Răng Sâu Nhẹ – Lý Do Bạn Nên Đi Trám Ngay!
Nội dung bài viết
Răng sâu nhẹ chỉ giai đoạn đầu của sâu răng, khi mảng bám mới bắt đầu tấn công vào men răng gây ra các đốm đen và lỗ nhỏ. Trám răng được xem là phương pháp điều trị tối ưu cho các trường hợp bị sâu răng nhẹ.
Răng sâu nhẹ là gì?
Răng sâu nhẹ là tình trạng sâu răng mới chớm phát triển, có thể chưa biểu hiện ra bên ngoài hoặc có nhưng không rõ ràng. Lúc này, mảng bám ở chân răng được hình thành mang theo vi khuẩn và axit bắt đầu tấn công vào men răng – lớp ngoài cùng có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ răng.
Ở mức độ nhẹ, tổn thương ở bề mặt răng chưa nghiêm trọng nên dễ điều trị. Mặc dù vậy, do chưa gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và không mấy ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên khá nhiều người chủ quan không đi khám và điều trị sớm khiến cho tình trạng sâu răng ngày càng tiến triển nặng hơn.
Nguyên nhân gây sâu răng nhẹ
Quá trình sâu răng nhẹ bắt đầu phát triển khi có sự hình thành của lớp mảng bám trên bề mặt răng. Mảng bám chính là sự kết hợp giữ vi khuẩn với axit được tạo thành trong quá trình chuyển đổi lượng carbohydrates sản sinh trong khoang miệng khi bạn sử dụng đồ ngọt.
Mảng bám nằm dọc theo đường nướu và thường khó được làm sạch. Nó đem theo vi khuẩn và axit bắt đầu tấn công từ lớp ngoài cùng của răng dẫn đến hiện tượng sói mòn, tổn thương men răng. Sâu răng chính là một hậu quả tất yếu.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên, bao gồm:
- Đánh răng không sạch sẽ hoặc không chú trọng việc vệ sinh răng miệng
- Ăn nhiều đồ ngọt
- Thường xuyên sử dụng các món ăn vặt như snack, bánh quy
- Bị tụt nướu tạo điều kiện cho mảng bám dễ dàng hình thành
- Trẻ sinh thiếu tháng khiến men răng chưa phát triển hoàn thiện nên dễ bị sâu
- Uống ít nước làm miệng khô, nước bọt tiết ra ít nên vi khuẩn dễ dàng phát triển và hình thành nên mảng bám
- Men răng yếu, dễ nứt
- Tuổi tác cao thì nguy cơ bị sâu răng cũng tăng theo do hiện tượng giảm tiết nước bọt và tình trạng sói mòn của men răng
- Có tiền sử bị men răng yếu, sâu răng trong gia đình
- Thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của răng, chẳng hạn như flour, canxi,…
Cách nhận biết răng sâu nhẹ
Trong một số trường hợp, tình trạng sâu răng nhẹ mới chớm phát triển nên chưa có biểu hiện ra bên ngoài. Người bệnh chỉ phát hiện khi đi khám nha khoa định kỳ. Lúc này bác sĩ sử dụng kính lúp phóng đại để kiểm tra răng nên mới phát hiện được những sự thay đổi bất thường trên bề mặt răng.
Ở mức độ nhẹ, sâu răng cũng có thể gây ra một số triệu chứng như sau:
- Răng có nhiều mảng bám
- Bề mặt răng đổi màu
- Xuất hiện vệt trắng đục hoặc các đốm nhỏ màu nâu hay màu đen ở mặt trên, mặt trong hay mặt ngoài của răng.
- Có thể có lỗ ở khu vực bị sâu nhưng khá nhỏ, bằng mắt thường không quan sát được.
Răng sâu nhẹ có sao không?
Sâu răng nhẹ không phải là vấn đề nguy hiểm. Bệnh nhân hầu như chưa gặp phải bất cứ triệu chứng khó chịu nào. Tuy nhiên, chính điều này lại khiến cho nhiều người mang tâm lý chủ quan, không chủ động tìm ra phương pháp đối phó để mặc cho sâu răng phát triển. Theo thời gian, tình trạng sâu răng sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn.
Axit và vi khuẩn sau khi phá hủy lớp men răng sẽ tiếp tục tấn công vào các lớp trong của răng tạo ra các lỗ lớn. Nghiêm trọng hơn, tác nhân gây bệnh xâm nhập vào tủy gây viêm tủy khiến người bệnh có cảm giác đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội. Răng cũng có thể bị ăn mòn dẫn đến mẻ răng, chỉ còn lại chân răng. Điều này không chỉ ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến khả năng nhai thức ăn và gây tốn kém chi phí úp răng, trồng răng giả.
Chính vì vậy, ngay từ khi sâu răng mới chớm phát triển bạn nên tìm tới các phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị răng sâu nhẹ từ sớm là thật sự cần thiết nếu bạn muốn bảo vệ cho sức khỏe răng miệng của mình.
Cách trị răng sâu nhẹ
Khi bị sâu răng nhẹ, nhiều người thường tìm đến các giải pháp tự nhiên để khắc phục. Tại các phòng khám nha khoa, bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị bằng flour hoặc trám răng. Cụ thể như sau:
1. Điều trị răng sâu nhẹ tại nhà bằng mẹo dân gian
Một số mẹo trị sâu răng nhẹ tự nhiên đang được lưu truyền trong dân gian. Chúng khá đơn giản và an toàn cho sức khỏe nên được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo.
Súc miệng với nước trà xanh
Trong trà xanh chứa thành phần chủ yếu là EGCG. Chất này có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn mạnh. Nó giúp chống lại tình trạng sâu răng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và trung hòa axit gây sâu răng.
Ngoài ra, nước trà xanh còn có tác dụng bảo vệ nướu khỏi bị nhiễm trùng, giúp răng chắc khỏe hơn và ngăn ngừa phát sinh mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Đây chính là lý do vì sao mà nước trà xanh được tin dùng như một loại thuốc tự nhiên để ức chế sâu răng nhẹ tiến triển. Hình thức sử dụng phổ biến là sử dụng nước trà xanh làm nước súc miệng.
Các bước thực hiện:
- Trước tiên lấy 1 nắm lá trà xanh rửa sạch, vò nát
- Đun sôi nước rồi cho lá trà vào nấu thêm khoảng 5 phút nữa
- Vớt bỏ bã, chờ cho nước lá trà nguội còn khoảng 40 độ lấy ngậm và súc miệng 3 – 4 lần liên tiếp.
- Lặp lại thao tác trên vài lần trong ngày để phục hồi mặt răng bị sâu, ngăn ngừa hôi miệng, viêm nướu răng.
Bài thuốc trị sâu răng nhẹ từ nghệ
Nghệ vàng là vị thuốc nổi tiếng trong dân gian với nhiều tác dụng trị bệnh. Nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra, nghệ chứa nhiều curcumin – một chất chống oxy hóa mạnh. Nó giúp kháng viêm, diệt khuẩn, cân bằng pH trong khoang miệng, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
Cách đơn giản nhất để trị răng sâu nhẹ với nghệ đó là dùng bột nghệ làm thuốc bôi tại chỗ. Bạn chỉ cần dùng củ nghệ tươi phơi khô, đem nghiền thành bột mịn, bảo quản trong bịch ni lông hoặc hũ có nắp đậy kín để dùng dần.
Cách sử dụng:
- Trước tiên, hãy đánh răng cho sạch sẽ để loại bỏ mảng thức ăn dư thừa bám trên bề mặt răng bị sâu
- Lấy một ít bột nghệ bôi trực tiếp vào khu vực cần điều trị
- Để trong khoảng 10 phút trước khi súc miệng lại
- Với cách chữa sâu răng nhẹ từ bột nghệ bạn có thể áp dụng 2 lần mỗi ngày trong thời gian dài liên tục để vi khuẩn không còn cơ hội phát triển.
Chữa răng sâu nhẹ bằng lá lốt
Lá lốt giàu Bezylacetat – hợp chất có khả năng kháng khuẩn, giảm đau tốt. Khi tiếp xúc với bề mặt răng bị tổn thương, chất này sẽ phát huy tác dụng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, ức chế quá trình phá hủy men răng. Ngoài ra, tính ấm của lá lốt còn kích thích lưu thông máu đến khu vực khoang miệng, cải thiện sức khỏe răng miệng và hỗ trợ làm giảm cảm giác đau nhức khó chịu cho bệnh nhân bị sâu răng nặng.
Bộ phận được thu hái để trị sâu răng nhẹ đó là lá và rễ. Cách thực hiện như sau:
- Cách 1: Xay nhuyễn 1 nắm lá lốt với 300ml nước và một ít muối. Lọc lấy nước cốt dùng để ngậm và súc miệng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 5 phút.
- Cách 2: Giã nát rễ cây lá lốt với vài hạt muối ăn, vắt nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước rễ lá lốt áp vào mặt răng bị sâu và giữ cố định trong 10 phút.
Kết hợp chanh và muối chữa răng sâu nhẹ
Chanh và muối đều là những nguyên liệu có khả năng sát khuẩn mạnh. Chính vì vậy, dân gian thường kết hợp hai nguyên liệu này với nhau để đẩy nhanh hiệu quả điều trị cho những răng bị sâu nhẹ, giảm thiểu tổn thương đến men răng. Bạn cũng có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong gian bếp này để chống lại vi khuẩn gây sâu răng ngay tại nhà.
Cách thực hiện:
- Chanh vắt lấy nước cốt rồi trộn chung với một ít muối theo tỷ lệ 2:1
- Dùng bông gòn thấm hỗn hợp bôi lên vùng răng bị sâu và để khoảng 5 phút
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần. Tránh lạm dụng quá mức hoặc lưu lại hỗn hợp chanh muối quá lâu trên bề mặt răng sẽ không tốt cho men răng.
Bài thuốc điều trị sâu răng nhẹ từ gừng
Cùng như các nguyên liệu ở trên, sở dĩ gừng được sử dụng để trị sâu răng là nhờ có đặc tính sát trùng, tiêu viêm, giảm đau tự nhiên. Nó thích hợp cho những người bị sâu răng ở mức độ nhẹ đến trung bình. Ngoài tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng, gừng còn giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề nha khoa khác như viêm lợi, đau nhức chân răng, viêm loét miệng…
Các bước sử dụng:
- Bạn lấy một nhánh gừng tươi, gọt sạch vỏ
- Giã nát gừng rồi lấy đắp vào chỗ răng bị sâu
- Cắn chặt răng lại để giữ cố định bã gừng trong miệng ít nhất 10 phút
- Áp dụng khoảng 2 tuần liên tục
Những cách chữa răng sâu nhẹ tại nhà có ưu điểm là dễ thực hiện, nguyên liệu lại dễ kiếm, hầu hết đều có sẵn trong gian bếp. Tuy nhiên, do sử dụng hoạt tính có nguồn gốc tự nhiên nên chúng phát huy hiệu quả tương đối chậm, phải áp dụng lâu dài nên không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để thực hiện.
Một số trường hợp không đáp ứng được với các mẹo trị sâu răng nhẹ tại nhà nên không thể kiểm soát được tình trạng sâu răng khiến tổn thương trên bề mặt răng ngày càng nặng hơn.
2. Điều trị răng sâu nhẹ bằng flour
Phương pháp điều trị flour thường được áp dụng cho những người có răng sâu nhẹ. Bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm có chứa flour như kem đánh răng, nước súc miệng hay bổ sung flour thông qua nguồn thực phẩm tự nhiên thì bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị flour chuyên sâu trực tiếp tại các phòng khám nha khoa.
Với phương pháp này, nha sĩ sẽ sử dụng flour được bào chế dưới dạng kem bọt, vecni hoặc dạng gel để bôi lên bề mặt răng bị sâu. Chất này có tác dụng phục hồi men răng, ức chế sâu răng tiến triển và giúp răng chắc khỏe hơn.
Thời gian điều trị răng sâu nhẹ bằng flour tại các phòng khám nha khoa thường chỉ kéo dài trong khoảng vài phút. Tuy nhiên để flour có thể được hấp thu hết và phát huy hiệu quả thì bệnh nhân thường được đề nghị không ăn uống hay súc miệng trong ít nhất 30 phút kể từ lúc thoa thuốc. Tùy theo sức khỏe răng miệng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh quay trở lại phòng khám để điều trị flour đợt tiếp theo sau 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng.
3. Trám răng
Tràm răng được xem là giải pháp điều trị tối ưu nhất cho các trường hợp bị sâu răng ở mực độ nhẹ, bề mặt răng mới xuất hiện chấm màu nâu đen hoặc chỉ bị lỗ nhỏ. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để lấy đi hết những tổn thương do sâu răng gây ra. Cuối cùng rửa sạch và dùng vật liệu tràm để bít lại lỗ hổng, đồng thời tạo hình cho bề mặt răng vết trám sao cho giống với hình dáng răng ban đầu.
Trám răng là một thủ thuật đơn giản, không mất nhiều thời gian. Sau khi trám, răng phục hồi chức năng nhai bình thường. Ổ khuẩn trên bề mặt răng đã được loại bỏ nên không thể tiếp tục gây hại.
Cách chăm sóc răng miệng khi răng sâu nhẹ
Việc điều trị có thể giúp loại bỏ được ổ sâu răng mới hình thành nhưng tình trạng này hoàn toàn có thể phát triển ở những vị trí khác hay các răng khác nếu không chú trọng việc chăm sóc răng miệng. Chính vì vậy, trong việc vệ sinh răng miệng và sinh hoạt hàng ngày người bệnh cần lưu ý:
- Đánh răng thường xuyên, ít nhất 2 lần trong ngày bằng các sản phẩm kem đánh răng có chứa flour. Khi chải răng nên đánh kỹ tất cả các vặt răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng mà bàn chải lông thể tiếp cận nhằm đảm bảo các mẩu thức ăn được loại bỏ hoàn toàn.
- Lựa chọn bàn chải đánh răng phù hợp với lứa tuổi và thay mới sau mỗi 3 tháng sử dụng.
- Tập thói quen súc miệng với nước muối pha loãng hàng ngày để làm sạch vi khuẩn, ngăn ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý về răng miệng.
- Khám nha khoa và cạo vôi răng định kỳ để vi khuẩn không có cơ hội phát triển
- Bổ sung các thực phẩm chứa flour, canxi, magie và vitamin D, K trong bữa ăn hàng ngày để răng được chắc khỏe hơn và có sức chống đỡ khi bị vi khuẩn cùng axit tấn công. Các thực phẩm giàu chất xơ như cà rốt, khoai lang, rau xanh có thể giúp răng sạch hơn, hạn chế được sự hình thành của mảng bám.
- Tránh để miệng khô. Uống nhiều nước nhằm giữ ẩm và làm sạch khoang miệng, đảm bảo cho tuyến nước bọt hoạt động tốt.
- Kiêng ăn đồ ngọt
Nhìn chung, dù chỉ bị răng sâu nhẹ nhưng việc điều trị sớm cũng cần được chú trọng. Điều này sẽ giúp bảo toàn được cấu trúc của răng và ngăn chặn tình trạng trạng sâu răng tiến triển nặng hơn khiến bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn nên tham khảo thêm
BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!