Răng Sâu Bị Lung Lay – Giải Pháp Điều Trị Tốt Nhất?

Răng sâu bị lung lay có thể khiến răng bị tách khỏi nướu và ổ xương răng. Điều này có thể khiến răng di chuyển, gây ảnh hưởng đến việc nhai và tăng nguy cơ mất răng nếu không được điều trị phù hợp.

Răng sâu bị lung lay
Răng sâu bị lung lay có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp

Tại sao răng sâu bị lung lay?

Răng sâu bị lung lay xảy ra khi một chiếc răng bị mất vị trí hỗ trợ, từ từ tách ra khỏi nướu răng và xương. Điều này khiến răng có thể bị va chạm, ngay cả khi đối với một lực tác động nhỏ nhất, khiến việc nhai hoặc ăn uống khiến răng bị tổn thương thêm.

Răng sâu bị lung lay cũng có thể dẫn đến một số triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng khác, chẳng hạn như:

  • Chảy máu chân răng
  • Sưng nướu răng
  • Nướu răng đỏ
  • Suy thoái nướu răng hoặc tụt nướu

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh răng miệng trong quá khứ. Do đó, điều quan trọng là người bệnh cần phải trao đổi với nha sĩ về tình trạng răng lung lay để có kế hoạch điều trị thích hợp. Ngoài ra, tìm hiểu các nguyên nhân liên quan có thể giúp nha sĩ có biện pháp xử lý phù hợp hơn.

Trong một số trường hợp, răng sâu bị lung lay là dấu hiệu của bệnh nướu răng tiến triển. Điều này xảy ra khi nhiễm trùng sâu răng lan rộng đến nướu, tấn công các mô nướu và xương xung quanh răng.

Bệnh nướu răng thường là do vệ sinh răng miệng kém gây ra. Nếu không chải răng, sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên hoặc bỏ qua các bước làm sạch răng, cao răng có thể tích tụ vào khoảng trống bên dưới răng. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này sẽ dẫn đến sâu răng và khiến răng lung lay. Nếu phát hiện sớm và tiêu diệt ổ sâu răng sẽ ngăn chặn được tình trạng viêm nhiễm và phục hồi sức khỏe răng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân và điều kiện khác có thể khiến răng sâu bị lung lay bao gồm:

  • Thai kỳ: Nồng độ estrogen và progesterone tăng lên trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến xương và mô trong miệng. Các hormone này có thể làm thay đổi nha chi, dây chằng hỗ trợ răng và giữa răng đúng vị trí. Do đó, khi nha chu bị ảnh hưởng, một hoặc nhiều răng có thể bị lung lay.
  • Tổn thương răng: Căng thẳng, nghiến răng, thói quen sử dụng răng không phù hợp có thể khiến răng bị mẻ hoặc sâu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương răng và khiến răng bị lung lay.

Răng sâu bị lung lay là một tình trạng cần được điều trị y tế chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, người bệnh nên thực hiện các biện pháp điều trị và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Răng sâu bị lung lay phải làm sao?

Việc điều trị răng sâu bị lung lay phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng với các biện pháp tại nhà, chẳng hạn như:

1. Sử dụng dầu dừa

Áp dụng dầu dừa lên vị trí răng bị lung lay có thể loại bỏ các tạp chất bằng cách tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng. Điều này có thể hỗ trợ duy trì vệ sinh răng miệng tốt, loại bỏ mảng bám và phục hồi răng bị lung lay.

Cách trị răng lung lay tại nhà
Dầu dừa có thể tiêu diệt vi khuẩn có hại trong miệng, loại bỏ mảng bám và phục hồi răng bị lung lay

Để cải thiện tình trạng sâu răng, người bệnh thực hiện như sau:

  • Trước khi đánh răng vào buổi sáng, hãy súc miệng với dầu dừa khoảng 15 – 20 phút
  • Nhổ dầu dừa ra và súc miệng kỹ bằng nước ấm
  • Đánh răng như bình thường
  • Lặp lại điều này mỗi buổi sáng và lặp lại điều này vào buổi tối nếu cần thiết

2. Tỏi điều trị sâu răng

Tỏi là một chất kháng khuẩn mạnh, có thể được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm trùng gây răng sâu và lung lay răng. Việc đặt tỏi lên vị trí răng sâu có thể loại bỏ các vi khuẩn có hại theo thời gian.

Để cải thiện các triệu chứng, người bệnh thực hiện như sau:

  • Thái tỏi thành những lát mỏng và đặt lên vị trí răng giữa nướu và răng bị sâu
  • Để tỏi lưu lại càng lâu càng tốt
  • Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất

3. Súc miệng với Hydrogen Peroxide

Hydrogen peroxide có thể loại bỏ tất cả vi khuẩn có trong và xung quanh răng sâu bị lung lay. Những vi khuẩn này là một trong những lý do phổ biến nhất khiến răng lung lay do nhiễm trùng, sâu răng và mảng bám.

Để cải thiện các triệu chứng, người bệnh thực hiện như sau:

  • Ngậm một muỗng canh dung dịch hydrogen peroxide 3% trong miệng và súc miệng trong một phút.
  • Nhổ ra và súc miệng bằng nước thường.
  • Thực hiện điều này thường xuyên kết hợp với việc đánh răng và vệ sinh răng miệng phù hợp.
  • Lặp lại điều này một hoặc hai lần mỗi ngày.

4. Nghệ điều trị sâu răng

Nghệ có thành phần hoạt tính được gọi là curcumin, có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và kháng khuẩn. Massage răng với nghệ có thể hỗ trợ giảm đau, viêm nướu và cải thiện tình trạng lung lay răng.

Chữa răng sâu lung lay tại nha
Nghệ có thể chống oxy hóa, kháng khuẩn và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả

Người có răng sâu bị lung lay có thể xoa hỗn hợp bột nghệ nhẹ nhàng lên nướu răng trong 2 – 3 phút, sau đó rửa sạch lại với nước. Thực hiện điều này hàng ngày để răng và nướu chắc khỏe hơn.

Ngoài ra, đảm bảo bạn không ăn hoặc uống trong 30 phút tiếp theo sau khi sử dụng bột nghệ cải thiện sức khỏe răng.

5. Bổ sung Canxi và Vitamin D

Canxi và vitamin D cần thiết cho răng và sức khỏe của xương. Thiếu hụt các chất dinh dưỡng này có thể làm suy yếu sức khỏe răng miệng và khiến răng bị sâu hoặc lung lay. Nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung canxi và vitamin D có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng.

Tiêu thụ vitamin D và canxi theo hướng dẫn của nha sĩ và theo một liệu trình nhất định.

Giải pháp điều trị y tế cho răng sâu bị lung lay

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, nha sĩ có thể đề nghị loại bỏ mảng bám ở chân răng, sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn hoặc ghép mô xương răng để cải thiện các triệu chứng. Cụ thể, các biện pháp điều trị như sau:

răng sâu bị lung lay có nên nhổ không
Nha sĩ có thể đề nghị các biện pháp xử lý tình trạng răng sâu bị lung lay phù hợp
  • Phẫu thuật vạt nướu răng: Nha sĩ sẽ rạch nướu răng, kéo lại mô nướu và thực hiện cạo vôi răng hoặc các mảng bám. Mô nướu sẽ được khâu lại sau khi thực hiện thủ thuật, để ngăn ngừa mất răng.
  • Ghép xương răng: Trong trường hợp xương răng bị thoái hóa, nha sĩ có thể lấy các mảng xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc sử dụng các vật liệu ghép xương đặc biệt để sửa chữa phần xương răng bị tổn thương trong miệng. Điều này sẽ hỗ trợ cấu trúc răng và ngăn ngừa nguy cơ mất răng.
  • Nẹp: Nếu răng sâu bị lung lay chưa bong ra khỏi ổ răng, nha sĩ có thể sử dụng nẹp để cố định răng và ngăn ngừa nguy cơ mất răng. Nha sĩ sẽ sử dụng một miếng kim loại để kết dính hai răng lân cận. Điều này giúp chiếc răng lung lay được hỗ trợ thêm và giữ cho răng không bị xê dịch.
  • Điều chỉnh khớp cắn: Thủ thuật này định hình lại bề mặt cắn của răng bằng cách loại bỏ một lượng nhỏ men răng. Điều này làm giảm áp lực lên răng và giúp răng mau lành.
  • Ghép nướu: Ghép nướu có thể ngăn ngừa tình trạng tụt nướu hoặc mất răng ở những người bị bệnh nướu răng, viêm nha chu hoặc sâu răng nghiêm trọng.
  • Làm cầu răng: Đây là loại mão răng phù hợp với các răng ở hai bên của răng bị lung lay hoặc mất. Điều này tạo ra một cầu nối giữa hai răng khỏe mạnh và giữa răng lung lay ổn định.
  • Cấy ghép nha khoa: Đây là thủ thuật làm răng giả hoặc chân răng nhân tạo để kết nối răng bị ảnh hưởng với xương hàm.

Mặc dù các biện pháp điều trị răng sâu bị lung lay có thể mang lại hiệu quả tốt, tuy nhiên người bệnh cần xác định nguyên nhân cơ bản để tránh gây mất răng. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

Phòng ngừa tình trạng răng sâu bị lung lay

Mặc dù răng sâu bị lung lay không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa được, tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ. Cụ thể một số lưu ý để bảo vệ sức khỏe răng miệng và nướu bao gồm:

răng hàm sâu bị lung lay
Vệ sinh răng miệng phù hợp để ngăn ngừa tình trạng răng sâu bị lung lay
  • Tạo thói quen đánh răng ít nhất hai lần một ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để làm sạch giữa các kẽ răng.
  • Tránh hút thuốc và uống quá nhiều rượu.
  • Khám răng định kỳ và thường xuyên theo khuyến nghị của nha sĩ chuyên môn.
  • Bổ sung canxi và vitamin D để giúp củng cố xương chân răng.

Giữ vệ sinh răng miệng tốt là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng răng sâu bị lung lay. Đánh răng hai lần mỗi ngày, một lần vào buổi sáng và một lần trước khi đi ngủ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc dùng nước súc miệng để loại bỏ các mảnh thức ăn còn sót lại. Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp điều trị và chăm sóc răng miệng phù hợp.

Thông tin thêm: Cách chăm sóc nướu răng đúng cách – Ngừa viêm, nha chu

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *