Khó đi ngoài là bệnh gì? Phải làm sao cho dễ?

Khó đi ngoài có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân, bao gồm chế độ ăn uống không phù hợp hoặc một số bệnh lý gây rối loạn chuyển động của hệ thống tiêu hóa. Tìm hiểu các nguyên nhân là cách tốt nhất để hỗ trợ người bệnh đi ngoài dễ dàng hơn và tránh các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khó đi ngoài
Khó đi ngoài có thể do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc một số bệnh lý gây ra

Khó đi ngoài là bệnh gì?

Thông thường, ở người có sức khỏe bình thường, phân hấp thụ đủ lượng nước cần thiết và dễ dàng đi ra khỏi hậu môn khi có nhu cầu đi đại tiện. Tuy nhiên, đôi khi một số người có thể bị khó tiêu, điều này khiến phân khô, cứng hoặc gây rối loạn nhu động ruột, táo bón và gây khó đi ngoài.

Thỉnh thoảng khó đi ngoài được xem là điều bình thường với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tình trạng phân cứng và khó đi ngoài. Thông thường phân được tạo ra từ các chất thải, thức ăn không thể tiêu hóa kết hợp với nước để đào thải qua đường ruột. Bên cạnh đó, để đi ngoài cơ thể cần tạo ra nhu động ruột hoặc chuyển động hệ thống tiêu hóa, điều này giúp phân di chuyển dọc theo hệ thống tiêu hóa và di chuyển ra khỏi hậu môn.

Một số vấn đề sức khỏe và tình trạng có thể dẫn đến khó đi ngoài bao gồm:

1. Chế độ ăn uống và lối sống

Các nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống và lối sống có thể dẫn đến phân khô cứng và khó đi ra khỏi hậu môn bao gồm mất nước (uống không đủ lượng nước cần thiết) và chế độ ăn uống ít chất xơ. Một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể bao gồm:

  • Thay đổi chế độ và thói quen ăn uống
  • Thay đổi loại thuốc đang sử dụng hoặc sử dụng một loại thuốc mới
  • Không hoạt động thể chất hoặc vận động thường xuyên
  • Thường xuyên đi du lịch hoặc thay đổi thói quen sống

Bên cạnh đó, một người thường xuyên bỏ qua nhu cầu đi đại tiện, điều này có thể khiến phân trở nên khô cứng và khó đi ra khỏi hậu môn. Nhịn đi đại tiện có thể tạo ra những thay đổi ảnh hưởng đến não bộ trong nhu cầu đi đại tiện trong tương lai. Ngoài ra, điều này khiến phân tích tụ trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến khó đi đại tiện và tăng nguy cơ táo bón.

2. Các nguyên nhân y tế

Đôi khi tình trạng khó đi ngoài có thể liên quan đến một số bệnh lý tiềm ẩn và các điều kiện sức khỏe cụ thể. Một số bệnh lý có thể dẫn đến khó đi ngoài bao gồm:

đầy bụng khó đi ngoài
Táo bón là bệnh lý gây khó đi ngoài phổ biến nhất
  • Táo bón: Nếu thức ăn không di chuyển đến hệ thống tiêu hóa đủ nhanh, đại tràng có thể hấp thụ nhiều nước từ thức ăn và các chất thải. Điều này khiến phân trở nên khô cứng và khó đi ra khỏi hậu môn, tình trạng này được gọi là táo bón. Ngoại trừ gây khó đi đại tiện, táo bón có thể gây đầy hơi, chướng bụng và đau bụng khi đi đại tiện.
  • Bệnh trĩ: Trĩ là tình trạng sưng các tĩnh mạch ở hậu môn, xảy ra khi người bệnh căng thẳng quá mức khi đi đại tiện. Tình trạng này có thể dẫn đến khó đại tiện, đại tiện đau hoặc có máu dính trên phân.
  • Rò hậu môn: Phân khô cứng, táo bón mãn tính có thể dẫn đến việc hình thành các vết nứt nhỏ ở hậu môn. Các vết nứt này khiến cơ xung quanh hậu môn bị co thắt, dẫn đến tình trạng khó đi đại tiện. Thông thường các vết nứt có thể tự cải thiện trong vài tuần. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chống co thắt và hỗ trợ làm lành các vết thương.
  • Viêm loét đại tràng: Đây là một bệnh viêm ruột, gây đau đớn, sưng, loét ruột già (đại tràng) và trực tràng. Điều này có thể khiến việc đi đại tiện trở nên khó khăn và đau đớn. Viêm loét đại tràng là một tình trạng mãn tính, suốt đời và không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng nhiều biện pháp, như thuốc và thay đổi lối sống, để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Rối loạn da: Một số vấn đề về da mãn tính có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh hậu môn như bệnh chàm, vẩy nến, mụn cóc có thể dẫn đến đau đớn và khó đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể cảm thấy ngứa, chảy máu, kích ứng hoặc đau khi đi đại tiện.
  • Nhiễm trùng: Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể dẫn đến khó đi ngoài hoặc đau đớn trước, trong và sau khi đi đại tiện. Các dạng nhiễm trùng phổ biến bao gồm áp xe hậu môn, bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (như bệnh lậu, herpes, giang mai, chlamydia), nhiễm nấm có thể dẫn đến đau đớn, tiết dịch và chảy máu khi đi đại tiện.
  • Lạc nội mạc tử cung: Là tình trạng các mô bên trong tử cung phát triển bên ngoài tử cung của phụ nữ và đôi khi có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau bên trong khung chậu. Sự tích tụ máu tương tự như chu kỳ kinh nguyệt, gây sưng, viêm, đau và có thể dẫn đến đau khi đi đi đại tiện hoặc khó đi ngoài.
  • Ung thư hậu môn: Mặc dù ung thư hậu môn không phổ biến, nhưng tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng khó đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu khác như gặp áp lực, đau nhức, ngứa, tiết dịch ở hậu môn. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường khi đi đại tiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được đoán phù hợp.

Ngoài các bệnh lý chính như trên, một số điều kiện y tế khác có thể dẫn đến khó đi ngoài bao gồm:

  • Quá trình lão hóa tự nhiên
  • Các vấn đề về giải phẫu đường tiêu hóa, bao gồm dị tật bẩm sinh hoặc phẫu thuật thay đổi cấu trúc đường tiêu hóa
  • Chấn thương não bộ hoặc cột sống
  • Bệnh celiac
  • Viêm túi thừa
  • Các tình trạng và bệnh lý liên quan đến hormone, chẳng hạn như suy tuyến giáp
  • Có các vật cản đường ruột hoặc tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa
  • Có khối u đường ruột hoặc polyp đại trực tràng
  • Bệnh Parkinson và các loại thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Thai kỳ
  • Viêm tuyến tiền liệt
  • Chấn thương tủy sống

Một số tình trạng này, chẳng hạn như tắc nghẽn ruột, có thể là một vấn đề y tế cấp cứu. Điều này khiến phân không thể thoát ra khỏi hệ thống tiêu hóa và dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng, đặc biệt là khi phân bị rò rỉ vào niêm mạc ruột, dẫn đến nhiễm trùng.

3. Các nguyên nhân liên quan đến thuốc điều trị

Đôi khi khó đi ngoài và phân khô cứng có thể liên quan đến một số loại thuốc bạn đang sử dụng. Cụ thể các loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

đau bụng dưới khó đi ngoài
Một số loại thuốc có thể gây đau bụng dưới khó đi ngoài
  • Thuốc kháng axit có chứa nhôm và canxi
  • Thuốc kháng cholinergic được sử dụng đề điều trị tình trạng tiểu không tự chủ hoặc các dạng rối loạn phổi tắc nghẽn phổi mãn tính
  • Thuốc chống co giật để ngăn ngừa co giật, động kinh
  • Thuốc chống co thắt
  • Thuốc chặn canxi
  • Thuốc lợi tiểu
  • Chất bổ sung sắt
  • Thuốc điều trị bệnh trầm cảm và các rối loạn tâm thần
  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc giảm đau gây mê

Khó đi ngoài có nguy hiểm không?

Các triệu chứng khó đi ngoài phổ biến nhất bao gồm phân cứng, chảy máu trực tràng hoặc có máu trong phân. Trong một số trường hợp, các tình trạng này có thể cần chăm sóc y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, người bệnh nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi, chướng bụng, có cảm giác không thể thả khí
  • Đau hậu môn khi đi đại tiện
  • Căng thẳng khi đại tiện

Khó đi ngoài khiến phân tích tụ trong hệ thống tiêu hóa, dẫn đến tổn thương lớp niêm mạc tế bào. Điều này có thể dẫn đến một số rủi ro không mong muốn bao gồm:

  • Nứt hậu môn
  • Phân cứng, khô
  • Bệnh trĩ
  • Tắc ruột
  • Sa trực tràng

Làm sao dễ đi đại tiện?

Khó đi đại tiện được điều trị phụ thuộc vào các dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng này. Tùy thuộc vào các nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý như:

1. Biện pháp khắc phục tại nhà

Nếu tình trạng khó đi ngoài không nghiêm trọng và không có máu trong phân, người bệnh có thể tham khảo một số cách cải thiện tại nhà. Cụ thể, các biện pháp khắc phục tình trạng khó đi ngoài tại nhà bao gồm:

khó đi đại tiện ở người lớn
Bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết có thể hỗ trợ quá trình đi ngoài dễ dàng hơn
  • Massage bụng: Đôi khi các động tác massage, xoa bóp dạ dày có thể hỗ trợ kích thích ruột nếu phân không thể di chuyển trong ruột. Điều này hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và giúp quá trình đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Uống nhiều nước: Tăng lượng nước tiêu thụ có thể giúp phân trở nên mềm và dễ đi ra khỏi hậu môn hơn. Theo các chuyên gia, người lớn khỏe mạnh nên uống 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xác định lượng nước bằng cách quan sát nước tiểu, người tiêu thụ đủ nước thường có nước tiểu màu vàng nhạt.
  • Bổ sung nhiều chất xơ: Chất xơ có thể tăng khối lượng cho phân, kích thích nhu động ruột và giúp phân di chuyển ra khỏi hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, việc bổ sung quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến tác dụng ngược, đầy hơi, chướng bụng. Người khó đi ngoài có thể tham khảo một số nguồn chất xơ như bánh mì nguyên cám, đậu đen, quả mọng, táo đã gọt vỏ, đậu xanh, bông cải xanh, hạnh nhân và các loại hạt.
  • Tránh các loại thực phẩm ít calo, ít chất xơ: Nhiều loại thực phẩm chứa ít calo, ít chất xơ và không có giá trị dinh dưỡng nên được tránh để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa. Cụ thể, người khó đi ngoài nên tránh các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và khoai tây chiên.
  • Thường xuyên tập thể dục: Hoạt động thể chất và luyện tập thể dục thường xuyên có thể kích thích hệ thống tiêu hóa, tăng cường nhu động ruột và ngăn ngừa tình trạng khó đi ngoài.

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp đi ngoài khó khăn, phân khô cứng, gây đau đớn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số biện pháp điều trị y tế. Cụ thể, các biện pháp phổ biến bao gồm:

  • Các chất tạo khối: Bao gồm viên nang bổ sung chất xơ Citrucel hoặc FiberCon để tăng khối lượng của phân, giúp quá trình đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Các chất nhuận tràng thẩm thấu: Các loại thuốc nhuận tràng như  Forlax có thể hỗ trợ hút nước vào phân, giúp phần trở nên mềm và đi ra khỏi hậu môn dễ dàng hơn.
  • Chất làm mềm phân: Các loại thuốc có chứa Natri docusate có thể hỗ trợ làm mềm phân, tăng khối lượng phân và tạo khối cho phân, điều này giúp phân dễ đi ra khỏi hậu môn.

Các loại thuốc nhuận tràng thường được sử dụng ngắn hạn để cải thiện các triệu chứng gây khó đi đại tiện. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Một số nguyên nhân gây khó đi đại tiện như tắc nghẽn đường ruột hoặc sa trực tràng có thể là một tình trạng y tế khẩn cấp, cần điều trị cấp cứu để tránh các rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.

3. Điều trị tình trạng khó đi ngoài ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Khó đi ngoài ở trẻ em và trẻ sơ sinh có thể dẫn đến việc đại tiện đau đớn hoặc khiến trẻ từ chối đi ngoài khi có nhu động ruột. Kìm hãm phân có thể làm chậm quá trình hoạt động của hệ thống tiêu hóa, khiến phân khô, cứng và có thể dẫn đến táo bón.

trẻ khó đi ngoài phải làm sao
Tạo thói quen đi đại tiện thường xuyên cho bé có thể ngăn ngừa các rủi ro khó đi ngoài

Theo thời gian, tình trạng khó đi đại tiện hoặc nhịn đi đại tiện có thể dẫn đến tắc nghẽn ruột, dẫn đến đái dầm và các dạng đại tiện không tự chủ khác ở trẻ em. Do đó, nếu trẻ em hoặc trẻ sơ sinh có dấu hiệu khó đi ngoài, cha mẹ có thể tham khảo một số cách khắc phục an toàn như:

  • Khuyến khích trẻ đi đại tiện bằng cách đưa trẻ vào nhà vệ sinh sau mỗi vài giờ. Bên cạnh đó, hạn chế căng thẳng khi đi đại tiện bằng cách mở một bài hát nhẹ hoặc bài hát yêu thích của trẻ hoặc chơi các trò chơi đơn giản trong nhà vệ sinh.
  • Tránh việc tức giận hoặc la mắng trẻ khi trẻ không thể đi đại tiện, điều này có thể dẫn đến lo lắng và căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Cho trẻ ăn trái cây, uống nước ép mận hoặc các loại trái cây tươi khác để thúc đẩy nhu động ruột. Các loại quả mọng sẫm màu như việt quất, cherry thường chứa nhiều chất xơ và hỗ trợ quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để cho trẻ biết uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hạn chế tiêu thụ nước trái cây có đường và các loại đồ uống có gas để tránh các rủi ro khó đại tiện.
  • Trao đổi với bác sĩ nhi khoa nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc khó kiểm soát. Bên cạnh đó, không tự ý cho trẻ uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc cải thiện tình trạng khó đại tiện khi không nhận được sự đồng ý của bác sĩ.

Khó đi ngoài khi nào nên đến bệnh viện?

Thỉnh thoảng khó đi ngoài là điều bình thường và có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, các chuyên giá khuyến cáo người bệnh nên đến bệnh viện nếu nhận thấy các dấu hiệu như:

  • Phân khô cứng gây khó đi ngoài kéo dài hơn 1 tuần hoặc tái phát nhiều lần
  • Trẻ em không đi đại tiện trong vài ngày liên tục
  • Phân cứng, khô gây đau đớn khi đi đại tiện
  • Sử dụng một loại thuốc mới và gặp tình trạng khó đi ngoài
  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi có dấu hiệu khó đi ngoài hoặc khóc mỗi khi có nhu động ruột
  • Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng khó đi ngoài có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng sức khỏe nghiêm trọng.

Khó đi ngoài có thể liên quan đến các thói quen sống không lành mạnh, thuốc đã sử dụng hoặc một số bệnh lý tiềm ẩn. Các triệu chứng này có thể được cải thiện bằng cách bổ sung chất xơ, uống nhiều nước và vận động thể chất thường xuyên. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Điều trị sớm và đúng phương pháp là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng và bảo vệ sức khỏe.

Tham khảo thêm: Giảm nhanh đau bụng táo bón, đi cầu dễ dàng hơn

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *