Sâu răng ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Sâu răng ở trẻ em là sự phá hủy cấu trúc răng, có thể ảnh hưởng đến lớp men răng và lớp ngà của răng. Nếu không được điều trị, vi khuẩn sâu răng có thể tấn công các lớp sâu hơn của răng và dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng liên quan.

sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ em có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp

Sâu răng ở trẻ em là gì?

Răng ở trẻ em là một cấu trúc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ. Răng giúp cắt và nghiền nát thức ăn trước khi được nuốt và tiêu hóa. Bên cạnh đó, răng ở trẻ em có thể giúp trẻ phát âm một cách chính xác. Ở trẻ em, sâu răng có thể dẫn đến một số vấn đề dinh dưỡng và các vấn đề khác về giọng nói.

Sâu răng ở trẻ em tương tự như các loại sâu răng khác, xảy ra khi men răng bị phá hủy. Men răng là lớp bề mặt cứng bên ngoài của răng. Trẻ có nguy cơ sâu răng kể từ lúc mọc chiếc răng đầu tiên, xảy ra khi trẻ được khoảng 6 tháng tuổi.

Theo các nghiên cứu, sâu răng là một trong những bệnh lý mãn tính phổ biến nhất ở trẻ em. Trẻ có nhiều khả năng bị sâu răng hơn người lớn. Điều này là do men răng sữa ở trẻ em thường mỏng và nhạy cảm hơn rất nhiều lần so với người lớn. Giống như ở người lớn, sâu răng ở trẻ xảy ra khi vi khuẩn phân hủy đường thành axit, làm hỏng các mô răng. Do đó, để phòng ngừa sâu răng, điều quan trọng là đảm bảo trẻ không ăn quá nhiều thực phẩm ngọt hoặc uống nhiều đồ uống có nhiều đường và đánh răng thường xuyên.

Các giai đoạn của sâu răng ở trẻ em

Thông thường trên bề mặt răng có một lớp màng dính, không màu, phủ bên trên bề mặt răng. Mảng bám này được hình thành từ vi khuẩn, các mảnh thức ăn và nước bọt. Nếu răng không được làm sạch thường xuyên, các mảng bám có thể bắt đầu tích tụ. Các mảng bám này cứng lại theo thời gian, tạo thành cao răng. Cao răng thường khó loại bỏ và có thể dẫn đến sâu răng và một số bệnh lý răng miệng khác.

Các nha sĩ có biết, cụ thể sâu răng ở trẻ em thường trải qua 5 giai đoạn, bao gồm:

1. Tổn thương men răng

Lớp ngoài cùng của răng, được gọi là men răng, được tạo thành các các mô gọi là men răng. Men răng là lớp mô cứng nhất trong cơ thể và chủ yếu được tạo thành từ các khoáng chất. Khi răng tiếp xúc với axit do vi khuẩn tạo thành từ các mảng bám, men răng sẽ bắt đầu mất các khoáng chất.

Trẻ 1 tuổi bị sâu răng
Trong giai đoạn đầu, lớp men răng của trẻ có thể bị tổn thương

Khi mất các khoáng chất cần thiết. Bề mặt răng sẽ bắt đầu xuất hiện các đốm trắng, đây là khu vực mất khoáng chất. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng này sẽ phát triển thành bệnh sâu răng.

2. Phân hủy men răng

Sau khi mất các lớp khoáng chất cần thiết, men răng sẽ bị phá hủy theo thời gian. Lâu dần, các đốm trắng trên răng trẻ sẽ phát triển thành màu nâu sẫm.

Khi men răng bị suy yếu, điều này có thể hình thành các lỗ nhỏ trên răng, được gọi là lỗ sâu răng hoặc sâu răng. Các lỗ sâu này cần được trám lại để tránh tình trạng sâu răng lan rộng.

3. Sâu răng

Bên dưới các mô men răng là lớp ngà răng. Ngà răng thường mềm hơn men răng, nhạy cảm hơn với tác động của axit, đặc biệt là ở trẻ em. Do đó, nếu các lỗ sâu răng không được điều trị, sâu răng có thể tiến triển với tốc độ nhanh hơn khi ảnh hưởng đến ngà răng.

Sâu răng ở trẻ 2 tuổi
Nếu không được điều trị, sâu răng có thể tổn thương đến các lớp sâu hơn của răng

Ngà răng cũng chứa các ống dẫn đến các dây thần kinh của răng. Do đó, khi ngà răng bị ảnh hưởng, trẻ có thể cảm thấy ê buốt răng, đặc biệt là khi sử dụng thực phẩm hoặc đồ uống nóng hoặc lạnh.

4. Tổn thương tủy răng

Tủy răng là lớp trong cùng của răng, chứa đầy các dây thần kinh, mạch máu để giữ cho răng khỏe mạnh. Các dây thần kinh bên trong tủy răng cung cấp các cảm giác cho răng.

Khi tủy răng bị tổn thương, răng có thể bắt đầu bị bị kích ứng, dẫn đến sưng nướu răng. Tuy nhiên, các mô xung quanh răng thường không thể giãn nở để thích ứng, do đó áp lực sẽ chèn ép lên các dây thần kinh răng. Điều này khiến trẻ em bị sâu răng cảm thấy ê buốt và đau đớn.

5. Áp xe răng

Sau khi sâu răng đã tiến sâu vào tủy răng, vi khuẩn có thể xâm nhập và gây nhiễm trùng. Tình trạng này có thể phát triển theo thời gian, dẫn đến viêm nhiễm gia tăng, gây hình thành mủ ở đáy răng, được gọi là áp xe răng.

Ở trẻ em, áp xe răng dẫn đến đau đớn dữ dội và có thể lan xuống xương hàm. Các triệu chứng khác có thể bao gồm, sưng nướu răng, mặt, hoặc hàm, sốt và sưng các hạch bạch huyết ở cổ.

Áp xe răng cần được điều trị kịp thời, bởi vì vi khuẩn có thể lan vào xương cũng như các vùng đầu và cổ của trẻ. Trong các trường hợp cần thiết, trẻ có thể cần nhổ răng để điều trị và ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Mặc dù ở trẻ em, răng sữa sẽ được thay thế bởi răng vĩnh viễn theo thời gian. Tuy nhiên việc giữa răng sữa khỏe mạnh là một điều quan trọng để tránh gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Trẻ em cần răng sữa để nhai và nói, tuy nhiên răng sữa cũng cần thiết để định hình cho cấu trúc răng vĩnh viễn. Sâu răng ở trẻ em khiến răng sữa bị mất quá sớm. Điều này khiến răng vĩnh viễn không thể mọc đúng cách, dẫn đến xô lệch và gây mất thẩm mỹ.

Dấu hiệu và triệu chứng sâu răng ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng sâu răng ở trẻ em thường khác nhau, tùy thuộc vào kích thước của các tổn thương răng.

Trong giai đoạn đầu, sâu răng thường bao gồm xuất hiện các đốm trắng trên bề mặt răng, xảy ra khi các khoáng chất bị ảnh hưởng, nhưng lớp men răng vẫn còn nguyên vẹn. Trong giai đoạn này, trẻ có thể không cảm thấy đau và các lỗ sâu răng có thể được làm đầy với fluor.

Khi sâu răng đã tiến triển, các lỗ màu nâu hoặc đen sẽ được hình thành, gọi là lỗ sâu răng. Các lỗ này cần được trám lại để phục hồi hình dạng răng và tránh sâu răng lan rộng.

Các triệu chứng phổ biến và dấu hiệu sâu răng ở trẻ em thường bao gồm:

  • Hình thành các đốm hoặc đường trắng trên bề mặt răng (trong giai đoạn đầu)
  • Hình thành các lỗ nâu hoặc đen (trong giai đoạn tiến triển)
  • Nhạy cảm với thức ăn ngọt, lạnh hoặc nóng
  • Đau đớn khi cắn hoặc nhau
  • Đau buốt răng liên tục
  • Sưng nướu răng
  • Sưng mặt
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Thức ăn thường mắc kẹt bên trong răng
  • Khó cắn hoặc nhai một số loại thức ăn
  • Áp xe trên răng gây đau, sưng mặt và sốt

Một số hình ảnh sâu răng ở trẻ em:

hình ảnh sâu răng trong giai đoạn đầu
Trong giai đoạn đầu, răng của trẻ có thể hình thành các lỗ nhỏ màu đen hoặc nâu
hình ảnh sâu răng ở trẻ em
Sâu răng có thể ảnh hưởng đến nhiều răng cùng một lúc
Sâu răng gây hình thành các lỗ đen trên răng
Sâu răng gây hình thành các lỗ đen trên răng
sâu răng gây đớn đớn ở trẻ em
Nếu không được điều trị, trẻ có thể bị mất răng

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em

Sâu răng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, theo thống kê, có khoảng 20% trẻ em từ 5 – 11 tuổi có ít nhất một chiếc răng sâu và không được điều trị đứng cách.

Sâu răng ở trẻ em hình thành khi vi khuẩn và một số tác nhân khác. Sâu răng thường xảy ra khi thức ăn có chứa carbohydrate (đường và tinh bột) không được làm sạch đúng cách. Các loại thực phẩm này thường bao gồm:

  • Sữa
  • Soda
  • Nho khô
  • Các loại kẹo
  • Bánh ngọt
  • Nước ép hoa quả
  • Ngũ cốc
  • Bánh mì

Vi khuẩn sống trong miệng sẽ biến đổi các loại thức ăn này, tạo ra axit. Sự kết hợp của vi khuẩn, thức ăn, axit và nước bọt sẽ tạo thành một chất, được gọi là mảng bám trên răng. Theo thời gian, các axit do vi khuẩn này sẽ gây ăn mòn men răng, gây sâu răng.

sâu răng ở trẻ em như thế nào
Sử dụng đồ ăn và thức uống chứa nhiều đường có thể gây sâu răng

Các yếu tố rủi ro gây sâu răng ở trẻ em:

  • Vệ sinh răng miệng kém: Nếu trẻ không đảm bảo vệ sinh răng miệng, các mảng bám sẽ tích tụ trên bề mặt răng. Mảng bám răng là một màng dính, không màu của vi khuẩn, có thể gây phát sinh các bệnh sâu răng, viêm lợi hoặc viêm nha chu.
  • Sử dụng thực phẩm và đồ uống chứa đường: Vi khuẩn trên thức ăn và đồ uống có thể tạo ra đường và axit phá vỡ các men răng. Trẻ ăn càng nhiều thức ăn chứa đường, nguy cơ sâu răng càng cao.
  • Không nhận đủ lượng fluor cần thiết: Fluor đóng vai trò quan trọng trọng việc ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em.
  • Trẻ em bị khô miệng: Khô miệng là một tình trạng tạm thời, xảy ra khi miệng mất nước hoặc thở bằng miệng khi ngủ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng khô miệng có thể do các tuyến nước bọt ngừng hoạt động bình thường. Nước bọt là tuyến phòng ngừa đầu tiên để chống lại vi khuẩn ở răng và miệng. Lưu lượng nước bọt kém sẽ tăng nguy cơ sâu răng, bệnh nướu răng và hôi miệng.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản hoặc ợ nóng.

Bệnh sâu răng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Sâu răng ở trẻ em có thể được điều trị bằng cách bổ sung fluor trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, sâu răng có thể dẫn đến một số vấn đề, chẳng hạn như:

bệnh sâu răng ở trẻ em có nguy hiểm không
Bệnh sâu răng ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng khi trưởng thành
  • Đau răng khi nhai hoặc cắn
  • Gặp vấn đề về dinh dưỡng do gặp khó khăn khi ăn
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch do mất răng sữa sớm
  • Nhiễm trùng răng
  • Bệnh nướu răng, bao gồm viêm nha chu ở trẻ em
  • Áp xe răng hoặc áp xe nướu
  • Mất răng

Áp xe răng là một tình trạng nghiêm trọng, có thể gây nhiễm trùng huyết và gây đe dọa đến tính mạng nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Sốt cao
  • Đau răng
  • Răng nhạy cảm hơn với nóng hoặc lạnh
  • Sưng nướu răng
  • Sưng các hạch bạch huyết ở cổ
  • Sưng hàm

Ngoài ra, đôi khi áp xe răng cũng có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Hơi thở có mùi hôi
  • Có vị khó chịu trong miệng
  • Đau lan đến tai, hàm và cổ
  • Đau răng trở nên nghiêm trọng hơn khi nằm và có thể khiến trẻ không thể ngủ vào ban đêm

Chẩn đoán sâu răng ở trẻ em như thế nào?

Nha sĩ có thể phát hiện sâu răng trong giai đoạn đầu và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Do đó, điều quan trọng là đưa trẻ đến gặp nha sĩ định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm.

Các phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra sâu răng ở trẻ em, bao gồm:

  • Kiểm tra khoang miệng: Nha sĩ thường sử dụng gương nha khoa và đầu dò để phát hiện các lỗ sâu răng ở răng trên và răng dưới của trẻ.
  • Chụp X – quang quanh răng: Nha sĩ có thể chụp X – quang toàn bộ răng từ thân răng đến chân răng xung quanh chiếc răng bị ảnh hưởng để phát hiện các bất thường ở chân răng và xương quanh răng.
  • Chụp X – quang toàn bộ miệng: Xét nghiệm này được sử dụng để kiểm tra tình trạng đã mọc và chưa mọc để xác định các vấn đề liên quan. Ngoài ra, loại xét nghiệm X – quang này cũng có thể kiểm tra sự phát triển và mọc răng của trẻ có bình thường hay không.

Biện pháp điều trị sâu răng ở trẻ em

Các phương pháp điều trị sâu răng ở trẻ em phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Cụ thể, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

1. Bổ sung fluor

Florua là một khoáng chất có thể giúp tăng cường men răng. Trong giai đoạn đầu của sâu răng, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng fluor dưới nhiều hình thức khác nhau để điều trị và ngăn ngừa các tổn thương do sâu răng ở trẻ em gây ra.

Nha sĩ có thể áp dụng trực tiếp fluor lên răng bị ảnh hưởng. Các phương pháp này thường nhanh chóng, chỉ mất vài phút. Fluor thường có sẵn dưới dạng gel, dầu bóng, bọt hoặc dung dịch.

điều trị sâu răng ở trẻ em
Trong giai đoạn đầu, sâu răng được điều trị bằng cách bổ sung fluor

2. Trám răng

Trong giai đoạn men răng đã bị tổn thương, các lỗ sâu răng đã hình thành. Nha sĩ có thể đề nghị trám răng để điều trị.

Để trám răng, nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ để loại bỏ các hư tổn ở khu vực sâu răng. Sau đó, lấp đầy các lỗ sâu răng bằng các vật liệu nhân tạo, chẳng hạn như nhựa thông, sứ hoặc các hỗn hợp nha khoa khác. Các vật liệu này thường có màu tương tự với màu răng của trẻ và được mài nhẵn so với bề mặt răng để tránh gây ảnh hưởng đến khả năng nhai, cắn thức ăn.

3. Mão răng

Trong giai đoạn sâu răng ở trẻ em gây ảnh hưởng đến ngà răng, sâu răng có thể phát triển với tốc độ nhanh chóng và cần được điều trị. Trong giai đoạn sớm, tình trạng này có thể được điều trị bằng cách trám răng. Tuy nhiên, trong giai đoạn muộn, nha sĩ có thể đề nghị bọc mão răng để điều trị.

Mão răng là một loại răng sứ được bao bên trên răng để phục hồi các tổn thương ở răng. Trước khi bọc mão răng, nha sĩ sẽ loại bỏ khu vực răng sâu và làm sạch răng. Bên cạnh đó, một số mô răng khỏe mạnh cũng có thể được loại bỏ để đảm bảo mão răng khít với răng của trẻ.

4. Lấy tủy răng

Trong trường hợp sâu răng đã ảnh hưởng đến tủy răng, trẻ có thể cần được lấy tủy để điều trị. Bên trong ống tủy răng, tủy răng bị tổn thương có thể được loại bỏ. Nha sĩ sẽ làm sạch khoang răng và trám lỗ hỏng răng. Sau đó, mão răng sẽ được đặt bên trên răng bị tổn thương để tránh các rủi ro.

điều trị sâu răng sữa ở trẻ em
Trong trường hợp tổn thương ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ có thể đề nghị lấy tủy răng

5. Nhổ răng

Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng hoặc áp xe răng, nha sĩ có thể đề nghị nhổ bỏ răng để tránh nhiễm trùng lan rộng và ngăn ngừa các biến chứng.

Đầu tiên, trẻ sẽ được gây tê tại vị trí răng bị tổn thương. Sau đó răng bị tổn thương sẽ được loại bỏ. Ngoài ra, sau khi nhổ răng, nha sĩ có thể hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc răng cụ thể.

Đôi khi trẻ có thể bị sưng, đau sau khi nhổ răng, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi cho nha sĩ ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Sốt
  • Buồn nôn
  • Bôn
  • Đau đớn dữ dội, sưng tấy hoặc chảy máu
  • Các cơn đau trở nên nghiêm trọng theo thời gian

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Thực hành vệ sinh răng miệng tốt  là một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa sâu răng và các bệnh răng miệng, bao gồm viêm nướu hoặc viêm nha chu. Nha sĩ có thể hướng dẫn một số biện pháp hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng ở trẻ em, chẳng hạn như:

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Làm sạch nướu của trẻ ngay cả khi trẻ chưa mọc chiếc răng đầu tiên. Lau sạch nướu của trẻ bằng khăn ẩm ngay sau khi bú hoặc ăn.
  • Bắt đầu chải răng ngay sau khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Cha mẹ có thể sử dụng bàn chải dành cho trẻ sơ sinh, làm ướt với nước, chà nhẹ nhàng qua lại trên bề mặt răng, dọc theo đường viền nướu. Nếu sử dụng kem đánh răng cho trẻ, hãy sử dụng loại không có chứa fluor.
phòng ngừa sâu ở trẻ em
Vệ sinh răng cho trẻ đúng cách có thể phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Đối với trẻ mới biết đi:

  • Đánh răng cho trẻ trong vòng ít nhất là 30 giây, tốt nhất là khoảng 1 phút sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ. Khi chải răng, đặt bàn chải ở một góc 45 độ so với răng và chải nhẹ nhàng.
  • Bắt đầu sử dụng một lượng kem đánh răng có chứa flour khi trẻ được 2 hoặc 3 tuổi.
  • Sử dụng chỉ nha khoa khi độ dài răng ở hàm trên và hàm dưới phát triển đến mức có thể chạm vào nhau.

Đối với trẻ 3 – 5 tuổi:

  • Hướng dẫn trẻ cách tự đánh răng với bàn chải dành cho trẻ em.
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày hoặc sau mỗi bữa ăn. Sử dụng kem đánh răng có chứa flour để tăng cường sức khỏe của răng.

Ngoài ra, để chăm sóc răng miệng tốt nhất, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề, chẳng hạn như:

  • Gặp nha sĩ thường xuyên để phát hiện và điều trị các vấn đề sau răng trước khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
  • Hạn chế thực phẩm ngọt, đồ uống có lượng đường cao, chẳng hạn như bánh quy, kẹo và nước ngọt.
  • Uống nước có chứa flour để giữ cho men răng chắc khỏe và tránh nguy cơ sâu răng.
  • Hạn chế ăn vặt giữa các bữa ăn chính, bởi vì điều này có thể khiến vi khuẩn bên trong miệng tăng lên do lượng đường chuyển hóa thành axit.
  • Trám các khe nứt răng để bảo vệ răng khỏi các tổn thương và ngăn ngừa thức ăn mắc lại, gây tổn thương răng.

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến, xảy ra vi khuẩn chuyển hóa đường từ thức ăn thành axit, gây hình thảnh mảng bám và làm hỏng răng. Sâu răng thường cơ 5 giai đoạn và cần được điều trị phù hợp. Đến giai đoạn cuối cùng, răng có thể bị tổn thương vĩnh viễn và cần loại bỏ răng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Việc điều trị sâu răng ở trẻ em thường bao gồm điều trị với fluor, trám răng, lấy tủy, bọc mão răng và nhổ răng khi cần thiết. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp cho trẻ để ngăn ngừa sâu răng và các rủi ro liên quan.

Trao đổi trực tiếp với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông tin tham khảo thêm:

5/5 - (3 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *