Răng cửa bị sâu: Nguyên nhân, cách điều trị (trám, bọc sứ…)

Răng cửa bị sâu dẫn đến việc hình thành những lỗ nhỏ hoặc khe hở trên răng. Tình trạng này thường xảy ra khi người bệnh không có thói quen vệ sinh răng miệng phù hợp hoặc có chế độ ăn uống kém.

Sâu răng cửa
Sâu răng cửa thường phổ biến ở những người có thói quen vệ sinh răng không đầy đủ

Sâu răng cửa là gì?

Sâu răng là sự phân hủy của răng do axit tạo ra bởi vi khuẩn, thường xảy ra khi có sự kết hợp của nhiều yếu tố, chẳng hạn như thường xuyên ăn vặt, sử dụng đồ uống có đường và không vệ sinh răng miệng phù hợp. Sâu răng là vấn đề sức khỏe phổ biến nhất trên thế giới, thường phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ sơ sinh.

Trong hầu hết các trường hợp, sâu răng ảnh hưởng đến răng hàm và răng tiền hàm hoặc các răng được sử dụng để nhai ở phía trong miệng. Bởi vì các răng này thường có rãnh và không bằng phẳng, do đó thức ăn và các phần tử khác dễ kẹt vào. Ngoài ra, các vị trí này cũng thường khó làm sạch do bàn chải răng không tiếp cần được đầy đủ.

Trẻ em là đối tượng dễ bị sâu răng cửa nhất do thói quen bú bình và uống nước bằng bình. Ở trẻ bú bình, các chất lỏng chứa một lượng đường đậm đặc sẽ tiếp cận răng cửa một cách trực tiếp. Điều này có thể khiến đường đọng lại ở răng cửa, tăng nguy cơ hình thành vi khuẩn và gây sâu răng. Những trẻ em bú bình qua đêm có nhiều nguy cơ phát triển, tích tụ vi khuẩn và gây sâu răng.

Sâu răng cửa thường không phổ biến, đặc biệt là ở người trưởng thành. Tuy nhiên việc không vệ sinh răng miệng phù hợp, không đánh răng 2 lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên hoặc lạm dụng đồ ăn vặt và đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ sâu răng cửa.

Sâu răng của nếu không được điều trị, các tổn thương sẽ lớn dần và ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Tình trạng này có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng răng và mất răng cửa. Đến gặp nha sĩ thường xuyên, đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa có thể hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Nguyên nhân gây sâu răng cửa

Theo khảo sát, có khoảng 5.1% trẻ em bị sâu răng cửa, đặc biệt là trẻ em thường xuyên sử dụng các sản phẩm chứa đường qua đêm, trong thời gian dài.

Sâu răng cửa tương tự như sâu hàm, đây là một quá trình xảy ra theo thời gian. Cụ thể, sâu răng xảy ra theo quá trình sau:

  • Hình thành các mảng bám: Mảng bám răng là một lớp màng trong suốt bao phủ răng. Sử dụng quá nhiều đường, tinh bột và không vệ sinh răng miệng phù hợp có thể làm tăng nguy cơ sâu răng cửa.
  • Tổn thương men răng: Các axit trong mảng bám có thể tấn công các lớp khoáng chất bên ngoài men răng. Điều này dẫn đến việc hình thành các lỗ nhỏ trên men răng, điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, axit tấn công ngà răng, gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh và dẫn đến ê buốt răng.
  • Ảnh hưởng đến tủy răng: Khi sâu răng phát triển, vi khuẩn và axit có thể tấn công tủy răng, gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến đau đớn, sưng chân răng hoặc ảnh hưởng đến xương nâng đỡ răng.
răng cửa bị sâu
Thường xuyên tiêu thụ thức ăn chứa đường có thể tăng nguy cơ sâu răng cửa

Các yếu tố rủi ro dẫn đến sâu răng cửa:

  • Thường xuyên ăn vặt hoặc sử dụng đồ uống có đường. Điều này có thể tạo ra axit trong miệng, làm mòn men răng, viêm nướu răng và sâu răng.
  • Thói quen ăn uống nhiều thực phẩm bám lâu ngày trên răng, chẳng hạn như sữa, kem, mật ong, phô mai, đường, soda, trái cây sấy khô, bánh ngọt, bánh quy, kẹo cứng, ngũ cốc hoặc khoai tây chiên.
  • Cho trẻ bú trước khi đi ngủ là không làm sạch răng ngay sau đó. Các loại sữa công thức, nước trái cây hoặc các loại đồ uống có chứa đường khác, có thể lưu lại trên răng nhiều giờ. Điều này có thể gây tổn thương răng, đặc biệt là răng cửa ở trẻ em.
  • Vệ sinh răng miệng không đầy đủ, chẳng hạn như không đánh răng 2 lần mỗi ngày và không sử dụng chỉ nha khoa. Điều này làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và dẫn đến sâu răng.
  • Không nhận đủ lượng fluor cần thiết để ngăn ngừa sâu răng.
  • Khô miệng do thiếu nước bọt có thể tăng cường lượng vi khuẩn trong miệng, không thể loại bỏ thức ăn thừa có thể làm tăng nguy cơ sâu răng cửa.
  • Ợ nóng, ợ chua và trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân có thể gây sâu răng cửa. Việc trào ngược có thể khiến ngà răng bị tổn thương và dẫn đến sâu răng.
  • Rối loạn ăn uống, bao gồm chán ăn hoặc ăn uống vô độ đều có thể dẫn đến mòn răng và sâu răng.

Dấu hiệu nhận biết sâu răng cửa

Các triệu chứng sâu răng cửa thường không giống nhau ở mỗi người bệnh và phụ thuộc vào kích thước của các lỗ sâu. Trong giai đoạn đầu của sâu răng, hầu như người bệnh không thể nhìn thấy bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, một số dấu hiệu tiềm ẩn có thể bao gồm:

  • Đau khi cắn
  • Ố hoặc thay đổi màu (trắng, đen hoặc nâu) trên bề mặt răng
  • Có thể nhìn thấy các lỗ nhỏ trên bề mặt răng
  • Ê buốt răng
  • Đau răng
  • Đau buốt nhẹ khi ăn hoặc uống thực phẩm nóng, lạnh hoặc ngọt

Người bệnh nên đến nha khoa để kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu sâu răng. Ngoài ra, làm sạch răng chuyên nghiệp thường xuyên để tránh các nguy cơ sâu răng.

Sâu răng cửa có nguy hiểm không?

Sâu răng là một vấn đề phổ biến và thường không được chăm sóc y tế phù hợp. Nhiều người có xu hướng bỏ qua các triệu chứng sâu răng, đặc biệt là sâu răng ở trẻ em, bởi vì răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, sâu răng cửa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng lâu dài, ngay cả đối với trẻ em chưa mọc răng vĩnh viễn.

Răng cửa bị sâu bên trong
Sâu răng cửa có thể trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ mất răng

Cụ thể, sâu răng cửa có thể dẫn đến một số biến chứng, chẳng hạn như:

  • Đau đớn
  • Áp xe răng
  • Sưng nướu răng hoặc chảy mủ quanh răng
  • Gây hỏng răng hoặc gãy răng
  • Gặp vấn đề khi nhai
  • Thay đổi vị trí răng cửa sau khi mất răng, đối với tình trạng sâu răng ở trẻ em
  • Gây ảnh hưởng đến chế độ ăn uống hàng ngày có thể gây suy dinh dưỡng
  • Gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ
  • Mất răng cửa
  • Áp xe răng cửa, hình thành túi mủ do nhiễm trùng vi khuẩn và gây đe dọa đến tính mạng

Răng cửa bị sâu phải làm sao?

Trong hầu hết các trường hợp, răng cửa bị sâu có thể được điều trị dễ dàng bằng nhiều cách khác nhau. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp, chẳng hạn như:

1. Điều trị bằng fluor

Trong giai đoạn đầu khi răng cửa bị sâu, nha sĩ có thể đề nghị điều trị bằng fluor để phục hồi men răng và đảo ngược tình trạng sâu răng.

Các phương pháp điều trị bằng fluor có sẵn trong nước súc miệng, kem đánh răng không kê đơn, một số loại nước uống, dạng dầu bóng, bọt, gel hoặc các chất lỏng bổ sung. Hầu hết các trường hợp, việc điều trị với fluor thường chỉ mất vài phút.

2. Trám răng

Trong trường hợp men răng bị tổn thương, nha sĩ có thể đề nghị trám răng để điều trị. Đây là phương pháp điều trị và phục hình cho tình trạng răng cửa bị sâu phổ biến nhất.

Nha sĩ có thể trám răng bằng các chất liệu hỗn hợp, chẳng hạn như nhựa thông, sứ hoặc các vật liệu nha khoa hỗn hợp khác.

Cách trám răng cửa bị sâu
Răng cửa bị sâu cần được trám để tránh rủi ro gây mất răng

3. Bọc mão răng sứ

Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng hoặc khi răng bị yếu, nha sĩ có thể đề nghị bọc mão răng sứ. Trong thủ thuật này, nha sĩ sẽ bọc một lớp phủ bên ngoài răng để để thay thế toàn bộ mão răng tự nhiên.

Trước khi bọc mão răng, nha sĩ sẽ làm sạch sâu răng và loại bỏ một số mô khỏe mạnh để đảm bảo mão răng sứ sẽ phù hợp với răng. Mão răng có thể được làm bằng vàng, sứ có độ bền cao, nhựa thông, sứ kết hợp với kim loại hoặc một số loại vật liệu nha khoa khác.

4. Lấy tủy răng

Trong trường hợp răng cửa bị sâu đến bên trong ống tủy răng, nha sĩ có thể đề nghị lấy tủy răng. Đây là phương pháp điều trị có thể cải thiện các triệu chứng sâu răng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng mà không cần phải nhổ bỏ răng.

Nha sĩ sẽ đưa thuốc vào ống tủy để làm sạch nhiễm trùng, sau đó trám lỗ hổng răng để ngăn ngừa các rủi ro sâu răng tái phát.

5. Nhổ răng

Trong trường hợp sâu răng nghiêm trọng, không thể phục hồi, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng để điều trị sâu răng.

Khi nhổ răng cửa, người bệnh sẽ có một lỗ trống gây mất thẩm mỹ và cho phép các răng xung quanh dịch chuyển, gây mất vị trí và dẫn đến tình trạng răng thưa. Ở trẻ em, khi nhổ răng cửa quá sớm do sâu răng, răng cửa vĩnh viễn có thể bị ảnh hưởng và mọc lệch khỏi vị trí ban đầu.

Trong trường hợp mất răng cửa vĩnh viễn, người bệnh có thể cần trồng răng giả hoặc làm câu răng để thay thế cho răng cửa đã mất.

Các biện pháp chăm sóc răng cửa bị sâu tại nhà

Bên cạnh các liệu pháp y tế, người bị sâu răng cửa có thể tham khảo một số phương pháp cải thiện và điều trị tại nhà. Cụ thể, các phương pháp bao gồm:

1. Hạn chế Axit Phytic

Axit Phytic là axit ức chế hấp thụ photpho, kẽm, sắt, magie và canxi và tao ra phytate. Một lượng lớn phytate trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến quá trình hóa học của máu. Điều này khiến cơ thể lấy các khoáng chất cần thiết như magie và canxi từ răng, điều này có thể dẫn đến sâu răng.

Các loại đậu, quả hạch, hạt và ngũ cốc có chứa axit phytic. Vì vậy, người bị sâu răng cửa nên hạn chế tiêu thụ.

2. Tăng cường dinh dưỡng cần thiết

Sử dụng sản phẩm bổ sung là một cách tuyệt vời để bù đắp các loại vitamin và khoáng chất hòa tan trong chất béo mà cơ thể không thể hấp thụ trong chế độ ăn uống.

Người bị sâu răng cửa có thể sử dụng dầu bơ và dầu gan cá để tăng cường lượng vitamin A, D và K cần thiết. Bổ sung vitamin D có thể hỗ trợ tái tạo men răng, giảm nguy cơ sâu răng trên bề mặt răng cửa. Bên cạnh đó, bổ sung vitamin C, canxi và magie có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe răng.

3. Vệ sinh răng miệng phù hợp

Tuân thủ các bước vệ sinh răng miệng phù hợp có là điều rất quan trọng để ngăn ngừa tình trạng răng cửa bị sâu.

Đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày có thể hỗ trợ làm sạch răng miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, súc miệng với nước muối mỗi ngày có thể loại bỏ vi khuẩn giữa các kẽ răng và loại bỏ vi khuẩn còn sót lại ở các kẽ răng.

sâu giữa 2 răng cửa phải làm sao
Thực hiện vệ sinh răng miệng phù hợp để tránh các tổn thương răng miệng khác

4. Chế độ ăn uống phù hợp

Một số loại thực phẩm có chứa các chất béo lành mạnh và có thể hỗ trợ hình thành xương, răng. Ăn các loại sản sản, động vật ăn cỏ, thịt hữu cơ có thể hỗ trợ bảo vệ răng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng sữa hữu cơ và sử dụng nước hầm xương để tăng cường khoáng chất, đặc biệt là canxi cần thiết.

Bên cạnh đó, bổ sung các loại dầu thực vật lành mạnh, chẳng hạn như dầu dừa, dầu ô liu vào chế độ ăn uống cũng có thể ngăn ngừa tình trạng răng cửa bị sâu.

5. Sử dụng kẹo cao su không đường

Trong một số trường hợp, nhai kẹo cao su không đường có thể giúp làm tăng lượng nước bọt cần thiết. Điều này có thể giúp bạn loại bỏ các hạt kẹt giữa các kẽ răng để làm giảm sâu răng.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng

Mặc dù sâu răng là tình trạng phổ biến, tuy nhiên người bệnh nên có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Vệ sinh răng miệng phù hợp có thể hỗ trợ phòng ngừa sâu răng và điều trị sâu răng.

cách phòng ngừa sâu răng
Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa đường có thể hỗ trợ phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Phòng ngừa sâu răng ở người lớn:

  • Đến gặp nha sĩ thường xuyên, ít nhất là 2 lần mỗi năm hoặc thường xuyên hơn nếu thuộc các nhóm đối tượng nguy cơ sâu răng. Nha sĩ có thể đề nghị tần suất khám răng định kỳ phù hợp với tình trạng răng, miệng và nướu của người bệnh.
  • Cắt giảm thức ăn và đồ uống có đường, tinh bột, đặc biệt là giữa các bữa ăn hoặc trong vòng một giờ trước khi đi ngủ. Một số loại thuốc cũng có thể chứa đường, do đó trao đổi với nha sĩ về các loại thuốc không đường có thể thay thế để ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
  • Chăm sóc sức khỏe răng và nướu phù hợp bằng cách sử dụng kem đánh răng có chứa fluor hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng ít nhất một lần mỗi ngày.
  • Gặp nha sĩ đúng hẹn hoặc trao đổi bác sĩ chuyên môn nếu người bệnh có các tình trạng mãn tính, chẳng hạn như khô miệng.

Đối với trẻ em:

  • Hình thành thói quen ăn uống phù hợp cho trẻ bằng cách hạn chế tiêu thụ đồ ăn nhẹ và đồ uống có đường. Ngoài ra, không cho trẻ bú trước khi đi ngủ mà không vệ sinh răng phù hợp.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ mỗi ngày và hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách. Trao đổi với nha sĩ nhi khoa nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan.
  • Sử dụng kem đánh răng cho trẻ em khi vệ sinh răng miệng cho trẻ, bởi vì men răng trẻ em thường mỏng và dễ bị tổn thương. Đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng trước khi sử dụng.
  • Đánh răng cho trẻ hai lần mỗi ngày, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

Răng cửa bị sâu là tình trạng phá hủy các mô răng, thường phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ bú bình trước khi đi ngủ. Tình trạng này cần được điều trị phù hợp để tránh các rủi ro gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến cấu trúc răng. Vệ sinh răng miệng phù hợp và thay đổi chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe răng miệng và tránh sâu răng. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm: Mẹo chữa sâu răng bằng lá trầu không tại nhà

5/5 - (1 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *