Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì nhuận tràng nhanh khỏi?

Điều trị không dùng thuốc chính là một biện pháp được ưu tiên trong quá trình chữa bệnh táo bón. Phương pháp này giúp bệnh nhân nhuận tràng, dễ đi ngoài, bệnh mau chóng khỏi. Vì thế, thông thường những người mắc chứng táo bón sẽ được hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung những loại thực phẩm, thành phần dinh dưỡng cần thiết và kiêng ăn những loại thực phẩm, món ăn không tốt để thúc đẩy quá trình điều trị bệnh. Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì để nhuận tràng, bệnh nhanh khỏi. Từ đó xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì nhuận tràng nhanh khỏi?
Tìm hiểu người bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì để nhuận tràng nhanh khỏi bệnh

Bị táo bón nên ăn gì để nhuận tràng, bệnh nhanh khỏi?

Bệnh táo bón thường dễ kiểm soát và không phát sinh những vấn đề nghiêm trọng nếu bệnh nhân kịp thời áp dụng đúng phương pháp khắc phục. Bên cạnh việc sử dụng thuốc ở trường hợp nặng, bệnh nhân bị táo bón có thể kiểm soát bệnh lý, giúp nhuận tràng và dễ đi ngoài bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung những loại thực phẩm, thành phần dinh dưỡng cần thiết và kiêng ăn những loại thực phẩm, món ăn không tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Trước tiên về vấn đề “Bị táo bón nên ăn gì để nhuận tràng nhanh khỏi?”, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa khuyên sử dụng những loại thực phẩm sau:

1. Táo

Táo là loại thực phẩm đầu tiên được khuyên dùng khi mắc bệnh táo bón. Các thành phần dinh dưỡng được xác định trong mỗi quả táo gồm chất xơ với một lượng lớn, bao gồm cả pectin – chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

Khi được đưa vào cơ thể, pectin sẽ nhanh chóng bị tác động bởi vi khuẩn và lên men, sau đó tạo thành acid béo chuỗi ngắn. Chất này có khả năng kéo nước vào ruột kết. Từ đó giúp rút ngắn thời gian vận chuyển phân ở ruột, làm phân mềm và đẩy phân ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Ngoài ra kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng pectin trong táo khi được đưa vào cơ thể có khả năng làm tăng đáng kể số lượng vi khuẩn có lợi tồn tại trong đường ruột. Từ đó góp phần làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh táo bón gây ra. Cụ thể như tình trạng đầy hơi, chướng bụng…

Táo
Táo – Thực phẩm giúp rút ngắn thời gian vận chuyển phân ở ruột, làm mềm và dễ đẩy phân ra ngoài

2. Quả Kiwi

Các chuyên gia khuyến cáo những người bị táo bón nên thêm quả kiwi vào thực đơn ăn uống để nhuận tràng, dễ đi ngoài và phòng ngừa tình trạng táo bón quay trở lại. Bởi trong thành phần của loại quả này chứa nhiều chất xơ, giúp nâng cao khả năng nhuận tràng, thúc đẩy nhu động ruột.

Bên cạnh đó, quả kiwi còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng khác như kẽm, folate, kali, magie, đồng, năng lượng, chất đạm, chất béo có lợi, canxi, hóa chất thực vật lutein cùng các vitamin (vitamin K, vitamin PP, vitamin C, vitamin E).

Những dưỡng chất nêu trên đều cần thiết cho sự ổn định sức khỏe và phòng ngừa bệnh lý. Cụ thể:

  • Lutein: Tốt cho mắt, ngăn chặn tình trạng mù lòa, ức chế hoạt động của nhiều gốc tự do gây hại cho mắt.
  • Chất xơ: Điều trị táo bón, điều hòa tiêu hóa, kiểm soát lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường, giảm cholesterol.
  • Vitamin: Chống oxy hóa, cải thiện sức đề kháng, tăng cường sức khỏe, nâng cao miễn dịch, phòng ngừa một số bệnh ung thư.
  • Magie, canxi: Ổn định chức năng của các cơ bắp, hệ thần kinh, ngừa loãng xương.
  • Kali: Kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ loãng xơ, sỏi thận, đột quỵ…

Chính vì thế việc ăn quả kiwi mỗi ngày không chỉ giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón mà còn giúp bạn bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện sức đề kháng và tránh phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng.

3. Các loại đậu

Đậu được xác định là một loại thực phẩm giàu chất xơ, có khả năng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, dễ đi đại tiện, phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón. Ngoài ra nhờ chứa nhiều protein, chất chống oxy hóa, vitamin và các khoáng chất, việc đưa các loại đậu vào thực đơn ăn uống mỗi ngày có thể giúp bạn cảm nhận thêm nhiều lợi ích sau:

  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
  • Phòng ngừa gan nhiễm mỡ
  • Kiểm soát cảm giác thèm ăn
  • Làm chậm quá trình chuyển hóa glucose, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
  • Cải thiện sức khỏe đường ruột.

Các loại đậu được liệt kê dưới đây được xác định là rất giàu chất xơ và có khả năng thúc đẩy quá trình điều trị bệnh táo bón:

  • Đậu xanh
  • Đậu lăng
  • Đậu đen
  • Đậu đỏ…
Các loại đậu
Thực phẩm giàu chất xơ, kích thích nhu động ruột, dễ đi đại tiện, ngừa và trị táo bón – Các loại đậu

4. Bông cải xanh

Một lượng lớn hoạt chất hóa học mang tên sulforaphane đã được tìm thấy trong bông cải xanh. Chất này tham gia vào quá trình bảo vệ niêm mạc đường ruột, cải thiện các hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.

Ngoài ra việc dung nạp chất sulforaphane trong bông cải xanh còn giúp bạn kháng khuẩn, ngăn chặn quá trình phát triển quá mức của các vi sinh vật không tốt cho đường ruột. Từ đó giúp các hoạt động của hệ tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ăn bông cải xanh sẽ giúp bạn phòng ngừa và cải thiện bệnh táo bón hiệu quả, bao gồm cả táo bón khi mang thai và táo bón ở những bệnh nhân phải chạy thận nhân tạo.

Hơn thế, bông cải xanh nổi tiếng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều khoáng chất, vitamin, giàu kali, natri, chất xơ. Do đó việc thêm bông cải xanh vào quá trình điều trị bệnh táo bón còn giúp bạn nâng cao sức khỏe tổng thể, cân bằng quá trình trao đổi chất, giảm cân, chống viêm, phòng ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát bệnh tiểu đường, làm chậm quá trình lão hóa, giảm nguy cơ mất trí nhớ và tăng cường hệ miễn dịch.

5. Dầu hạt lanh và dầu ô liu

Dầu hạt lanh và dầu ô liu đều là những loại dầu thực vật mang tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân, chống chướng bụng và cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra dầu ô liu rất giàu chất chống oxy hóa (squalene, axit terpenic, polyphenol, tocopherols, phytosterol), chứa acid béo không no, vitamin E, omega-3…

Những dưỡng chất nêu trên giúp dầu ô liu có khả năng chống viêm, chống lại bệnh tim, phòng ngừa đột quỵ, tốt cho trí não, phòng ngừa bệnh Alzheimer (thoái hóa thần kinh), giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và ung thư, kháng khuẩn, trị viêm khớp dạng thấp.

Đối với dầu hạt lạnh, hàm lượng chất xơ trong loại dầu này rất cao nhưng hàm lượng carb thấp. Chính vì thế dầu hạt lanh không chỉ có tác dụng cải thiện chứng táo bón mà còn giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, kiểm soát chỉ số đường huyết, giảm cholesterol, phòng ngừa tiểu đường, trị lipid cao, giảm cân, ngừa ung thư, tốt cho phụ nữ mãn kinh, cải thiện sức khỏe, làn da và nhiều vấn đề khác.

Dầu hạt lanh và dầu ô liu
Dầu hạt lanh và dầu ô liu giúp nhuận tràng, làm mềm phân, chống chướng bụng và cải thiện táo bón

6. Các loại hạt

Để phòng ngừa và cải thiện chứng táo bón, đặc biệt là chứng táo bón thai kỳ, người bệnh nên thêm các loại hạt giàu chất xơ và dinh dưỡng như hạt lanh, óc chó, hạnh nhân… để cải thiện bệnh lý và góp phần nâng cao sức khỏe. Nguyên nhân là do hàm lượng chất xơ và chất béo có lợi trong loại thực phẩm này tương đối cao.

Cụ thể những lợi ích từ việc thêm các loại hạt vào chế độ ăn uống của người bị táo bón:

  • Kích thích nhu động ruột
  • Làm mềm phân
  • Cải thiện chứng đầy hơi, chướng bụng
  • Nâng cao sức khỏe và các hoạt động của đường ruột
  • Khắc phục nhanh chứng táo  bón.

7. Khoai lang

Khoai lang là thực phẩm nhuận tràng, tốt cho những người có vấn đề về đường ruột và hệ tiêu hóa. Với hàm lượng chất xơ cao, loại thực phẩm này có khả năng cải thiện tốt tình trạng táo bón trong thời gian ngắn, giúp phần mềm, phòng ngừa tình trạng rách và chảy máu hậu môn khi đi đại tiện.

Ngoài ra bạn có thể thêm khoai lang vào thực đơn ăn uống mỗi ngày nếu muốn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, kiểm soát bệnh đái tháo đường, kiểm soát căng thẳng, phòng ngừa tình trạng thiếu vitamin A, chống viêm, phòng ngừa và điều trị ung thư, kháng khuẩn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, điều hòa huyết áp…

Những tác dụng này được thành lập là do trong loại thực phẩm này chứa những thành phần quan trọng sau:

  • Chất xơ
  • Folate (Vitamin B9)
  • Niancin (Vitamin B3)
  • Riboflavin (Vitamin B2)
  • Vitamin B6
  • Vitamin A
  • Vitamin E
  • Vitamin C
  • Kẽm
  • Phốt pho
  • Kali
  • Mangan
  • Chất sắt
  • Một lượng nhỏ chất béo có lợi…
Khoai lang
Khoai lang – Thực phẩm nhuận tràng, tốt cho những người có vấn đề về đường ruột và hệ tiêu hóa

8. Bí đỏ

Nếu bị táo bón, đau dạ dày hoặc một số vấn đề liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa, người bệnh có thể thêm bí đỏ vào thực đơn ăn uống. Vitamin, chất xơ và nhiều thành phần dinh dưỡng trong bí đỏ có khả năng kích thích các hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp phân mềm và dễ dàng bị đào thải. Từ đó giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả tình trạng táo bón.

Bên cạnh đó hàm lượng chất xơ trong bí đỏ có khả năng kích thích nhu động ruột, làm chậm quá trình hấp thu, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, giảm cảm giác đầy hơi, khó chịu, chướng bụng sau ăn.

Ngoài ra nếu thường xuyên thêm bí đỏ vào khẩu phần ăn uống, các thành dinh dưỡng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đôi mắt, cải thiện khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe tim mạch, kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, ổn định lượng đường trong máu…

9. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng như quả mâm xôi, dâu tây, việt quất… không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn là một loại thực phẩm có khả năng kiểm soát tốt tình trạng táo bón.

Theo kết quả nghiên cứu, trong thành phần của quả mọng, đặc biệt là quả mâm xôi chứa nhiều chất xơ, vitamin, một hàm lượng lớn chất chống oxy hóa và nhiều thành phần dinh dưỡng khác với tác dụng ổn định chức năng của đại tràng và đường ruột, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tốt triệu chứng của bệnh táo bón. Đồng thời giúp giảm cholesterol trong máu, hạ huyết áp, kháng viêm và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Ngoài ra quả mọng còn được chứng minh là một loại thực phẩm có khả năng kích thích quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, ổn định insulin và lượng đường trong máu, phòng ngừa phát sinh bệnh tiểu đường, tim mạch và bảo vệ tế bào khỏi những hư tổn.

Các loại quả mọng
Thực phẩm giúp ổn định chức năng của đại tràng và đường ruột, thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa – Các loại quả mọng

10. Ngũ cốc nguyên hạt

Hàm lượng chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt tương đối cao. Do đó loại thực phẩm này thường được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng, có khả năng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và loại trừ các triệu chứng khó chịu của chứng táo bón.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng người bệnh không lạm dụng nguồn chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc không dung nạp đồng thời ngũ cốc nguyên hạt cùng với những loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Bởi việc bổ sung quá nhiều chất xơ có thể gây phản tác dụng, tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.

11. Mận sấy khô

Mận sấy khô đã được chứng minh là có khả năng điều trị bệnh táo bón hiệu quả. Bởi trong loại thực phẩm này chứa một lượng lớn chất xơ cùng sorbitol (D – glucitol) có tác dụng kích thích quá trình tiết cholecystokinin – pancreazymi, giúp nhuận tràng thẩm thấu, tăng nhu động ruột. Đồng thời thúc đẩy quá trình hydrat – hoá các chất và những thần khác chứa trong ruột.

Chính vì những dưỡng chất và các tác dụng hữu hiệu nêu trên, người bệnh có thể cải thiện chứng táo bón mà không cần phải sử dụng thuốc nhuận tràng bằng mận sấy khô.

Mận sấy khô
Mận sấy khô – Thực phẩm làm tăng nhu động ruột, chữa táo bón

12. Atiso

Về vấn đề “bị táo bón nên ăn gì”, người bệnh có thể thêm bông Atiso vào chế độ ăn uống. Nguyên nhân là do thành phần prebiotic trong loại thực phẩm này có khả năng cải thiện sức khỏe và các hoạt động của đường ruột và hệ tiêu hóa. Đồng thời giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại và tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

Ngoài ra prebiotic còn có tác dụng thay đổi tính nhất quán của phân ở những bệnh nhân mắc bệnh táo bón, làm mềm và tăng số lượng phân, giúp bạn dễ dàng hơn trong việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.

13. Các loại trái cây thuộc họ cam quýt

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt giàu chất xơ, vitamin, mang đặc tính giải khát nhẹ và chống viêm. Vì thế loại thực phẩm này có tác dụng nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe và hệ miễn dịch. Đồng thời chống viêm, thúc đẩy các hoạt động của đường ruột, giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh táo bón.

Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, các loại trái cây thuộc họ cam quýt, đặc biệt là cam chưa cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Thành phần dinh dưỡng này có tác dụng duy trì việc đi tiêu đều đặn, nâng cao sức khỏe tiêu hóa.

Việc uống một ly nước cam tươi hoặc ăn một quả cam mỗi ngày có thể giúp bạn nhuận tràng, phòng ngừa táo bón và hội chứng ruột kích thích.

Ngoài ra việc thường xuyên thêm cam vào thực đơn ăn uống còn giúp bạn tăng cường chức năng não bộ, chống lão hóa, phòng ngừa bệnh ung thư, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, cải thiện sức khỏe mắt, giảm cholesterol, chống virus, chống dị ứng, giữ cho thận khỏe mạnh.

Các loại trái cây thuộc họ cam quýt
Các loại trái cây thuộc họ cam quýt – Thực phẩm thúc đẩy hoạt động của đường ruột, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh táo bón

14. Rau diếp xoăn

Rau diếp xoăn giàu chất xơ (đặc biệt là chất xơ hòa tan) có tác dụng kích thích nhu động ruột, đảm bảo các hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp làm mềm phân, chữa táo bón và duy trì thói quen đi đại tiện mỗi ngày.

Ngoài ra trong loại thực phẩm này còn chứa Inulin. Đây là nhóm các polysaccharides tự nhiên thuộc về một loại chất xơ mang tên fructan. Một số nghiên cứu đã được thực hiện và kết luận rằng, việc bổ sung inulin với lượng vừa đủ sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, giúp cải thiện tốt bệnh táo bón và những triệu chứng khó chịu đi kèm.

15. Sữa chua

Lượng vi khuẩn có lợi trong sữa chua như lactobacillus và men vi sinh bifidobacterium đã được nghiên cứu và chứng minh là có khả năng ổn định sức khỏe của đường ruột và đại tràng, giảm các triệu chứng liên quan đến hội chứng ruột kích thích, ức chế khả năng gây viêm loét của vi khuẩn H.pylori và cải thiện tình trạng táo bón.

Theo các chuyên gia, việc ăn sữa chua mỗi ngày một hũ còn giúp bạn giảm triệu chứng đầy hơi, chướng bụng do táo bón, giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa loãng xương nhờ chứa canxi và vitamin D, kiểm soát cân nặng và tăng cường các hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Sữa chua
Thực phẩm giúp ổn định sức khỏe của đường ruột và đại tràng, giảm táo bón – Sữa chua

Bị táo bón nên kiêng gì?

Bên cạnh việc giải đáp vấn đề “Bị táo bón nên ăn gì”, người bệnh cũng cần lưu ý đến những loại thực phẩm cần kiêng  trong quá trình điều trị bệnh. Bởi việc thêm các loại thực phẩm không phù hợp vào thực đơn dinh dưỡng có thể khiến tình trạng táo bón và những triệu chứng đi kèm trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ từ hoạt động rặn mạnh khi đi đại tiện.

Cụ thể các loại thực phẩm người bị táo bón cần kiêng:

1. Thực phẩm chứa gluten

Gluten thực chất là một loại protein tồn tại trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, lúa mì kamut, triticale và spenta, lúa mạch đen. Việc thêm thực phẩm giàu gluten vào chế độ ăn uống sẽ khiến tình trạng táo bón của bạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra nếu bạn tiêu thụ gluten trong thời gian mắc bệnh celiac, chức năng của hệ thống miễn dịch sẽ bị rối loạn, tấn công và gây tổn thương cho đường ruột. Đồng thời khiến những vết thương cũ trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Rượu

Rượu là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm phát sinh bệnh táo bón và khiến bệnh lý này trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do việc thường xuyên uống rượu sẽ gây ra tình trạng mất nước, làm tăng số lượng chất lỏng bị mất trong cơ thể qua nước tiểu. Điều này làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh táo bón hoặc khiến bạn trở nên nặng nề hơn.

Nếu muốn phòng ngừa tình trạng táo bón do mất nước từ việc uống rượu, bạn cần cố gắng bù lại lượng nước đã mất bằng một một ly nước lọc hoặc sử dụng những loại đồ uống không có cồn khác.

Rượu
Rượu làm tăng số lượng chất lỏng bị mất trong cơ thể qua nước tiểu và gây táo bón

3. Ngũ cốc chế biến

Ngũ cốc chế biến và những sản phẩm làm từ thực phẩm này như mì trắng, gạo trắng, bánh mì trắng thường chứa ít chất xơ và có khả năng làm nặng hơn tình trạng táo bón. Điều này xảy ra là do trong quá trình chế biến, phần mầm và phần cám của các loại hạt đã bị loại bỏ. Trong khi đó, cám chứa một lượng lớn chất xơ cùng các thành phần dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho quá trình di chuyển của phân.

Chính vì thế những người bị táo bón được khuyến cáo hạn chế ăn các loại ngũ cốc chế biến. Thay vào đó bạn cần bổ sung vào chế độ ăn uống các loại ngũ cốc nguyên hạt để cải thiện tình trạng hiện tại.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý tuyệt đối không lạm dụng chất xơ từ ngũ cốc nguyên hạt hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Trong trường hợp đã tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt thì việc thêm những loại thực phẩm giàu chất xơ khác là điều không cần thiết.

Ở một số trường hợp, việc dụng nạp quá nhiều chất xơ có thể gây phản tác dụng, thậm chí có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Đối với trường hợp này, bạn cần giảm lượng chất xơ dung nạp vào cơ thể để giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh táo bón.

4. Quả hồng

Quả hồng có khả năng gây táo bón và làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh ở một số trường hợp. Hàm lượng tannin trong loại quả này được xác định là một hợp chất có khả năng làm chậm nhu động ruột, giảm quá trình tiết và co thắt ruột. Vì thế bạn cần tránh ăn quá nhiều hồng khi bị táo bón.

Quả hồng
Thực phẩm làm chậm nhu động ruột, giảm quá trình tiết và co thắt ruột – Quả hồng

5. Thịt đỏ

Thịt đỏ được xác định là một loại thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại không được khuyến cáo sử dụng cho những người mắc bệnh táo bón vì có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do:

  • Thịt đỏ có hàm lượng chất xơ thấp Trong khi đó chất xơ lại là một thành phần dinh dưỡng không thể thiếu trong quá trình điều trị bệnh táo bón. Bên cạnh đó chất này có khả năng khiến phân mềm và dễ dàng di chuyển dọc.
  • Lượng chất béo trong thịt đỏ cao hơn cá, thịt gia cầm và nhiều loại thực phẩm khác. Điều này khiến dạ dày mất nhiều thời gian hơn trong việc tiêu hóa thức ăn và chuyển hóa dinh dưỡng. Điều này làm tăng khả năng mất bệnh táo bón và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Vì thế những người mắc bệnh táo bón nên giảm hoặc thay thế thịt đỏ bằng những loại thực phẩm giàu chất xơ và protein khác để cải thiện bệnh lý. Cụ thể như đậu lăng, đậu, đậu Hà Lan.

6. Thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng và đồ chiên rán

Việc thường xuyên dung nạp hoặc ăn nhiều thức ăn nhanh và/ hoặc đồ chiên rán có thể khiến nguy cơ mắc bệnh táo bón tăng cao. Đồng thời khiến bệnh táo bón trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn ở những người đang mắc bệnh. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này thường ít chất xơ và giàu chất béo khiến quá trình tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn, gây táo bón.

Trong chế độ ăn uống hàng ngày, các loại thức ăn nhanh hay đồ ăn nhẹ như sô cô la, bánh quy, khoai tây chiên, kem… thường được lựa chọn và thay thế cho những món ăn, thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, củ quả và rau xanh. Điều này khiến cơ thể không được dung nạp đủ lượng chất xơ cần thiết. Từ đó khiến nguy cơ mắc chứng táo bón tăng cao.

Đối với đồ ăn cay nóng, loại thực phẩm này có thể gây nóng trong, làm khô phân và gây táo bón. Hơn thế người bệnh còn có cảm giác đau khi đi đại tiện, thậm chí rách hậu môn và gây chảy máu do không thể đẩy phân ra ngoài.

Ngoài ra, thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng và đồ chiên rán thường chứa nhiều muối. Vì thế việc thường xuyên dung nạp những loại thực phẩm này có thể khiến lượng nước trong phân giảm nhanh, phân trở nên khô cứng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đẩy chúng ra khỏi cơ thể.

Thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng và đồ chiên rán
Thức ăn nhanh, thực phẩm cay nóng và đồ chiên rán – Thực phẩm khiến phân khô cứng, gây táo bón

7. Sữa và những chế phẩm từ sữa

Sữa và những chế phẩm từ sữa được xác định là nguyên nhân làm phát sinh bệnh táo bón ở một số đối tượng, trong đó phổ biến nhất là trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, những trẻ mới biết đi. Nguyên nhân là do sự nhạy cảm của cơ thể đối với hàm lượng protein trong sữa bò ở trẻ nhỏ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi tiêu thụ sữa bò những trẻ bị táo bón kinh niên có dấu hiệu cải thiện tình trạng, trẻ ít bị táo bón và dễ đi ngoài hơn so với bình thường. Việc sử dụng sữa đậu nành thay thế sữa bò trong thời gian tiếp theo ở những trẻ có độ tuổi từ 1 – 12 mắc chứng táo bón mãn tính đã sử dụng sữa bò trong thời gian dài cho thấy triệu chứng của bệnh táo bón thuyên giảm đáng kể.

Ở người lớn, các nghiên cứu cũng chứng minh được rằng có mối liên quan giữa sữa bò cũng như những chế phẩm từ sữa và bệnh táo bón. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, thay vì bị táo bón những người có cơ thể không dung nạp được đường sữa thường bị tiểu chảy sau khi tiêu thụ sữa.

Thông qua bài viết, hy vọng bệnh nhân có thể nắm rõ người bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì để nhuận tràng nhanh khỏi bệnh. Từ đó thay đổi và duy trì chế độ ăn uống phù hợp, giúp phân mềm, dễ đi ngoài và phòng ngừa bệnh tái phát.

4.8/5 - (17 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *