Con Sâu Răng Là Gì? Có Thật Không? Cách Trị

Con sâu răng là lý thuyết được đưa ra từ thời cổ đại và được tin tưởng rộng rãi trên thế giới. Vậy con sâu răng là gì, có thật không và điều trị như thế nào? Người bệnh và bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe răng miệng phù hợp.

Con sâu răng
Con sâu răng là một lý thuyết cổ đại được cho là nguyên nhân gây bệnh sâu răng

Con sâu răng có thật không?

Sâu răng là bệnh lý xuất hiện từ thời cổ đại. Trước khi các kiến thức nha khoa hiện đại được phổ biến, một số người cho răng sâu răng là do con sâu bên trong răng gây ra. Lý thuyết này được tin tưởng rộng rãi trên khắp nơi trên thế giới.

Ý tưởng con sâu răng gây ra bệnh sâu răng và một số dạng tổn thương răng khác tồn tại qua hàng ngàn năm. Cụ thể, con sâu răng xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng từ 5000 năm trước Công nguyên trong một văn bản của người Sumer. Tại thời điểm này, con sâu răng được cho là nguyên nhân gây bệnh sâu răng.

Con sâu răng cũng được đề cập trong các văn tự cổ ở Trung Quốc từ 1500 năm trước Công nguyên. Văn bản này được khắc bằng xương, mô tả một con sâu răng tấn công miệng và răng. Bên cạnh đó, những người Đế chế La Mã và thời Trung cổ cho răng con sâu răng là có thật.

Nói chung, sâu răng tại thời điểm này được cho là do con sâu răng gặm nhấm răng và gây tổn thương cấu trúc răng, bao gồm cả nướu và răng. Tuy nhiên, y học nha khoa tiến bộ đã chứng minh con sâu răng không có thật.

Sâu răng là do mảng bám gây ra. Mảng bám răng được tạo thành từ nước bọt, vi khuẩn, axit và các mảnh thức ăn. Khi các mảng bám này tích tụ và ăn mòn lớp ngoài cùng của răng, sâu răng sẽ xảy ra.

Nguồn gốc của huyền thoại con sâu răng

Con sâu răng xuất hiện trong các văn bản cổ đại và được cho là nguyên nhân dẫn đến sâu răng. Tuy nhiên, con sâu răng được khoa học chứng minh là không có thật. Có rất nhiều lý do giải thích tại sao mọi người lại tin con sâu răng có thật, chẳng hạn như:

1. Nước nhiễm giun Guinea

Một số giả thuyết cho rằng con sâu răng mà mọi người nhìn thấy thật sự là giun Guinea hoặc Druncunculus medinensis, từ nước nhiễm giun.

hình ảnh con sâu răng
Ấu trùng giun Guinea trong nước bẩn được cho hình ảnh con sâu răng

Giun cái Guinea có thể đang mang thai khi được tiêu thụ (thông qua nước uống) và sinh ra hơn 500.000 con giun non trong nước lạnh. Điều này khiến mọi người có thể nhìn thấy giun non trong miệng và cho rằng đó là con sâu răng.

Ngoài ra, giun Guinea có thể sống trên động vật giáp xác. Động vật giáp xác là một nhóm các động vật nhỏ được tìm thấy trong hầu hết các môi trường nước ngọt và nước mặn. Do đó, nếu mọi người đang uống hoặc sử dụng nước giếng nhiễm giun, người bệnh có thể đã hình ảnh con sâu răng ở bên trong miệng hoặc khi súc miệng.

2. Cấu trúc giống con sâu bên trong răng

Một số lý do khiến mọi người tin tưởng con sâu răng có thật là do cấu trúc hình trụ trong răng người. Theo các nhà nghiên cứu, răng có những cấu trúc nhỏ, rỗng giống như con sâu gắn liền với các ống bên trong răng người. Tuy nhiên, người cổ đại có thể chưa tìm được các cấu trúc này là gì và cho đó là những con sâu răng.

3. Được điều trị bằng hạt Thiên tiên tử

Ở Anh thời trung cổ, bệnh sâu răng được điều trị bằng cách đốt hạt cây Thiên tiên tử (Henbane seed) thành tro và nhét vào răng. Thiên tiên tử là một loại thảo dược, thân thảo, sống hàng năm, được phân bố chủ yếu ở châu Âu, Tây Á, Trung Á và các nước ở khu vực ven Địa Trung Hải. Hạt cây Thiên tiên tử được sử dụng trong mục đích y học, bao gồm giảm đau răng và điều trị sâu răng.

Tuy nhiên, tro của hạt Thiên tiên tử sau khi đốt cháy có hình dạng như những con sâu. Điều này khiến người bệnh lầm tưởng có thể sử dụng hạt cây Thiên tiên tử để bắt con sâu răng. Ngoài ra khói của hạt cây này cũng có tác dụng gây ngủ, an thần và hỗ trợ giảm đau răng. Điều này có thể là lý do khiến nhiều người tin rằng con sâu răng chính là nguyên nhân gây bệnh sâu răng.

Các lầm tưởng khác về nguyên nhân gây sâu răng

Trong suốt thời cổ đại, mọi người cũng cho rằng sâu răng liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Các tác nhân hóa học
  • Nước bọt có vấn đề
  • Viêm xương ổ răng (phần xương hàm giữ răng) do nhiều lý do
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Chấn thương cơ học

Nguyên nhân thật sự gây sâu răng

Con sâu răng là không có thật. Sự phát triển của khoa học hiện đại giải thích nguyên nhân thật sự của sâu răng là do thức ăn, vi khuẩn, nước bọt kết hợp với nhau tạo thành các mảng bám răng.

Sâu răng là một quá trình xảy ra theo thời gian. Cụ thể sâu răng phát triển theo một số cách như sau:

1. Hình thành mảng bám

Mảng bám là một lớp màng trong suốt, bao phủ lấy răng. Khi người bệnh ăn nhiều đường, tinh bột và không được làm sạch đúng cách, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển và hình thành mảng bám răng.

Mảng bám trên răng có thể cứng lại dưới hoặc trên đường viền nướu và tạo thành cao răng (vôi răng). Cao răng khiến các mảng bám khó loại bỏ hơn và hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn.

con sâu răng có thật không
Nguyên nhân thật sự gây sâu răng là do mảng bám gây ra

2. Mảng bám gây tổn thương răng

Các axit có trong mảng bám sẽ gây tổn thương lớp khoáng chất bên ngoài của răng. Sự tổn thương men răng sẽ dẫn đến việc hình thành các lỗ hoặc lỗ nhỏ trên men răng, đây là giai đoạn đầu của bệnh sâu răng.

Khi các vùng men răng bị mòn đi, vi khuẩn và axit có thể gây tổn thương đến lớp sâu hơn của răng, được gọi là ngà răng. Lớp này mềm hơn men răng và ít chịu sự tác động của axit hơn. Sâu ngà răng sẽ gây tác động trực tiếp đến các dây thần kinh và gây ê buốt răng.

3. Tác động đến tủy răng

Khi sâu răng nặng, vi khuẩn và axit có thể tiếp tục di chuyển qua ngà răng, đến các cấu trúc sâu bên trong răng, được gọi là tủy răng. Sâu răng đến tủy có thể khiến tủy răng sưng tấy và kích ứng do vi khuẩn.

Tủy răng không thể giãn nở. Do đó, khi bị viêm tủy răng, các dây sẽ bị chèn ép, khiến người bệnh bị đau đớn, ê buốt dữ dội. Cảm giác khó chịu có thể kéo dài từ bên ngoài răng đến tận xương bên trong răng.

con sâu răng gây sâu răng
Sâu răng đến tủy có thể gây đau nhức, ê buốt dữ dội

4. Một số rủi ro gây sâu răng

Bên cạnh mảng bám, một số nguy cơ sâu răng khác có thể bao gồm:

  • Vị trí răng: Răng sâu thường xảy ra ở các răng hàm và răng tiền hàm do các răng này có nhiều rãnh, lỗ và kẽ.
  • Sử dụng một số loại thực phẩm, đồ uống: Các thực phẩm bám lâu trên răng, chẳng hạn như kem, sữa, mật ong, đường, soda, trái cây sấy khô, bánh ngọt, bánh quy, kẹo cứng, bạc hà hoặc khoai tây chiên thường có nhiều khả năng gây sâu răng.
  • Thường xuyên ăn vặt: Thường xuyên ăn vặt có thể làm tăng vi khuẩn trong miệng và làm mòn men răng. Bên cạnh đó, uống soda hoặc đồ uống có đường khác có thể làm tăng lượng axit liên tục trên răng và gây tổn thương răng.
  • Cho trẻ bú trước khi đi ngủ: Khi trẻ bú sữa công thức, nước trái cây hoặc các chất lỏng có đường trước khi đi ngủ và không được vệ sinh răng phù hợp, các loại đồ uống này sẽ lưu lại trên răng, gây tổn thương răng và sâu răng.
  • Vệ sinh răng miệng không phù hợp: Không làm sạch răng phù hợp sẽ dẫn đến hình thành các mảng bám và gây sâu răng.
  • Không đủ lượng fluor cần thiết: Fluor là khoáng chất tự nhiên, giúp ngăn ngừa sâu răng và thậm chí là điều trị sâu răng trong giai đoạn đầu. Do đó, thiếu fluor có thể gây tổn thương răng và gây sâu răng.
  • Khô miệng: Khô miệng sẽ dẫn đến thiếu nước bọt, làm tăng axit và vi khuẩn trong miệng, dẫn đến sâu răng.
  • Ợ nóng: Ợ chua, ợ nóng hoặc trào ngược axit dạ dày có thể làm mòn men răng và gây tổn thương răng theo nhiều cách khác nhau.
  • Rối loạn ăn uống: Chán ăn hoặc ăn uống quá độ được cho là có thể làm mòn răng và sâu răng.

Biện pháp điều trị sâu răng

Gặp nha sĩ thường xuyên để được chẩn đoán và điều trị sâu răng phù hợp. Sâu răng có thể điều trị dễ dàng và tiết kiệm chi phí hơn trong giai đoạn đầu.

Tùy thuộc vào các triệu chứng và nguyên nhân liên quan, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị sâu răng, chẳng hạn như:

1. Điều trị sâu răng nhẹ

Sâu răng giai đoạn đầu, trước khi hình thành lỗ sâu răng có thể điều trị sâu răng bằng các biện pháp tại nhà như:

điều trị sâu rặng nhẹ
Sâu răng nhẹ có thể được điều trị bằng cách hạn chế sử dụng đồ ăn ngọt
  • Giảm lượng thức ăn và đồ uống có chứa đường
  • Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluor

Ngoài ra, nha sĩ có thể áp dụng một lượng fluor dạng gel hoặc miếng dán fluor lên răng bị ảnh hưởng để cải thiện các triệu chứng. Fluor có thể bảo vệ răng bằng cách tăng cường men răng, giúp răng chống lại vi khuẩn, axit từ mảng bám và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

2. Điều trị các lỗ sâu trên răng

Trong trường hợp sâu răng gây hình thành các lỗ sâu, nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

hàn răng sâu
Hàn răng là thủ thuật phổ biến được sử dụng để điều trị sâu răng
  • Hàn răng sâu: Đây là lựa chọn điều trị chính khi sâu răng đã tiến triển ngoài giai đoạn tổn thương men răng. Trám răng có thể được thực hiện bằng nhiều vật liệu khác nhau, chẳng hạn như nhựa composite, sứ, hỗn hợp vàng và một số vật liệu khác.
  • Bọc mão răng: Thủ thuật này bao gồm việc loại bỏ vi khuẩn gây sâu răng, làm đầy các lỗ sâu răng bằng cách trám răng sau đó đặt một mão răng lên trên để bảo vệ răng. Mão có thể được làm bằng vàng, sứ có độ bền cao, nhựa thông, sứ kết hợp với kim loại hoặc các vật liệu khác.
  • Lấy tủy răng: Khi sâu răng gây ảnh hưởng đến tủy răng, nha sĩ có thể đề nghị lấy tủy răng để điều trị. Phương pháp này có thể sửa chữa và cứu lấy một chiếc răng bị nhiễm trùng, hư hỏng thay vì phải nhổ bỏ răng. Phần tủy răng bị tổn thương sẽ được lấy ra, sau đó thuốc sẽ được đưa vào ống tủy để làm sạch nhiễm trùng và trám lại để bảo vệ răng.
  • Nhổ răng: Nếu răng sâu nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi, nha sĩ có thể nhổ bỏ răng. Việc nhổ răng có thể gây ra một khoảng trống giữa các răng và cho phép các răng xung quanh thay đổi vị trí. Do đó, nếu có thể, hãy cân nhắc làm cầu răng hoặc cấy ghép răng để thay thế răng đã mất.

Các biện pháp ngăn ngừa sâu răng

Để ngăn ngừa sâu răng, điều quan trọng là phải thực hành vệ sinh răng miệng tốt. Cụ thể, các biện pháp vệ sinh răng miệng được khuyến cáo bao gồm:

  • Đánh răng hai lần mỗi ngày
  • Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng
  • Súc miệng bằng nước súc miệng diệt khuẩn
  • Làm sạch răng chuyên nghiệp và kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên
  • Hạn chế ăn vặt và sử dụng đồ uống có đường
  • Áp dụng phương pháp điều trị florua (nếu được nha sĩ đề nghị)

Các lý thuyết về con sâu răng là một huyền thoại từ thời cổ đại. Khoa học đã chứng minh răng sâu hoặc giun răng không phải là nguyên nhân gây sâu răng.

Nguyên nhân thật sự gây sâu răng là do vi khuẩn, axit và các mảng bám trên răng.

Hầu hết mọi người có thể phòng ngừa sâu răng bằng cách thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách và làm sạch răng chuyên nghiệp 1 – 2 lần mỗi năm. Bên cạnh đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu sâu răng, vui lòng đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thông tin thêm: Nhổ răng sâu khi nào? Có đau không? Điều cần biết

5/5 - (3 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *