Sâu răng gây hôi miệng – Cách giúp hơi thở thơm mát

Tình trạng sâu răng có thể gây hôi miệng nếu không được điều trị sớm. Đây không phải là tình trạng nghiêm trọng và hoàn toàn có thể khắc phục được tại nhà. Tuy nhiên cần chú ý điều trị sâu răng triệt để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn phát sinh.

sâu răng gây hôi miệng
Đa phần những người bị sâu răng đều luôn cảm thấy có mùi hôi khó chịu trong khoang miệng

Tìm hiểu sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh nha khoa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là ở trẻ em. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn trong khoang miệng tác động tới carbohydrate trong thức ăn để tạo ra acid. Lượng acid quá nhiều sẽ làm mất men răng và cuối cùng dẫn tới sâu răng.

Ăn uống không lành mạnh là nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng. Thường xuyên tiêu thụ đồ uống có gas, thực phẩm chứa nhiều đường hay carbohydrate sẽ làm nguy cơ sâu răng tăng lên. Trong đó bánh quy và kẹo được cho là kẻ thù rất tồi tệ của răng.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay những người lạm dụng một số loại thuốc tây có thể sẽ dễ bị sâu răng hơn. Bệnh tiểu đường và một số tình trạng khác cũng có thể gây ra hoặc làm nặng nề thêm vấn đề.

Vì sao sâu răng gây hôi miệng?

Thông thường, những người bị sâu răng thường bị mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Hơi thở có mùi gây ra nhiều phiền toái và e ngại khi giao tiếp thường ngày.

Tình trạng sâu răng gây hôi miệng có thể là do các nguyên nhân sau:

1. Hoạt động của vi khuẩn

Khi bị sâu răng, các loại vi khuẩn trong khoang miệng sẽ có điều kiện thuận lợi để hoạt động mạnh mẽ hơn. Đây được cho là nguyên nhân chính trực tiếp gây ra mùi hôi miệng khó chịu.

Hơn nữa, các lỗ hổng trên răng do vi khuẩn gây ra cũng khiến thức ăn dễ bám vào khi dùng bữa. Điều này sẽ tạo thêm điều kiện cho ổ sâu răng ở bên trong phát triển. Từ đó gây ra mùi hôi rất khó chịu trong khoang miệng và hơi thở.

2. Vệ sinh răng miệng kém

Những người bị sâu răng thường được khuyên là cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ để hỗ trợ điều trị bệnh. Đồng thời làm giảm các triệu chứng phát sinh. Trong đó có tình trạng hôi miệng.

Vệ sinh răng miệng kém được cho là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng khi bị sâu răng. Bởi sâu răng đã tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động mạnh và thức ăn dễ tích tụ hơn.

vì sao sâu răng gây hôi miệng
Hôi miệng do sâu răng có thể bắt nguồn từ vấn đề vệ sinh răng miệng không sạch sẽ

Trường hợp vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến hình thành thêm nhiều mảng bám trong các hõm sâu và trên bề mặt răng. Lúc này vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và mùi hôi trong miệng cũng sẽ trở nên khó chịu hơn.

Dấu hiệu giúp nhận biết hôi miệng do sâu răng

Chứng hôi miệng do bệnh sâu răng gây ra cũng sẽ có những đặc điểm tương tự như do các nguyên nhân khác. Chính vì vậy mà việc nhận biết thường gặp nhiều khó khăn. Lời khuyên cho người bệnh là nên loại trừ nguyên nhân để có thể đưa ra nhận định trong ngày.

Các chuyên gia cho biết, tình trạng hôi miệng do sâu răng thường diễn ra thường trực. Mùi hôi luôn tồn tại trong khoang miệng ngay cả khi ăn uống hay không. Trường hợp bị hôi miệng mãn tính chưa xác định rõ nguyên nhân thì sâu răng có thể là một thủ phạm.

Đa số các trường hợp người bệnh đều không thể nhận ra các triệu chứng sâu răng cho đến khi nó trở nên quá nghiêm trọng. Điển hình như ảnh hưởng đến dây thần kinh hay dẫn tới đau nhức răng. Thông thường, sâu răng sẽ được phát hiện chủ yếu trong quá trình nha sĩ thăm khám răng miệng định kỳ.

Sâu răng gây hôi miệng có ảnh hưởng gì không?

Tình trạng hôi miệng do sâu răng diễn ra thường trực vì thế gây ra rất nhiều ảnh hưởng cho người bệnh. Cụ thể như:

  • Người bệnh có cảm giác ngại tiếp xúc với người khác. Đồng thời luôn cảm thấy mất tự tin khi giao tiếp với người khác.
  • Trường hợp hơi thở nặng mùi thì tạo tâm lý mặc cảm khi nói chuyện với những người xung quanh. Nhiều người bệnh đã hạn chế tới mức tối thiểu việc giao tiếp hằng ngày. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần và các mối quan hệ xã hội.
  • Khi tiếp xúc với những người bị hôi miệng nặng thì mùi hôi có thể khiến cho mọi người khó chịu. Thậm chí còn gây ra những phản ứng né tránh hay xa lánh.
  • Nếu bị mọi người xa lánh thì người bệnh có thể trở nên tự khép kín mình và dẫn tới tự kỷ.
sâu răng gây hôi miệng ảnh hưởng gì không
Tình trạng sâu răng gây hôi miệng khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp thường ngày

Cách khắc phục tình trạng sâu răng gây hôi miệng

Tình trạng hôi miệng tạm thời có thể được khắc phục nhanh bằng cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng sạch sẽ. Tuy nhiên nếu hôi miệng là do sâu răng thì việc khắc phục sẽ trở nên khó khăn hơn.

Dưới đây là một số giải pháp có thể đáp ứng tốt:

1. Điều trị dứt điểm tình trạng sâu răng

Để điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng thì cần phải khắc phục triệt để vấn đề căn nguyên. Trong trường hợp này chính là tình trạng sâu răng. Tốt nhất bạn nên sớm thăm khám để được bác sĩ nha khoa đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh.

Trong giai đoạn sớm, bệnh sâu răng thường được điều trị thông qua việc dùng một sản phẩm fluoride. Giải pháp này có thể không thực sự đẩy lùi hoàn toàn sâu răng. Tuy nhiên nó sẽ giúp bảo vệ răng và chống lại sự ăn mòn men răng.

Đối với các giai đoạn sâu hơn thì đòi hỏi nha sĩ sẽ phải thực hiện các biện pháp sửa chữa từ trong răng. Đầu tiên là loại bỏ khu vực bị ảnh hưởng. Sau đó phục hồi răng bị ảnh hưởng trở về hình dạng và chức năng ban đầu. Dùng vật liệu trám có thể đáp ứng. Trong trường hợp răng có dấu hiệu hư hỏng nặng đến mức không thể cứu được thì nha sĩ cần phải dùng một chiếc răng nhân tạo (mão răng) để thay thế.

Nếu bị sâu răng quá nghiêm trọng thì tổn thương có thể xâm nhập vào men răng, thậm chí ăn sâu vào tủy răng. Lúc này, nha sĩ cần thực hiện một quy trình điều trị gọi là ống chân răng. Tủy răng bị hư sẽ được loại bỏ, thậm chí là cùng với dây thần kinh. Với trường hợp sâu răng cực kỳ nghiêm trọng thì nha sĩ có thể cân nhắc nhổ răng bị sâu.

điều trị sâu răng gây hôi miệng
Khi bị sâu răng, người bệnh nên thăm khám để bác sĩ điều trị đúng cách

Khi sâu răng được điều trị dứt điểm thì chứng hôi miệng cũng sẽ biến mất hoàn toàn nếu bạn chăm sóc răng miệng đúng cách. Tuy nhiên cần thực hiện các giải pháp dự phòng vì sâu răng có thể tái diễn trở lại.

2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Chăm sóc răng miệng đúng cách là vấn đề luôn được khuyến cáo giúp bảo vệ tốt cho sức khỏe răng miệng. Đặc biệt khi đang bị sâu răng gây hôi miệng thì vấn đề này cần chú ý nhiều hơn.

Chăm sóc đúng cách không chỉ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị sâu răng mà còn giúp loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng do bệnh gây ra. Chú ý đến một số vấn đề sau trong chăm sóc răng miệng:

  • Chải răng đều đặn 2 lần/ ngày (1 lần vào buổi sáng khi thức dậy và 1 lần nữa vào buổi tối trước khi đi ngủ). Ngoài ra, bạn cũng có thể chải răng thêm 1 lần vào thời điểm sau bữa trưa 30 phút. Chải răng đều đặn sẽ giúp làm sạch mảng bám. Đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn có hại phát triển quá mức.
  • Nên cân nhắc sử dụng máy tăm nước. Bên cạnh đó có thể sử dụng chỉ nha khoa 1 – 2 lần/ ngày. Đây là cách đơn giản giúp làm sạch kẽ răng và ngăn ngừa sự hình thành mảng bám.
  • Sau mỗi bữa ăn thì bạn nên dùng nước sạch để súc miệng lại. Điều này giúp ngăn không cho thức ăn thừa bám vào các hõm sâu trên răng.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng khoảng 1 – 2 lần/ ngày. Ngoài giúp làm sạch khoang miệng thì còn hỗ trợ ức chế hoạt động của hại khuẩn.

3. Cách giúp hơi thở thơm mát khi bị sâu răng

Có nhiều cách giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng hôi miệng và giúp cho hơi thở thơm mát hơn ngay cả khi bị sâu răng. Đa phần là các mẹo sử dụng thảo dược tự nhiên có mùi thơm đặc trưng để lấn át mùi hôi khó chịu. Đồng thời ức chế được sự phát triển của hại khuẩn bên trong khoang miệng.

Dưới đây là một số lựa chọn điều trị tạm thời dành cho người bị sâu răng gây hôi miệng:

– Dùng lá bạc hà làm giảm hôi miệng do sâu răng:

Bạc hà là một loại thảo dược tự nhiên rất quen thuộc. Lượng tinh dầu menthol dồi dào trong thảo dược này có khả năng khử mùi rất tốt. Ngoài ra nhiều thành phần hoạt chất có trong lá bạc hà còn phát huy tốt công dụng kháng viêm và diệt khuẩn.

giảm hôi miệng do sâu răng
Tinh dầu menthol trong lá bạc hà có thể lấn át mùi hôi miệng do sâu răng
  • Chuẩn bị 1 ít lá bạc hà tươi đem ngâm nước muối 5 phút
  • Sau đó rửa lại thêm vài ba lần cho sạch rồi để ráo
  • Nhai trực tiếp lá bạc hà khoảng 3 – 5 phút rồi nuốt từ từ

– Loại bỏ mùi hôi miệng do sâu răng bằng bột quế:

Quế cũng là một dược liệu có mùi thơm rất đặc trưng giúp loại bỏ được mùi hôi miệng trong sâu răng. Tinh dầu từ bột quế cũng chứa hàm lượng lớn các chất kháng khuẩn tự nhiên. Ngoài tác dụng khử mùi thì bột quế còn giúp ức chế được nhiều loại hại khuẩn trong khoang miệng.

  • Chuẩn bị 1 thìa cà phê bột quế cùng với 200ml nước ấm
  • Hòa bột quế vào trong nước ấm
  • Dùng nước này để súc miệng vào sau mỗi lần đánh răng

– Chữa sâu răng gây hôi miệng bằng chanh tươi:

Dùng chanh tươi chữa hôi miệng do sâu răng là giải pháp được áp dụng rất phổ biến. Hàm lượng acid citric cao trong nước cốt chanh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Ngoài ra nước chanh cũng có đặc tính khử mùi rất tốt. Từ đó giúp làm giảm mùi hôi và hơi thở khó chịu do sâu răng gây ra.

  • Dùng 1 muỗng canh nước cốt chanh đem hòa với 200ml nước
  • Sử dụng nước này để súc miệng vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ
  • Sau đó nên dùng nước sạch để súc miệng lại 1 lần nữa
cách giúp hơi thở thơm mát khi bị sâu răng
Dùng chanh tươi chữa sâu răng gây hôi miệng là mẹo đơn giản được áp dụng phổ biến

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt chanh để nhỏ trực tiếp lên răng bị sâu. Cách này giúp sát khuẩn và hỗ trợ làm giảm đau do sâu răng. Tuy nhiên sau 5 – 7 phút thì nên dùng nước ấm súc miệng lại. Bởi lượng acid dồi dào trong chanh có thể ảnh hưởng không tốt tới men răng.

Một số biện pháp giúp ngăn ngừa sâu răng gây hôi miệng

Để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng do sâu răng thì bạn cần chú ý bảo vệ sức khỏe răng miệng. Điều này giúp phòng tránh được sự tấn công của các loại vi khuẩn gây hại.

Dưới đây là một số giải pháp ngăn ngừa sâu răng gây hôi miệng nên thực hiện:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách. Có thể đánh răng sau mỗi bữa ăn, kết hợp dùng chỉ nha khoa khoảng 2 lần/ ngày.
  • Quá trình đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa có thể hiệu quả hơn nếu dùng bàn chải đánh răng điện và waterpiks.
  • Tốt nhất nên đi lấy cao răng định kỳ 2 lần mỗi năm để có thể làm sạch mảng bám. Đồng thời sớm phát hiện nếu có các vấn đề răng miệng bất thường phát sinh.
  • Hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hay carbohydrate tinh chế.
  • Nếu đang có thói quen thường xuyên hút thuốc lá thì bạn nên sớm từ bỏ.

Cần đặc biệt cẩn trọng nếu bệnh sâu răng gây ra tình trạng hôi miệng nặng nề. Bởi lúc này có thể sâu răng đã tiến triển nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng. Chú ý thăm khám ngay để được nha sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Bên cạnh đó nên kết hợp với việc chăm sóc răng miệng và áp dụng các giải pháp khắc phục chứng hôi miệng tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (9 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *