Tác Hại Của Sâu Răng Ở Trẻ Em – Ảnh Hưởng Không Nhỏ!

Sâu răng ở trẻ em rất phổ biến và có thể dẫn đến nhiều rủi ro nghiêm trọng. Do đó, cha mẹ nên tìm hiểu các tác hại của sâu răng ở trẻ em để có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Tác hại của sâu răng ở trẻ em
Tác hại của sâu răng ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến khi trẻ trưởng thành

Sâu răng ở trẻ em là gì?

Sâu răng là tình trạng gây ra những tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt cứng của răng. Ở trẻ em, sâu răng thường liên quan đến các yếu tố kết hợp, chẳng hạn như thường xuyên tiêu thụ đồ ăn vặt, sử dụng đồ uống có đường hoặc không vệ sinh răng miệng phù hợp.

Sâu răng là một trong những vấn đề phổ biến nhất thế giới. Tình trạng này tương đối phổ biến ở trẻ em, thanh thiếu niên và kể cả trẻ sơ sinh. Nếu sâu răng không được điều trị có thể gây ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Điều này dẫn đến đau đớn nghiêm trọng, nhiễm trùng và mất răng.

Các dấu hiệu nhận biết và triệu chứng sâu răng ở trẻ em thường không giống nhau và phụ thuộc vào vị trí răng sâu. Khi răng mới bắt đầu sâu, trẻ có thể không có bất cứ dấu hiệu nhận biết cụ thể nào. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, sâu răng có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Đau răng không rõ nguyên nhân
  • Ê buốt răng
  • Đau nhẹ hoặc dau buốt khi ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt, nóng hoặc lạnh
  • Xuất hiện các lỗ hoặc vết rỗ có thể nhìn thấy trên bề mặt răng
  • Răng chuyển thanh màu nâu, đen hoặc xuất hiện các đốm trắng
  • Đau khi cắn hoặc nhai

Nếu không được điều trị phù hợp, sâu răng ở trẻ em có thể phát triển lớn hơn, dẫn đến nhiễm trùng tủy răng. Nhiễm trùng có thể nghiêm trọng và tăng nguy cơ mất răng.

Do đó, thường xuyên cho trẻ đến gặp nha sĩ để làm sạch răng và chăm sóc răng chuyên nghiệp là cách tốt nhất để ngăn ngừa các nguy cơ mất răng.

Tác hại của sâu răng ở trẻ em – Ảnh hưởng lâu dài

Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến và mặc dù răng sữa ở trẻ em sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn, tuy nhiên sâu răng có thể dẫn đến một số rủi ro nghiêm trọng. Sâu răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, lâu dài, ngay cả đối với răng sữa ở trẻ em.

Cụ thể, một số tác hại của sâu răng ở trẻ em bao gồm:

1. Đau đớn

Sâu răng ở trẻ em là nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến đau răng. Bên cạnh đó, nhiễm trùng răng, viêm tủy răng cũng có thể gây đau răng.

sâu răng ở trẻ em
Sâu răng ở trẻ có thể gây đau răng dữ dội

Thông thường trẻ sẽ không cảm thấy đau khi một lỗ sâu răng mới hình thành. Tuy nhiên, khi các lỗ sâu răng phát triển lớn hơn hoặc khi sâu răng gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh, trẻ có thể cảm thấy đau đớn dữ dội. Cơn đau thường xuất hiện như một cơn nhói và nặng hơn khi ăn, đặc biệt là khi sử dụng đồ nóng, lạnh hoặc ngọt.

Đau răng do sâu răng có thể khiến trẻ khó nhai và cuối cùng là chán ăn. Điều này có thể gây suy dinh dưỡng, nhẹ cân và kém phát triển hơn so với các trẻ cùng trang lứa. Ngoài ra, cơn đau răng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt.

Đau răng do sâu răng có thể được điều trị bằng cách trám răng hoặc cố định một số khu vực bị yếu ở răng. Điều này có thể ngăn chặn các cơn đau nhói và hạn chế các rủi ro liên quan khác.

Trong một số trường hợp, nha sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

  • Làm sạch răng để loại bỏ mảng bám răng
  • Hàn răng sâu để sữa chữa răng bị tổn thương
  • Sử dụng thuốc kháng sinh để làm sạch nhiễm trùng

2. Gãy hoặc lệch răng

Răng sâu không được điều trị có nguy cơ bị lung lay, vỡ, mẻ, thậm chí là bong toàn bộ chân răng. Răng bị lung lay, vỡ, mẻ có thể khiến trẻ khó nhai thức ăn. Điều này có thể gây thiếu dinh dưỡng, còi xương và kém phát triển. Bên cạnh đó, sâu răng có thể gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh, dẫn đến xô lệch, mọc lệch và rụng răng. Tình trạng này có thể gây thiếu thẩm mỹ, dẫn đến thiếu tự tin và các mối quan hệ xã hội của trẻ.

Ngoài ra, răng sữa bị sâu có thể gây mất vị trí phát triển bình thường của răng vĩnh viễn, gây xô lệch hàm và tăng nguy cơ các vấn đến các vấn đề nha khoa khác.

Nếu trẻ bị gãy răng sữa, cha mẹ có thể sử dụng gạc vô trùng để làm sạch vết thương, chườm mát để giảm đau hoặc sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn. Đưa trẻ đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn các biện pháp điều trị và chăm sóc nha khoa phù hợp.

3. Ảnh hưởng đến giấc ngủ

Vào ban đêm, áp lực tích tụ ở răng sâu có thể dồn lên răng khi nằm xuống. Máu chảy qua đầu cũng tăng lên khi trẻ đi ngủ. Do đó, cơn đau răng có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, điều này có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Ngủ không đủ giấc có thể khiến kết quả học tập của trẻ kém và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Điều này có thể khiến trẻ dễ mắc nhiều bệnh lý hơn và kém phát triển hơn so với trẻ đồng trang lứa.

sâu răng ở trẻ em gây mất ngủ
Sâu răng ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

Ngoài ra, ngủ không đủ giấc có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ, nhịp tim không đều và bệnh tiểu đường.

Tác hại của sâu răng ở trẻ em có thể rất nghiêm trọng. Do đó, nếu trẻ có dấu hiệu sâu răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được điều trị phù hợp.

4. Bệnh nướu răng

Răng sâu không được điều trị phù hợp có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh nướu răng, chẳng hạn như viêm nướu hoặc viêm nha chu. Mặc dù các bệnh nướu răng thường không phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên trẻ bị sâu răng thường có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao.

Bệnh nướu răng cần được điều trị phù hợp để tránh gây tổn thương chân răng, khiến răng lung lay và khiến trẻ mất răng sữa quá sớm. Do đó, sâu răng ở trẻ em cần được điều trị và chăm sóc phù hợp để ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

5. Áp xe răng

Mặc dù áp xe răng do sâu răng sữa ở trẻ em không phổ biến, tuy nhiên áp xe có thể hình thành trên các lỗ răng sâu. Áp xe răng là tình trạng một phần hoặc toàn bộ phần răng bên trong răng bị nhiễm trùng hoặc chết đi. Các mô chết sẽ tạo thành một túi vi khuẩn và mủ. Áp xe răng có thể dẫn đến sưng tấy và có mủ ở chân răng do nhiễm vi khuẩn.

Ngoài ra, vi khuẩn gây áp xe răng có thể lây lan vào xoang và dẫn đến bệnh viêm xoang. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, vi khuẩn có thể lây nhiễm vào đường máu, dẫn đến nhiễm trùng huyết và gây ảnh hưởng đến tim, xương, thậm chí là gây tắc nghẽn mạch máu não.

Áp xe răng là tác hại của sâu răng ở trẻ em nghiêm trọng và cần được điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Tùy theo các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, nha sĩ có thể để nghị các biện pháp điều trị, chẳng hạn như:

  • Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng
  • Dẫn lưu và làm sạch áp xe
  • Làm sạch và điều trị nướu điều tránh viêm nha chu, viêm nướu
  • Lấy tủy răng nếu sâu răng gây nứt răng hoặc tổn thương nghiêm trọng
  • Cấy ghép răng, bao gồm việc thay thế răng bằng răng nhân tạo nếu răng không thể cứu

6. Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn sẽ bắt đầu mọc khi trẻ được 6 tuổi. Nếu sâu răng sữa xảy ra và không được điều trị, các mầm răng vĩnh viễn ở bên dưới ổ răng có thể bị tổn thương và dễ vỡ hơn. Ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn là tác hại của sâu răng ở trẻ em gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe răng miệng của trẻ.

sâu răng ở trẻ em ảnh hưởng như thế nào
Răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch nếu trẻ bị sâu răng không được điều trị phù hợp

Các răng trưởng thành phát triển trên nền móng răng sữa bị sâu thường nhạy cảm hơn với thức ăn, dễ bị vi khuẩn xấu tác động, xâm nhập và cũng dễ bị sâu hơn. Ngoài ra răng vĩnh viễn cũng có thể có màu vàng và tăng nguy cơ dẫn đến một số bệnh lý khác. Do đó, sâu răng sữa cần được điều trị để giữa vị trí cho đến khi răng trưởng thành hình thành.

7. Ảnh hưởng đến khả năng phát âm

Sâu răng sữa dẫn đến răng khấp khểnh và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng tổng thể. Nếu không được điều trị phù hợp, sâu răng sữa có thể gây ảnh hưởng đến giọng nói, khả năng phát âm và một số vấn đề ngôn ngữ khác ở trẻ.

Răng và lưỡi là hai bộ phận quan trọng hỗ trợ việc phát âm khi trẻ học nói. Âm thanh sẽ không thể thoát ra khỏi miệng nếu răng trên và răng dưới của trẻ không khớp với nhau. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn và không được cải thiện nếu tình trạng răng sâu hoặc răng khấp khểnh không được điều trị phù hợp.

Do đó, nếu trẻ bị sâu răng nghiêm trọng và khiến răng khấp khểnh, cha mẹ nên đưa trẻ đến nha sĩ để được điều trị phù hợp.

Sâu răng có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của trẻ, cũng như ảnh hưởng đến sự thoải mái, tập trung và tính thẩm mỹ của trẻ. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ nên hướng dẫn trẻ thói quen đánh răng hai lần một ngày và làm sạch răng miệng chuyên nghiệp thường xuyên.

Ngoài ra, hạn chế cho trẻ sử dụng đồ ăn và đồ uống ngọt. Tốt nhất nên cho trẻ ăn thực phẩm lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình hình thành răng tốt hơn, chẳng hạn như rau, trái cây, sữa và các sản phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, cho trẻ đến gặp nha sĩ định kỳ 2 lần mỗi năm đề kiểm tra sức khỏe răng miệng phù hợp.

Phòng ngừa sâu răng ở trẻ em

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả nguy cơ sâu răng ở trẻ em, tuy nhiên cha mẹ có thể hạn chế nguy cơ sâu răng ở trẻ với một số lưu ý, chẳng hạn như:

phòng chống sâu răng ở trẻ em
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng phù hợp để ngăn ngừa nguy cơ sâu răng
  • Bắt đầu đánh răng cho trẻ ngay khi chiếc răng đầu tiên xuất hiện. Đánh răng, vệ sinh lưỡi và nướu hai lần một ngày bằng kem đánh răng có fluor.
  • Đối với trẻ nhỏ hơn 3 tuổi, chỉ nên dùng một lượng nhỏ kem đánh răng bằng hạt gạo. Khi trẻ được 3 tuổi, trẻ có thể sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu.
  • Dùng chỉ nha khoa cho trẻ hàng ngày sau 2 tuổi.
  • Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng, rau xanh và các khoáng chất. Ngoài hạn, hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn nhiều đường, chẳng hạn như bánh ngọt, kẹo và các loại bạnh quy.
  • Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm sâu răng cho trẻ bằng cách không ăn uống chung và không sử dụng chung dụng cụ ăn uống với trẻ.
  • Trao đổi với nha sĩ về các biện pháp chăm sóc răng miệng phù hợp cho trẻ.

Các tác hại của sâu răng ở trẻ em có thể kéo dài đến khi trưởng thành và tăng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Do đó duy trì sức khỏe răng miệng phù hợp cho trẻ là điều cần thiết để tránh các rủi ro không mong muốn. Hướng dẫn trẻ cách giữ vệ sinh răng miệng và đến gặp nha sĩ định kỳ để làm sạch răng chuyên nghiệp. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹo thường bị sâu răng?

5/5 - (3 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *