khi đánh răng. Tuy nhiên không nên để trẻ tự đánh răng bởi vì trẻ cần sự giúp đỡ để làm sạch răng hoàn toàn cho đến khi được khoảng 6 tuổi.

Cách tốt nhất để đánh răng cho trẻ 2 tuổi như sau:

  • Đứng hoặc ngồi sau lưng trẻ để trẻ cảm thấy an tâm. Ngoài ra đánh răng trước gương có thể cho bé nhìn thấy miệng của mình và cha hoặc mẹ.
  • Hai tay ôm cằm của trẻ, để đầu của trẻ tựa vào cơ thể bạn.
  • Hướng đầu lông bàn chải về phía nướu răng. Di chuyển bàn chải theo những vòng tròn nhẹ nhàng để làm sạch mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai của răng và nướu.
  • Chải đi chải lại trên mặt nhai của răng.
  • Nhẹ nhàng chải lưỡi cho trẻ.

Khuyến khích trẻ chải răng mà không nuốt nước bọt. Khi trẻ bắt đầu sử dụng kem đánh răng, hãy yêu cầu trẻ nhổ ra. Không cần súc miệng sau khi đánh răng vì kem đánh răng có chứa florua sẽ bảo vệ răng của trẻ.

Nếu sử dụng bàn chải đánh răng điện, hãy tránh di chuyển bàn chải theo vòng tròn. Giữ yên bàn tay và hướng bàn chải qua răng và nướu của trẻ.

Vệ sinh răng miệng cho bé 3 – 4 tuổi

Răng sữa của trẻ có thể mọc theo bất cứ thứ tự nào, mặc dù răng trung tâm thường mọc ra trước. Hầu hết trẻ sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa khi được 3 tuổi. Ngoài ra, mỗi trẻ thường mọc răng răng theo các thời điểm khác nhau.

Khi được 3 – 4 tuổi, trẻ thường có xu hướng mong muốn tự đánh răng, do đó để trẻ tự cầm bàn chải đánh răng và vệ sinh răng miệng. Tuy nhiên không để trẻ đánh răng một mình, bởi vì trẻ cần được giúp đỡ và hướng dẫn cho đến khi được khoảng 6 tuổi.

Khi đánh răng, có thể để trẻ sử dụng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu và chỉ sử dụng liều lượng nhiều hơn khi được nha sĩ yêu cầu.

Ngoài việc đánh răng, trẻ cũng nên được hướng dẫn cách sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng khi hai hàm răng chạm vào nhau. Đồng thời khuyến khích trẻ súc miệng với nước sau mỗi bữa ăn để làm sạch các mảnh thức ăn thừa và ngăn ngừa tình trạng sâu răng ở trẻ em.

vệ sinh răng miệng cho bé ăn dặm
Sử dụng một lượng kem đánh răng phù hợp để vệ sinh răng miệng cho trẻ

Ngoài ra, khi vệ sinh răng miệng cho bé 3 – 4 tuổi, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Chọn bàn chải đánh răng phù hợp được thiết kế dành riêng cho trẻ từ 3 – 4 tuổi. Các loại bàn chải này thường có hình bầu dục, lông mềm và có nhiều độ cao khác nhau, tay cầm có đệm chống trượt. Ngoài ra, bàn chải đánh răng cho trẻ em cũng có thể có thiết kế hình thú hoặc các hình vui nhộn để thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Bàn chải đánh răng điện cũng có thể làm sạch tốt hơn và khiến bé thích thú hơn so với bàn chải thủ công. Tuy nhiên, khi chọn bàn chải điện cho trẻ, nên chọn loại bàn chải có hình dáng vui nhộn và công suất vừa phải để tránh gây kích ứng hoặc tổn thương răng.
  • Giữ bàn chải răng sạch sẽ sau mỗi lần làm sạch răng và nướu. Cất giữ bàn chải ở phương thẳng đứng trong hợp cất bàn chải khô ráo và thay bàn chải sau 3 – 4 tháng hoặc bất cứ khi nào lông bàn chải sờn.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa hàm lượng florua phù hợp kể từ lúc trẻ được 18 tháng tuổi. Florua là một khoáng chất an toàn, có thể sử dụng để bảo vệ răng chắc khỏe và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ khi các răng của trẻ mọc đầy đủ. Nha sĩ có thể đề nghị tần suất khám răng phù hợp đối với trẻ, thường là từ 6 – 12 tháng một lần. Khám răng định kỳ giúp trẻ làm quen với nha sĩ và giúp cha mẹ có kế hoạch chăm sóc răng miệng phù hợp cho trẻ.

Cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ

Ngoài cách vệ sinh răng miệng cho bé, cha mẹ cần bảo vệ răng của trẻ khỏi sâu răng và tổn thương. Để ngăn ngừa sâu răng ở trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

cách phòng ngừa sâu răng cho trẻ
Hường dẫn trẻ cách đánh răng đúng để phòng ngừa sâu răng
  • Vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng và nướu của trẻ. Khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, hãy làm sạch răng của trẻ bằng bàn chải mềm. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, hãy hỏi nha sĩ về một lượng kem đánh răng fluoride cỡ hạt gạo để sử dụng cho trẻ. Dùng một lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi.
  • Tránh dùng chung thìa và các đồ dùng khác với trẻ. Nước bọt chứa vi khuẩn gây sâu răng và lây lan sang trẻ khi thông qua việc ăn hoặc uống chung.
  • Không cho trẻ sử dụng đường trong sữa công thức và sữa mẹ. Lấy bình sữa ra khỏi miệng trẻ khi trẻ ngủ, điều này có thể ngăn ngừa vi khuẩn trong miệng sản sinh ra axit gây sâu răng cho bé. Ngoài ra, hãy vệ sinh răng miệng cho trẻ sau khi cho trẻ bú, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Cho trẻ sử dụng nước trái cây phù hợp, không chứa hỗn hợp đường, tinh bột hoặc hương liệu.
  • Khi trẻ được 12 tháng tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước hoặc chất lỏng bằng cốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây. Cố gắng súc miệng hoặc đánh răng cho trẻ sau khi trẻ ăn thức ăn nhiều đường, đặc biệt là thức ăn ngọt, dính như nho khô.

Cha mẹ có thể bắt đầu thực hiện các cách vệ sinh răng miệng cho bé kể từ lúc trẻ mọc chiếc răng đầu tiên. Thực hành vệ sinh răng miệng kiên nhẫn để tạo thành thói quen cho trẻ và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng phù hợp nhất. Trao đổi với nha sĩ nếu có bất cứ thắc mắc hoặc câu hỏi nào liên quan.

Thông tin tham khảo: Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *