Trẻ sơ sinh 3-4 ngày không đi ngoài có sao không?
Nội dung bài viết
Trẻ sơ sinh 3-4 ngày không đi ngoài là một vấn đề phổ biến có thể liên quan đến chế độ ăn uống của trẻ hoặc là dấu hiệu của các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Trong hầu hết các trường hợp tình trạng này có thể tự khắc phục, nhưng cha mẹ cần lưu ý tìm hiểu nguyên nhân cũng như các yếu tố rủi ro để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nhu cầu đi ngoài của trẻ sơ sinh
Việc theo dõi nhu cầu và thói quen đi đại tiện của trẻ rất quan trọng. Chất thải và phân của trẻ sơ sinh có thể liên quan đến tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và cho cha mẹ biết trẻ có uống đủ lượng sữa cần thiết hay không. Bên cạnh đó, đi đại tiện tiêu chuẩn cũng giúp cha mẹ xác định trẻ có mất nước hoặc bị táo bón hay không.
Tần suất và nhu cầu đi đại tiện ở trẻ sơ sinh thường không giống nhau và phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trẻ bú mẹ hoàn toàn thường đi đại tiện mỗi ngày một lần trong khi trẻ bú sữa công thức có thể đi ngoài ít hơn. Nếu trẻ chuyển từ bú mẹ sang bú bình hoặc ngược lại, có thể dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài.
Cụ thể, tần suất và nhu cầu đại tiện của trẻ sơ sinh theo độ tuổi và chế độ ăn uống như sau:
- Trẻ 1 – 3 ngày tuổi: Trẻ sơ sinh thường có xu hướng đi phân xu trong vòng 24 – 48 giờ sau khi sinh.
- Trẻ từ 4 ngày tuổi: Thường đi đại tiện mỗi ngày một lần, phân có thể có màu xanh đậm hoặc xanh đen. Sau khi trẻ bú mẹ, phân có thể trở nên mềm và lỏng hơn.
- Trẻ từ 5 – 30 ngày tuổi: Trẻ có thể đại tiện khoảng 3 – 8 lần mỗi ngày, màu sắc phân có thể thay đổi từ xanh đen sang nâu hoặc nâu nhạt. Phân vàng và lỏng có thể là dấu hiệu trẻ bú đủ sữa và có hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh.
- Trẻ từ 1 – dưới 6 tháng tuổi: Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ tốt, phân của trẻ thường mềm và trẻ đi đại tiện mỗi ngày một lần. Đối với trẻ bú sữa công thức, các chất dinh dưỡng có thể khó hấp thụ, trẻ có thể đại tiện ít hơn, một số trẻ có thể 2 – 3 ngày không đi đại tiện.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi thường bắt đầu chế độ ăn dặm và bú sữa công thức, do đó một số bé có thể đi ngoài nhiều hơn và một số bé có thể đi ngoài ít hơn. Lúc này hệ thống tiêu hóa của trẻ bắt đầu làm quen với các chất dinh dưỡng và các loại thực phẩm mới, điều này có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa nhẹ. Do đó, bé có thể bị táo bón hoặc dẫn đến tình trạng 3 – 4 ngày không đi ngoài.
Trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài có sao không?
Trẻ sơ sinh có thể đi ngoài sau mỗi lần bú sữa mẹ, do đó trẻ thường đại tiện 6 – 8 lần mỗi ngày. Sau khi hệ thống tiêu hóa phát triển để tiêu thụ sữa mẹ hoặc sữa công thức, thời gian giữa các lần đi ngoài của trẻ có thể kéo dài hơn. Do đó, trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu hệ thống tiêu hóa của trẻ đang thay đổi trong quá trình thích nhi.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu táo bón hoặc một số bệnh lý liên quan đến hệ thống tiêu hóa khác. Trẻ bú mẹ thường không bị táo bón, do sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng dễ hấp thụ và tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu trẻ nhiều ngày không đi ngoài hoặc có các dấu hiệu táo bón, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài
Mặc dù trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bú mẹ hoàn toàn không bị táo bón, tuy nhiên đôi khi một số bé cũng có thể bị táo bón nhẹ. Trên thực tế có khoảng 30% trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài hoặc đi ngoài với phân khô cứng.
1. Đối với trẻ bú mẹ
Như đã nêu trên, trẻ bú mẹ hầu như không bị táo bón, vì sữa mẹ bổ dưỡng và dễ tiêu hóa. Do đó, nếu trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài hoặc có dấu hiệu táo bón, người mẹ có thể nên thay đổi chế độ ăn uống.
Sau 6 tuần đầu tiên, sữa mẹ thường có ít hoặc chỉ chứa một lượng nhỏ protein được gọi là sữa non. Chất lỏng này là một phần trong sữa mẹ hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và chống lại vi trùng. Sữa non cũng có thể hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng và giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.
Do đó, sau tuần thứ 6, sau khi sữa mẹ không tiết protein hỗ trợ tiêu hóa, trẻ có thể nhiều ngày không đi vệ sinh hoặc đi ngoài nhiều hơn một lần trong ngày. Điều này hoàn toàn bình thường và có thể tự khắc phục khi hệ thống tiêu hóa của quen với các chất dinh dưỡng mới.
2. Đối với trẻ bú sữa công thức
Nếu trẻ bú sữa công thức, trẻ có thể bị đầy hơi nếu nuốt phải không khí khi bú hoặc bị táo bón khi thay đổi loại sữa mới. Hệ thống tiêu hóa của trẻ có thể chưa hoàn thiện để thích nghi với các thay đổi mới. Điều này có thể khiến trẻ trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài hoặc xuất hiện các dấu hiệu khó đi ngoài.
Thông thường các triệu chứng sẽ được cải thiện sau vài ngày. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cần thay đổi loại sữa nếu tình trạng táo bón kéo dài. Bên cạnh đó, nếu trẻ khó chịu, khóc hoặc cáu gắt khi đi đại tiện, cha mẹ có thể nên đưa trẻ đến bệnh viện để tránh các rủi ro không mong muốn.
Tham khảo thêm: 5+ loại sữa cho trẻ bị táo bón – Hạp, dễ tiêu hẳn
3. Đối với trẻ ăn dặm
Thông thường trẻ bắt đầu ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, tuy nhiên một số bé có thể bắt đầu ăn dặm khi được 4 tháng. Khi trẻ bắt đầu làm quen với các món ăn đặc, trẻ có thể không đi ngoài trong 3 – 4 ngày. Bên cạnh đó, một số trẻ có thể bị đầy hơi, chướng bụng hoặc bị nấc cục.
Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ có thể cho trẻ ăn dặm một cách từ từ để xác định độ nhạy cảm hoặc các loại thức ăn phù hợp với hệ thống tiêu hóa của trẻ.
4. Dấu hiệu táo bón
Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu của bệnh táo bón. Thông thường táo bón ở trẻ sơ sinh không phổ biến, tuy nhiên cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Khóc
- Giảm sự thèm ăn
- Căng thẳng nghiêm trọng hoặc da trở nên tái nhợt mà không đi đại tiện
- Phân khô cứng và nhỏ
- Phân khô, có màu sẫm
5. Dấu hiệu của các bệnh lý khác
Đôi khi tình trạng trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài có thể là dấu hiệu của các dị tật bẩm sinh, bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Các bệnh lý và điều kiện y tế liên quan có thể bao gồm:
- Bất thường về vị trí trực tràng, hậu môn hoặc bị tắc nghẽn ruột bẩm sinh
- Các bệnh lý nguy hiểm như viêm ruột, xơ nang, lồng ruột,..
- Các bệnh lý hiếm gặp ở trẻ sơ sinh bao gồm Hirschsprung (ngộ độc trong quá trình phát triển, gây ảnh hưởng đến ruột già) hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp
Đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp để tránh các rủi ro liên quan.
Trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài phải làm sao?
Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
1. Đưa trẻ đến bệnh viện
Nếu trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi hoàn toàn không đi ngoài hoặc rất hiếm khi đi ngoài, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, tình trạng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Bên cạnh đó, đưa trẻ đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Nôn mửa
- Từ chối bú sữa
- Khóc quá nhiều
- Chướng bụng, đầy hơi, bụng căng cứng
- Cong lưng như thể đang bị đau
- Sốt
Trẻ dưới 6 tuần tuổi hiếm khi bị táo bón. Do đó, gọi cho bác sĩ ngay nếu trẻ không đại tiện sau 1 tuần hoặc nếu trẻ đi ngoài phân cứng nhiều hơn 2 lần mỗi tuần.
2. Biện pháp khắc phục tại nhà
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài. Cụ thể các biện pháp phổ biến bao gồm:
- Cho trẻ bú thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đối với trẻ bú sữa công thức, không thêm nước vào sữa của trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ bú thêm nước giữa các lần bú sữa.
- Bổ sung chất lỏng nếu trẻ trên 6 tháng tuổi hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại nước ép táo, mận hoặc lê. Các loại nước ép trái cây này có một loại đường tự nhiên gọi là sorbitol cũng là một chất nhuận tràng. Tuy nhiên không cho trẻ uống nhiều hơn 50 ml mỗi ngày để tránh các rủi ro sức khỏe liên quan. Bên cạnh đó, không cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước mà không trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
- Tập thể dục và vận động thường xuyên có thể hỗ trợ lưu thông thức ăn và tăng cường nhu động ruột. Cha mẹ có thể tập thể dục cho trẻ bằng cách di chuyển hai chân của trẻ mô phỏng theo tư thế đạp xe đạp để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa.
- Massage và tắm nước ấm có thể hỗ trợ thư giãn và giúp các cơ bụng giảm căng thẳng.
- Thay đổi chế độ ăn uống của người mẹ có thể hỗ trợ hệ thống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh bú mẹ. Mặc dù không có nghiên cứu cụ thể, tuy nhiên người mẹ có thể tăng cường chất xơ, nước và các loại vitamin cần thiết để hỗ trợ dinh dưỡng cho bé.
- Sử dụng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn trong trường hợp trẻ táo bón nghiêm trọng. Không sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh nếu không được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ sơ sinh 3 – 4 ngày không đi ngoài là một tình trạng phổ biến và hiếm khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi trẻ có thể bị táo bón hoặc một số bệnh lý liên quan khác, do đó tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi bị táo bón phải làm sao?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!