Sâu Răng Số 8 Nhổ Có Nguy Hiểm Không? Cách Xử Lý

Sâu răng số 8 xảy ra khi thức ăn và vi khuẩn kẹt ở giữa răng và nướu. Tình trạng này có thể gây đau đớn nghiêm trọng, khó chịu ở xung quanh răng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn hoặc đau đầu khi răng số 8 bị tổn thương.

Sâu răng số 8
Sâu răng số 8 có thể gây đau đớn dữ dội

Sâu răng số 8 có nên nhổ không?

Răng số 8 hay còn gọi là răng khôn, là những chiếc răng lớn ở phía sau miệng. Đây là chiếc răng hàm thứ ba và là những chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng. Hầu hết mọi người đều mọc răng số 8 trong độ tuổi tư 17 đến 25.

Tương tự như các loại răng khác, sâu răng cũng có thể ảnh hưởng đến răng số 8. Răng số 8 thường khó vệ sinh hơn, do vị trí ở trong cùng của hàm. Thức ăn và vi khuẩn có thể bị kẹt giữa răng và nướu. Bên cạnh đó, răng số 8 khi bị va chạm, tác động cũng thường dễ bị nhiễm trùng hơn. Điều này là do hình dạng, góc của răng dễ bị tổn thương và bị ảnh hưởng bên vi khuẩn.

Một số loại vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng quang quanh và bên trong răng khôn. Trong một số trường hợp hiếm khi xảy ra, nhiễm trùng có thể lây lan sang các bộ phận khác của miệng và vùng đầu – cổ.

Một số loại vi khuẩn có thể gây sâu răng số 8 bao gồm:

  • Liên cầu Streptococcus
  • Actinomyces
  • Peptostreptococcus
  • Prevotella
  • Fusobacterium
  • Aggregatibacter
  • Vi khuẩn ăn mòn Eikenella corrodens

Trong trường hợp sâu răng số 8, người bệnh cần đến gặp nha sĩ để được điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng khôn hoặc các biện pháp điều trị phù hợp khác.

Sâu răng số 8 có thể cần nhổ trong các trường hợp như:

  • Gây đau đớn
  • Tăng nguy cơ kẹt thức ăn và mảnh vụn ở phía sau răng khôn mà không thể làm sạch
  • Nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc phát triển bệnh nha nhu
  • Sâu một phần hoặc toàn bộ răng khôn khi răng đang mọc
  • Sâu răng gây tổn thương các răng xương quanh hoặc các xương liên quan
  • Phát triển các khối u chứa đầy các chất lỏng xung quanh răng số 8 bị sâu

Ngoài ra, sâu răng khôn đôi khi cần được nhổ để tránh các vấn đề răng miệng trong tương lai. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể thời điểm phù hợp để nhổ răng khôn.

Sâu răng số 8 nhổ có nguy hiểm không?

Nhổ răng số 8 là một thủ thuật được sử dụng để loại bỏ một hoặc nhiều răng số 8. Đây là một thủ thuật phổ biến và hiếm khi dẫn đến các biến chứng lâu dài. Tuy nhiên, việc loại bỏ răng số 8 bị ảnh hưởng hoặc liên quan đến các răng khác có thể cần phẫu thuật, chẳng hạn như rạch mô nướu và loại bỏ xương răng.

Tương tự như bất cứ phẫu thuật nào khác, nhổ răng số 8 bị sâu có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

1. Ổ răng khô

Ổ răng khô hoặc viêm xương ổ răng là một trong những biến chứng phổ biến sau khi nhổ răng khôn. Đây là tình trạng cục máu đông không thể hình thành được ở trong ổ răng hoặc khi cục máu đông bị bong ra hoặc biến  mất. Tình trạng này thường xảy ra sau 3 – 5 ngày sau khi phẫu thuật nhổ răng khôn.

Tình trạng ổ răng khô có thể dẫn đến tình trạng đau nhức nghiêm trọng ở nướu và hàm, có để đau đớn dữ dội, tương tự như tình trạng sâu răng. Một số người bệnh cũng có thể có mùi hôi hoặc có vị khó chịu từ ổ răng khô. Bên cạnh đó, người bệnh có thể nhìn thấy phần xương răng khi nhìn vào vị trí nhổ răng.

Nhổ răng số 8 hàm trên có nguy hiểm không
Ổ răng khô là một trong những biến chứng phổ biến sau khi nhổ răng khôn

Những đối tượng có nhiều nguy cơ phát triển ổ răng khô thường bao gồm:

  • Không tuân thủ hướng dẫn của nha sĩ sau khi nhổ răng
  • Hút thuốc
  • Có tiền sử ổ răng khô trong quá khứ
  • Nhổ răng khôn khi lớn hơn 25 tuổi
  • Nhổ răng khó hoặc phức tạp

Trao đổi với nha sĩ nếu người bệnh xuất hiện các dấu hiện các dấu hiệu ổ răng khô. Nha sĩ có thể loại bỏ các mảnh vụn khỏi ổ răng hoặc che ổ răng bằng bông có tẩm thuốc đến khi răng lành hẳn.

2. Tổn thương dây thần kinh

Mặc dù thường không phổ biến những đôi khi nhổ răng sâu số 8 có thể gây chấn thương các dây thần kinh. Tình trạng này có thể gây đau đớn, cảm giác ngứa ran, tê ở ở lưỡi, môi dưới, cằm, răng và nướu.

Các tổn thương này thường là tạm thời, có thể kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở thành vĩnh viễn nếu các dây thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng.

Chấn thương các dây thần kinh có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh và gây khó khăn cho việc ăn uống. Tuy nhiên các chấn thương dây thần kinh chỉ dẫn đến các vấn đề cảm giác, không gây yếu cơ hoặc bất cứ điểm yếu nào liên quan đến môi hoặc lưỡi.

Người bệnh có thể đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn các biện pháp cải thiện các khả năng gây tổn thương dây thần kinh sau khi nhổ răng khôn sâu 8 bị hư. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng có thể hướng dẫn cho người bệnh về các nguy cơ biến chứng trước khi thực hiện các biện pháp điều trị.

3. Dị cảm

Một số bệnh nhân sau khi nhổ răng số 8 bị sâu có thể bị dị cảm. Dị cảm là tình trạng tê buốt do các dây thần kinh, xảy ra khi các dây thần kinh gần chân răng bị bầm tím hoặc tổn thương do phẫu thuật.

rủi ro khi nhổ răng khôn
Nhổ răng khôn có thể gây ttê buốt do các dây thần kinh và mất cảm giác tạm thời ở môi hoặc lưỡi

Dị cảm có thể gây mất cảm giác tạm thời ở lưỡi, môi hoặc hàm dưới. Điều này có nghĩa là người bệnh có thể không còn cảm thấy đau, không có cảm giác khi chạm vào hoặc không cảm nhận được khi thay đổi nhiệt độ. Dị cảm không gây ảnh hưởng đến cử động lưỡi, lời nói và không gây biến dạng khuôn mặt.

Dị cảm thường kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, dị cảm có thể là tình trạng vĩnh viễn nếu các dây thần kinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Những người sâu răng số 8 lớn tuổi, trên 35 tuổi thường có nhiều nguy cơ dị cảm, do chân răng dài và gân các dây thần kinh hơn.

Sâu răng số 8 điều trị như thế nào?

Các biện pháp điều trị sâu răng số 8 phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Nha sĩ có thể khám răng tổng quát, chụp X – quang khu vực bị ảnh hưởng. Điều này có thể giúp quá trình điều trị thuận lợi và dễ dàng hơn. Cụ thể các phương pháp điều trị sâu răng số 8 bao gồm:

1. Sử dụng thuốc

Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng ở răng khôn. Thuốc thường được chỉ định ít nhất một tuần trước khi quá trình trám răng hoặc nhổ răng khôn diễn ra. Kháng sinh có thể chữa lành răng khôn bị tổn thương và ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.

răng sâu số 8 có nên nhổ không
Nha sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh để điều trị tình trạng răng số 8 bị sâu

Nha sĩ có thể kê các toa thuốc kháng sinh khác nhau, chẳng hạn như:

  • Penicillin
  • Amoxicillin
  • Metronidazole
  • Clindamycin
  • Erythromycin

Bên cạnh đó, đôi khi nha sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau trước khi sử dụng kháng sinh. Các loại thuốc phổ biến có thể bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Lornoxicam
  • Acetaminophen
  • Aspirin

2. Trám răng khôn

Sau khi loại bỏ hết vi khuẩn, nha sĩ có thể đề nghị trám răng. Tương tự như việc trám các răng khác, người bị sâu răng số 8 có thể mài bớt bề mặt răng hoặc mặt bên của răng trước khi trám. Điều này có thể loại bỏ các mặt gồ ghề hoặc gập ghềnh của răng và giữ thức ăn không gây ảnh hưởng răng.

3. Nhổ răng khôn

Nếu răng khôn bị tổn thương nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị nhổ một phần hoặc loại bỏ toàn bộ răng khôn. Trong một số trường hợp người bệnh có thể càn phẫu thuật để loại bỏ răng khôn. Điều này có thể hỗ trợ loại bỏ nhiễm trùng trong tương lai.

Bên cạnh đó, đôi khi nha sĩ có thể cắt bỏ phần trên cùng của răng khôn bị sâu. Điều này có thể bảo vệ chân răng, dây thần kinh, xương hàm xương quanh răng và ngăn ngừa các rủi ro sau khi nhổ răng số 8.

nhổ răng số 8 bị sâu
Nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng số 8 để tránh gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà không thể điều trị tình trạng sâu răng số 8. tuy nhiên một số biện pháp đơn giản tại nhà có thể hỗ trợ giảm đau và khó chịu tạm thời.

Nếu không thể đến gặp nha sĩ ngay lập tức, người bệnh có thể tham khảo một số cách giảm đau tại nhà, chẳng hạn như:

1. Súc miệng với nước muối

Súc miệng với nước muối là một phương pháp điều trị sâu răng tại nhà hiệu quả. Bên cạnh đó, súc miệng với nước muối cũng có thể cải thiện các vấn đề răng miệng khác, chẳng hạn như viêm nướu, viêm nha chu hoặc chảy máu chân răng. Nước muối là một chất khử trùng tự nhiên, có thể loại bỏ các mảnh thức ăn vụn kẹt giữa các kẽ răng. Điều trị răng số 8 bị sâu với nước muối cũng có thể giúp giảm viêm và chữa lành vết thương ở miệng.

chữa răng số 8 bị sâu tại nhà
Súc miệng bằng nước muối có thể cải thiện cơn đau và hỗ trợ chống viêm hiệu quả

Để áp dụng phương pháp này, người bệnh có thể trộn 1/2 thìa cà phê muối vào một cốc nước ấm và sử dụng để súc miệng. Thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày để hỗ trợ giảm đau hiệu quả.

2. Súc miệng với hydro peroxit

Hydro Peroxit hay oxy già có thể sử dụng như nước súc miệng để giảm đau và giảm viêm. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn, hydro peroxit có thể làm giảm các mảng bám và hỗ trợ cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.

Pha loãng hydro peroxit 3% với nước với các phần bằng nhau. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng và nhổ ra sau đó. Không được nuốt hỗn hợp.

3. Chườm lạnh

Chườm lạnh vào răng số 8 bị tổn thương có thể cải thiện các cơn đau hiệu quả. Nhiệt độ lạnh có thể khiến các mạch máu co lại, giúp cơn đau ít nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, chườm lạnh cũng có thể hỗ trợ giảm đau và viêm.

Để áp dụng phương pháp này, người bệnh đặt một túi đa lạnh đã được quấn khăn lên khu vực bị ảnh hưởng trong ít nhất 20 phút mỗi lần. Thực hiện điều này sau mỗi giờ.

4. Tỏi chữa sâu răng số 8

Tỏi có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại gây ra các mảng bám răng nhưng cũng được sử dụng như một loại thuốc hỗ trợ giảm đau răng hiệu quả.

Để chữa sâu răng với tỏi, người bệnh có thể nghiền nát một tép tỏi để tạo thành hỗn hợp sệt và thoa lên khu vực răng đau. Người bệnh cũng có thể thêm một lượng muối nhỏ để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

chữa sâu răng bằng tỏi
Tỏi có thể chống viêm và ngăn ngừa cơn đau răng hiệu quả

5. Lá ổi chữa đau răng

Lá ổi có tính chống viêm, có thể được sử dụng để chữa lành các vết thương. Lá ổi cũng có thể kháng khuẩn và hoạt động như một hoạt chất hỗ trợ chăm sóc răng miệng.

Để cải thiện tình trạng sâu răng khôn, người bệnh có thể nhai lá ổi tươi hoặc cho lá ổi đã giã nát vào nước sối để làm nước súc miệng.

Biện pháp phòng ngừa sâu răng số 8

Sau khi mọc răng số 8, mọi người có thể tham khảo một số biện pháp giảm để ngăn ngừa sâu răng và hạ chế các bệnh răng miệng liên quan. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

  • Thực hành vệ sinh răng miệng phù hợp: Đánh răng hai lần mỗi ngày và sử dụng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn và các mảnh thức ăn vụn trong các kẽ răng. Sử dụng nước súc miệng có thể hỗ trợ giảm vi khuẩn trong miệng, ngăn ngừa sâu răng số 8 và các rủi ro liên quan.
  • Uống nhiều nước: Nước có thể hỗ trợ loại bỏ các mảnh thức ăn thừa và vi khuẩn ra khỏi răng, nướu. Uống nhiều nước cũng có thể tăng tiết nước bọt và hạn chế tình trạng khô miệng.
  • Tránh sử dụng thực phẩm chứa đường: Thức ăn ngọt và đồ uống chứa nhiều đường có thể kẹt bên trong các kẽ răng, gây tổn thương nướu răng, kích thích sự phát triển của vi khuẩn và tăng nguy cơ sâu răng. Do đó, mọi người nên hạn chế tiêu thụ thức ăn và đồ uống ngọt để hỗ trợ bảo vệ răng.

Sâu răng số 8 là một vấn đề phổ biến, do vị trí răng thường khó vệ sinh. Trong các trường hợp cần thiết, nha sĩ có thể đề nghị nhổ răng để ngăn ngừa các rủi ro liên quan. Nhổ răng số 8 có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng nhất định. Do đó, người bệnh nên trao đổi với nha sĩ để được tư vấn cụ thể các biện pháp thích hợp.

Tham khảo thêm: Mẹo chữa sâu răng bằng lá trầu không tại nhà

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *