Ngâm Chân Trị Mất Ngủ: Đúng Cách Mới Hiệu Quả!

Ngâm chân trị mất ngủ là mẹo chữa đơn giản, dễ thực hiện nhưng có thể đem lại hiệu quả rõ rệt nếu áp dụng đúng cách. Ngoài tác dụng an thần và ngủ ngon, mẹo chữa này còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, điều hòa huyết áp, giảm đau đầu, chóng mặt và giải tỏa căng thẳng thần kinh.

Ngâm chân trị mất ngủ
Ngâm chân trị mất ngủ có hiệu quả không?

Ngâm chân có trị mất ngủ được không?

Theo y học cổ truyền, chân được xem là gốc của cơ thể. Cơ quan này có hơn 60 huyệt đạo, có khả năng chi phối tuần hoàn máu, thúc đẩy lưu thông kinh mạch và điều hòa hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Ngâm chân là biện pháp điều trị từ y học cổ truyền. Theo ghi chép, biện pháp này có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể, điều hòa các cơ quan nội tạng, hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giải tỏa căng thẳng và làm dịu thần kinh trung ương.

Biện pháp ngâm chân thường được sử dụng để giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tổng thể, đau nhức xương khớp và giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Trên thực tế, hiệu quả trị mất ngủ của phương pháp này cũng đã được chứng minh trên cơ sở khoa học.

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!
Ngâm chân trị mất ngủ
Ngâm chân giúp cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc

Nghiên cứu cho thấy, ngâm chân với nước ấm và thảo dược có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn mạch, kích thích trung khu thần kinh giải phóng căng thẳng, sản sinh hormone melatonin – hormone tạo cảm giác buồn ngủ và ức chế vỏ đại não (cơ quan điều khiển các hoạt động của cơ thể). Với cơ chế này, ngâm chân từ 15 – 20 phút trước khi ngủ có thể cải thiện tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn và thức giấc giữa đêm.

Ngoài tác động từ nước ấm, biện pháp ngâm chân trị mất ngủ còn tận dụng các dược liệu tự nhiên để đả thống kinh mạch, thanh thải độc tố, trấn an tinh thần và ổn định giấc ngủ lâu dài. Bên cạnh hiệu quả trị mất ngủ, ngâm chân thường xuyên còn giúp giảm đau nhức, cải thiện chức năng vận động và đi lại.

Hướng dẫn 7 cách ngâm chân trị mất ngủ đơn giản, hiệu quả

Để đạt được hiệu quả như mong đợi, cần thực hiện biện pháp ngâm chân trị mất ngủ đúng phương pháp. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể ngâm chân với nước ấm hoặc kết hợp với muối biển. Trong trường hợp muốn gia tăng hiệu quả đả thông kinh mạch và thúc đẩy tuần hoàn máu, có thể phối hợp với một số thảo dược tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, thông kinh và khứ ứ.

1. Ngâm chân trị mất ngủ với nước muối ấm

Ngâm chân với nước muối ấm có cách thực hiện đơn giản và được áp dụng rộng rãi. Muối có vị mặn, tính hàn, tác dụng lương huyết, giải độc, tả hỏa và thanh tâm. Ngâm nước muối ấm từ 15 – 20 phút trước khi ngủ giúp thanh thải độc tố trong cơ thể, điều hòa tuần hoàn máu, giảm tình trạng tim hồi hộp, đánh trống ngực, bất an và cải thiện chất lượng, kéo dài thời gian ngủ.

Ngoài ra, nhiệt độ ấm từ nước ngâm chân còn giúp thư giãn cơ bắp, đem lại cảm giác thoải mái, thư thái và sảng khoái. Bên cạnh đó, ngâm nước muối ấm còn giúp giãn mạch máu ở chi dưới, từ đó làm giảm lưu lượng máu và áp lực lên não bộ. Để tăng tác dụng giảm căng thẳng và an thần, bạn có thể kết hợp với các động xoa bóp bấm huyệt ở gan bàn chân.

ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân với nước muối ấm giúp giãn mạch máu, giảm đau đầu và trị mất ngủ

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đổ 2 lít nước sôi vào thau, hòa thêm 1 ít nước mát và cho vào 2 – 3 thìa muối
  • Khuấy đều và ngâm chân trong 15 – 20 phút
  • Sau đó, lau khô chân và đi ngủ
  • Nên áp dụng cách này đều đặn 1 lần/ ngày vào mỗi buổi tối

2. Bài thuốc ngâm chân trị chứng mất ngủ từ ngải cứu

Ngải cứu có vị đắng, tính ấm, tác dụng cầm máu, khứ hàn, giảm đau và an thai. Ngâm chân với nước ngải cứu sắc giúp làm ấm cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau đầu, chóng mặt và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, tinh dầu từ lá ngải cứu còn đem lại cảm giác thư thái, thoải mái và dễ chịu. Vì vậy ngâm chân với thảo dược này vào mỗi tối có thể khắc phục các rối loạn giấc ngủ thường gặp như khó ngủ, giấc ngủ đến muộn, ngủ chập chờn, hay thức giấc giữa đêm,…

Với đặc tính trấn thống (kiểm soát cơn đau) và khứ hàn, mẹo ngâm chân với nước sắc ngải cứu còn giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh phong tê thấp như đau nhức xương khớp, chân tay tê mỏi, cơ thể uể oải và sợ lạnh.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Ngâm rửa 1 nắm lá ngải cứu tươi và để ráo
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá ngải cứu vào
  • Đun thêm 5 – 10 phút và tắt bếp
  • Đổ nước vào thau, hòa thêm nước mát và ngâm chân trong 15 – 20 phút
  • Có thể dùng lá ngải cứu chà xát nhẹ dưới bàn chân để kích thích tuần hoàn máu, khu phong và đả thông kinh mạch tắc nghẽn

3. Ngâm chân với nước ấm và gừng tươi

Sinh khương (gừng tươi) là vị thuốc có vị cay, tính ấm, tác dụng hành khí, giải biểu, tán phong hàn và giải độc. Ngâm chân với nước ấm và gừng tươi có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện tình trạng đau đầu, chóng mắt, hoa mắt và mất ngủ.

Ngoài ra với đặc tính khu phong, tán hàn và giải biểu, sinh khương còn giúp giảm tình trạng đau nhức cơ thể do thời tiết chuyển lạnh. Hơn nữa, tinh dầu từ gừng còn đem lại cảm giác thư giãn, chống buồn nôn, giải tỏa căng thẳng và làm giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương.

bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân với gừng tươi có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi và giúp ngủ ngon

Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, nhiệt độ ấm từ nước cùng với tính ấm của gừng có khả năng giãn mạch và hạ huyết áp đáng kể. Vì vậy, mẹo ngâm chân với nước ấm và gừng tươi thích hợp với người trung niên và người tuổi bị mất ngủ do bệnh cao huyết áp.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 2 củ gừng, để ráo và đập giập
  • Sau đó đun sôi 2 lít nước, thả gừng tươi vào và cho thêm 2 – 3 thìa cà phê muối
  • Đổ nước ra thau, hòa thêm 1 ít nước ấm và ngâm chân từ 15 – 20 phút

4. Ngâm chân với nước ấm và lá lốt trị mất ngủ, đổ mồ hôi tay chân

Mẹo ngâm chân với nước ấm và lá lốt có khả năng chữa chứng mất ngủ, đổ mồ hôi chân tay và giảm đau nhức xương khớp do thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Lá lốt (tất bát) có vị cay, mùi thơm nồng, tính ấm, tác dụng chỉ thống (giảm đau), hạ khí, ôn trung và tán hàn.

Ngâm chân với nước ấm và thảo dược này không chỉ tăng cường lưu thông máu, giảm mệt mỏi và cải thiện giấc ngủ mà còn hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp và ra nhiều mồ hôi ở tay, chân. Ngoài ra, mẹo chữa này còn giúp điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng và tăng cường chức năng của các cơ quan nội tạng.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá lốt tươi và để ráo nước
  • Sau đó cho vào nồi và đun sôi với 2 lít nước
  • Đổ nước ra thau, thêm 1 ít muối và hòa với nước mát
  • Ngâm chân từ 15 – 20 phút
  • Người bị nhức mỏi chân có thể chà xát lá lốt vào gan bàn chân

5. Bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ từ cây sả

Sả (hương mao) thường được dùng để tạo mùi khi chế biến món ăn và kích thích vị giác, chống lạnh bụng, tiêu chảy. Bên cạnh đó, thảo dược này còn được ứng dụng để chế tạo tinh dầu giúp làm giảm căng thẳng, lo âu và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Ngoài ra, sả còn có tác dụng giải biểu (làm cơ thể đổ mồ hôi). Vì vậy mẹo ngâm chân với nước ấm và cây sả thích hợp với các trường hợp bị trúng phong hàn khiến cơ thể đau mỏi, khó ngủ, mất ngủ, người xanh xao và sợ lạnh. Hiện nay, tinh dầu sả còn được dùng trong liệu pháp mùi hương nhằm cải thiện các rối loạn thần kinh như bệnh động kinh, chân tay run rẩy, căng thẳng, chóng mặt, bệnh Parkison và Alzheimer.

bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ
Bài thuốc ngâm chân từ cây sả chữa mất ngủ và đem lại cảm giác thoải mái, thư thái

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 4 – 5 cây sả, cắt thành từng khoang mỏng
  • Đun sôi 2 lít nước và cho dược liệu vào
  • Hòa thêm 1 ít nước mát và ngâm chân từ 15 – 20 phút

6. Ngâm chân với hồng hoa trị mất ngủ, thông kinh và giảm đau

Mẹo ngâm chân với hồng hoa có tác dụng trị mất ngủ, giảm đau nhức, cải thiện tê cóng chân tay do trời lạnh, đồng thời giúp hoạt huyết và thông kinh. Áp dụng mẹo chữa này đều đặn giúp giải tỏa căng thẳng, giảm đau đầu, ngủ ngon và sâu giấc. Hơn nữa, tinh dầu và các khoáng chất có trong hồng hoa còn giúp nuôi dưỡng làn da, dưỡng ẩm và cải thiện tình trạng nứt nẻ gót chân.

bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ
Ngâm chân với hồng hoa giúp ngủ ngon, thông kinh và nuôi dưỡng làn da, giảm nứt nẻ gót chân

Hướng dẫn thực hiện:

  • Đun sôi nước và cho vào 10 – 15g hồng hoa
  • Sau đó đổ nước ra thau, hòa thêm 1 ít nước lạnh vào
  • Ngâm chân trong 15 – 20 phút để cải thiện tình trạng khó ngủ, mất ngủ và ngủ không sâu giấc

Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp với 30 – 50g ngải cứu khô để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau đầu, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện chứng viêm dây thần kinh ngoại vi, cong phồng tĩnh mạch.

 7. Bài thuốc ngâm chân trị mất ngủ với vỏ quế

Vỏ quế có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng khu phong, tán hàn, hành khí, chỉ thống, thông kinh và hoạt huyết. Dược liệu này thường được dùng trong bài thuốc chữa các chứng bệnh do phong và hàn. Ngoài ra nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, hoạt chất cinnamaldehyde trong quế có tác dụng giải nhiệt, an thần, giảm đau nhức và ức chế trung khu thần kinh.

Vì vậy ngâm chân với nước ấm và vỏ quế có thể cải thiện tình trạng căng thẳng, đau đầu, chóng mặt, tăng thời gian ngủ, giảm tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ và ngủ chập chờn. Bên cạnh đó một số nghiên cứu cũng cho thấy, dược liệu này có tác dụng tăng lưu lượng máu tuần hoàn và hỗ trợ cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Dùng 100g vỏ quế khô đun với 2 lít nước
  • Sau đó đổ ra thau và hòa thêm nước mát
  • Dùng nước sắc từ vỏ quế ngâm chân từ 15 – 20 phút
  • Hoặc có thể sử dụng lá quế để thay thế nếu không tìm mua được vỏ quế

Ngoài những dược liệu này, bạn cũng có thể ngâm chân với nước ấm cùng với một số thảo dược khác như thiên niên kiện, vỏ bưởi, trần bì, thanh bì, lá trầu không,… để giảm căng thẳng, tăng cường tuần hoàn máu, đả thông kinh mạch và cải thiện tình trạng mất ngủ.

Một số lưu ý khi ngâm chân chữa mất ngủ

Ngâm chân trị mất ngủ là mẹo trị bệnh đơn giản, dễ thực hiện và có độ an toàn cao. Tuy nhiên để hiệu quả khi áp dụng mẹo chữa này, bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

Ngâm chân trị mất ngủ
Phụ nữ mang thai, đang hành kinh không nên áp dụng bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ
  • Nên điều chỉnh nước ngâm chân có nhiệt độ từ 38 – 43 độ C, không dùng nước ngâm có nhiệt độ thấp hoặc cao hơn 45 độ C. Nhiệt độ nước quá thấp hoặc quá cao có thể ảnh hưởng đến hoạt động tuần hoàn máu và gây ra nhiều phản ứng bất lợi.
  • Nên ngâm chân trị mất ngủ trước giờ ngủ từ 1 – 2 giờ đồng hồ và ít nhất 30 phút sau khi ăn.
  • Chỉ nên ngâm chân trong khoảng 15 – 20 phút. Ngâm chân quá lâu có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở não bộ, tim mạch và gây dị ứng da, nổi mề đay mẩn ngứa.
  • Người bị huyết áp thấp, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh và trẻ nhỏ không nên ngâm chân. Hoặc có thể tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng để hạn chế rủi ro và các tác dụng không mong muốn.
  • Tránh áp dụng biện pháp này khi chân bị lở loét, nhiễm trùng, có vết thương hở và nổi mụn nhọt.
  • Ngoài các thảo dược tự nhiên, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu yêu thích vào nước ngâm chân. Thực tế cho thấy, mùi thơm tự nhiên có thể giải tỏa căng thẳng và cải thiện chất lượng giấc ngủ đáng kể.
  • Nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh suy nghĩ và lo âu trong thời gian ngâm chân.
  • Nếu có thể, nên sử dụng chậu gỗ để ngâm chân. So với chậu inox và chậu nhựa, chậu gỗ có khả năng giữ nhiệt tốt hơn.
  • Bàn chân có nhiều huyệt đạo quan trọng. Vì vậy khi ngâm chân, nên ngâm ngập toàn bộ bàn chân nhưng không được ngâm qua mắt cá chân (nên điều chỉnh lượng nước cách mắt cá chân khoảng 2cm).
  • Kết hợp với xoa bóp bấm huyệt ở gan bàn chân nhằm tăng hiệu quả lưu thông máu, đả thông kinh mạch, giảm đau đầu, căng thẳng và cải thiện mất ngủ, ngủ chập chờn,…

Ngâm chân trị mất ngủ là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả tương đối rõ rệt. Tuy nhiên để ổn định giấc ngủ lâu dài, bạn nên áp dụng mẹo chữa này đều đặn 1 lần/ ngày và cần phối hợp với lối sống khoa học, lành mạnh.

Tham khảo thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Đây là giải pháp điều trị dứt điểm bệnh mất ngủ bằng các thảo dược cung Đình Triều Nguyễn. Giải pháp này chữa dứt điểm mất ngủ kinh niên do tuổi già, mất ngủ do stress, mất ngủ do bệnh lý, mất ngủ sau sinh, ...

Bình luận (32)

  1. Bùi Thị Hoài says: Trả lời

    Dạo này vì công việc bận bù đầu lo nghĩ đủ thứ thành ra mình bị khó ngủ, đêm nằm xuống là bao nhiêu thứ quẩn quanh trong đầu, cứ hết suy nghĩ cái này đến cái khác. Rồi thì mình cũng sắp đến ngày làm đám cưới nên nhiều khi cảm xúc hơi thất thường. Mà mất ngủ thế này mọc thêm biết bao nhiêu mụn lại còn rụng tóc nhiều nữa. Hic hic. Ngâm chân theo các cách của bài viết thì bao lâu có tác dụng vậy mọi người????

    1. Yến NTN says: Trả lời

      Trước hết bạn cứ ngâm 1 tuần xem tiến triển thế nào rồi tính tiếp, tớ mới bị mất ngủ 1 tháng nay thử áp dụng cách này 1 tuần thì thấy là trong người thư thái, dễ vào giấc hơn 1 chút. Quan trọng vẫn là để đầu óc nghỉ ngơi, đừng suy nghĩ lo lắng nhiều quá làm gì, việc gì cũng đâu sẽ có đó mà/

    2. Dạ khúc says: Trả lời

      Tôi ngâm chân cả tháng trời nay mà nào đã thấy ăn thua gì đâu, chỉ được cái thấy rõ ràng là chân sạch . Thế thôi. Chứ ngủ thì vẫn đếm nào vẫn như đêm nào 9h nằm, 10h tỉnh. Chán ghê là chán, đến stress với cái bệnh này thôi.

    3. Đoàn Quỳnh Hương says: Trả lời

      Cách này vẫn chỉ là bổ sung thêm vào, hỗ trợ thêm thôi, chứ bệnh mất ngủ mà lâu lâu rồi thì chỉ có dùng thuốc mới ổn định được nhá các bác. Tui giờ cứ ngày ngày 1 viên thuốc an thần với tối thêm 1 viên seduxen. Seduxen thì cứ phải dùng ngắt quãng, dùng 10 ngày nghỉ 1 thời gian rồi mới lại dùng tiếp. Nhưng công nhận cứ ngưng thuốc seduxen đấy là lại mất ngủ.

  2. Phương Trinh says: Trả lời

    Ui vậy mà em cứ tưởng các mẹ bầu mất ngủ vẫn ngâm chân được bình thường cơ, thấy mấy chị cùng làm mách thế. May quá em lên mạng tìm hiểu trước không thì ngâm lại ảnh hưởng thì toi. Các chị có ai thời kỳ bầu bí mà cũng bị mất ngủ như em không, có cách nào để ngủ ngon hơn mà an toàn không ạ?

    1. Arthena says: Trả lời

      Em có thể xông tinh dầu tràm, hay chanh sả trong phòng, mấy mùi tinh dầu sẽ giúp thư giãn và chìm vào giấc ngủ dễ hơn lại không ảnh hưởng cơ thể.

  3. Lê Minh says: Trả lời

    Bị mất ngủ xong còn bị kèm thêm bệnh rối loạn tiền đình hay đau đầu , chóng mặt , đầu óc quay quay , loạng choạng thì thế nào , dùng ngâm chân có ổn được không , hay phải dùng thuốc vậy . Vợ tôi bị vậy mấy tháng nay nhưng bảo vợ đi khám , bà ấy vẫn nhất định không đi .

    1. Ái Quỳnh says: Trả lời

      Mẹ cháu cũng bị rối loạn tiền đình gây mất ngủ, mẹ tiêm mấy đợt bổ não rồi mà vẫn hay bị xong chuyển sang uống thuốc ở đây đỡ hoa mắt chóng mặt với ngủ được hơn đó ạ. Chú đọc tham khảo thêm xem thử ạ. https://www.tapchiyhoccotruyen.com/thuoc-dinh-tam-an-than-thang-chua-benh-roi-loan-tien-dinh-co-tot-khong.html

    2. Nguyễn Huyền says: Trả lời

      Chào bạn, tôi cũng bị hội chứng tiền đình từ năm 40 tuổi đến giờ hơn 50 rồi, cũng có các biểu hiện giống hệt vợ bạn, thậm chí còn nặng hơn,mất ngủ nhiều, mỗi đêm chỉ ngủ được 1 đến 2 tiếng, chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, trí nhớ kém hay quên, lúc thay đổi tư thế còn cảm giác quay cuồng lảo đảo, cứ dăm bữa nửa tháng lại có mấy ngày chóng mặt nhiều, mất ngủ thức trắng đêm năm. Tôi cũng đã chữa nhiều nơi rồi cả đông cả tây, có đợt còn phải nằm cấp cứu ở viện cơ. Nào là thuốc bổ thần kinh, thuốc cere, vitamin, rồi thủy châm thuốc, xoa bóp bấm huyệt châm cứu nhưng vẫn chỉ được 1 thời gian rồi lại bị lại. Mất ngủ nhiều khiến người lúc nào cũng mệt mỏi, tay chân rã rời, nặng nề, không muốn làm việc gì cả. Tôi cũng đi viện kiểm tra tổng quát tất cả chụp Citi, cắt lớp vi tính não thì đều bình thường. Bác sỹ có giải thích do bị rối loạn tiền đình, máu lên não kém nên gây mất ngủ. Tôi thì tuy cũng nhiều tuổi nhưng làm nghề giáo viên nên cũng hay đọc các bài báo trên mạng. Tình cờ đọc được bài thuốc định tâm an thần thang nên tìm hiểu kĩ hơn và thấy bài thuốc này được rất nhiều người dùng đánh giá là tốt. Thế nên tôi mới đến tận nơi khám bệnh. Bác sỹ Mai là người điều trị cho tôi. Bác rất nhiệt tình, tâm huyết với nghề, chu đáo với bệnh nhân nên sau lần khám đầu tôi đã có ấn tượng sâu sắc. Tôi tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác. Dùng thuốc kết hợp châm cứu xoa bóp. Sau 1 tháng thì đã có những tiến bộ rõ rết, đỡ đau đầu chóng mắt, người ngợm khỏe có sức sống hơn Sau khi chữa 3 tháng thuốc, tôi không chắc đã khỏi hoàn toàn chưa nhưng thấy các triệu chứng của bệnh hoàn toàn biến mất. Đến nay cũng hơn nửa năm rồi vẫn không hề bị lại lần nào cả. Ngủ thì đã được 5, 6 tiếng 1 đêm rồi. Quá tốt với thể trạng người trung tuổi như tôi. Nên tôi muốn kể ra để bạn tham khảo dẫn vợ điều trị ở đó xem thế nào. Tôi cũng là người đã bị bệnh nên hiểu rõ bệnh này khó chịu lắm, người chả ra người, lúc nào cũng như trên mây thôi

    3. Lê Minh says: Trả lời

      Tôi cũng vừa đọc 1 số bài viết thấy trung tâm cũng uy tín, nhưng thuốc đông y này vừa điều trị mất ngủ vừa điều trị được rối loạn tiền đình đúng không ? Trong thời gian uống thuốc có cần kiêng khem gì nhiều hay chú ý gì không bạn ? Vợ tôi ăn uống đã kém giờ lại kiêng khem các thức nữa thì sợ người gầy yếu đi mất.

    4. Ái Quỳnh says: Trả lời

      Không phải kiêng gì đâu chú ơi; cháu thấy mẹ cháu vẫn ăn uống các món bình thường, cũng không cần kiêng đồ tanh đâu ạ. Chắc chỉ là kiêng các đồ như rượu bia, thuốc lá hay các thứ như cafe trà xanh… để tránh gây mất ngủ thôi ạ.

  4. Forrest says: Trả lời

    Em có bán chậu ngâm chân có kèm bàn mát xa ở đáy chậu và sục nước. Mua chậu thì kèm theo 1 túi muối ngâm chân thảo dược. Giá hạt dẻ thôi à. Các chị có nhu cầu liên hệ em nha. Số em 0326574***

  5. Phạm Thị Cỏn says: Trả lời

    Chè sen nhãn nhục. Nguyên liệu: 75g nhãn nhục, 140g hạt sen khô còn tâm sen, 250g đường phèn.
    Thực hiện: đầu tiên bạn đem nhãn nhục ngâm với nước lạnh qua đêm, sau đó rửa sạch để loại bỏ hết tạp chất, còn hạt sen khô thì bạn cho vào nồi nấu lửa vừa từ 25 – 30 phút đến chín, tránh làm hạt sen nát. Tiếp đó dùng 1 lít nước nấu với đường phèn, khi đường tan hết thì bỏ hạt sen đã chín và nhãn nhục vào, nấu khoảng 5 phút nữa rồi tắt bếp. Mỗi ngày ăn 1-2 bát, tôi thấy cải thiện giấc ngủ rất tốt.

    1. Bằng Nguyễn says: Trả lời

      Đúng rồi các loại thức ăn này rất tốt cho sức khỏe giấc ngủ, tôi cũng hay dùng. Đi khám xài thuốc bác sỹ cũng khuyên nên kết hợp cùng thuốc cho nhanh hiệu quả hơn.

  6. Simply_ht says: Trả lời

    Hình như ngâm chân còn tốt cho các bệnh đau nhức xương khớp đúng không mọi người. Mình có thể kết hợp 2 cách ở trên cho lá lốt cùng vỏ quế được không? Chỗ nhà mình mấy cái này đều có sẵn.

    1. Hoa vàng trên cỏ xanh says: Trả lời

      Chắc là được đó bạn. Tôi cũng toàn cho cả lá lốt, cả lá ngải cứu đun cùng nhau rồi ngâm. trong thời gian ngâm hoặc sau ngâm thì bạn xoa bóp bàn châm, day day bấm bấm các huyệt. Lên mạng search huyệt ở chân trị mất ngủ là sẽ ra ngay.

    2. Tùng Chi says: Trả lời

      Ví dụ như các người già mất ngủ lâu năm mà lại có bệnh tăng huyết áp,đái tháo đường thì có được ngâm chân không các bạn?

    3. Hoa vàng trên cỏ xanh says: Trả lời

      Vẫn được mà, nhưng chú ý cái là người bị đái tháo đường tôi thấy hay có biến chứng loét bàn chân, nếu là loét như vậy thì không ngâm được nước đâu, sẽ dễ nhiễm trùng hơn còn không bị thì cứ ngâm thôi.

  7. Hùng says: Trả lời

    Tôi ngủ không ngon, thường xuyên tỉnh giấc liên tục, hễ có tiếng động gì dù nhỏ thôi thôi cũng tỉnh ngay, mà đã tỉnh rồi thì không thể làm cách nào ngủ trở lại được. Tôi đã thử hết các cách ngâm chân, trà an thần, thể dục thể thao hàng ngày, uống sữa ấm trước khi đi ngủ…. Chắc giờ chỉ thiếu cách uống thuốc ngủ thôi.

    1. Minh Anh 7x says: Trả lời

      Đầy người uống thuốc ngủ xong không bỏ được kìa bác ơi. Tốt nhất còn cách nào khác thì nên thử đã. Bác uống đông y chưa, thấy chị em bảo có chỗ thuốc đông y chữa mất ngủ tốt lắm kết hợp cả ngâm chân thảo dược buổi tối là perfect. Em đang hỏi lại chị em chỗ đấy để mua thuốc dùng xem thế nào. Chứ em mới có tí tuổi thế này đã mất ngủ rồi, nản ghê.

    2. Ngô Thúy says: Trả lời

      Chỗ nào vây bạn Minh anh ơi, chỉ cho tớ với, tớ cũng muốn đi khám dùng thuốc đông y nhưng tìm trên mạng thấy nhiều nhà thuốc quá mà chỗ nào cũng giới thiệu thuốc tốt, thuốc đảm bảo không biết tin ai. Nếu được cho tớ xin địa chỉ luôn với nhé.

    3. Minh Anh 7x says: Trả lời

      Đây chị ơi, địa chỉ Hà nội ở b31 ngõ 70 nguyễn thị định thanh xuân nha, số điện thoại 02471096699, chị em vừa mới cho, chị ý bảo chỗ này nên hẹn đặt lịch khám trước chứ không là đến đông người khám phải đợi lâu mới tới lượt lắm.

  8. Hoàng Minh Ngọc says: Trả lời

    Tui mới bị mất ngủ thôi nhưng đã không thể nào chịu được rồi, sao mọi người có thể mất ngủ hàng năm như thế được nhỉ. Tui tuần nay buồn ngủ lắm cũng chỉ ngủ được 1 tiếng rồi lại thức trắng đêm. Cũng không có lo lắng căng thẳng gì mà vẫn chẳng hiểu sao lại không ngủ được. Trong các cách ngâm chân trên thì cách nào tốt nhất để tui áp dụng vậy. Tui thì đang đến ngày nên chưa thể ngâm chân ngay được nhưng muốn hỏi trước để bà dì đi có thể áp dụng luôn.

    1. An An says: Trả lời

      Nhà em trồng nhiều ngải cứu nên em dùng luôn cách này, thấy cũng ok lắm chị. Ngải cứu nhiều quá thì nhà em phơi khô xong đến lúc đun lấy 1 nắm ra, có thể cho thêm chút muối. Nghe nói muối dẫn thuốc và bổ thận đó. Cứ thể ngâm mỗi ngày 15 phút. Nhưng không hiểu sao bị hành kinh lại không được ngâm chị nhỉ.

    2. Hoàng Minh Ngọc says: Trả lời

      Tui cũng không biết nhưng thấy bài viết ghi thế nên cứ tuân thủ thôi. Nhiều cách quá nên cũng phân vân không biết loại nào tốt hahaa. Để tui thử áp dụng cách của bạn trước xem sao. Cảm ơn nha.

  9. Hòa says: Trả lời

    Em bị mất ngủ 2 năm nay, em đi khám dùng thuốc ngủ thì ổn hơn, mỗi đêm ngủ được 3, 4 tiếng chưa đủ hẳn giấc nhưng ít ra giữ được tỉnh táo cả ngày nhưng gần đây em quyết định bỏ thuốc ngủ thì lại khiến cả đêm em đều thức trắng, người mệt mỏi, choáng váng, ăn uống cũng không còn cảm giác ngon miệng gì cả. Em thử ngâm chân cả tuần nay vẫn không đỡ. Các bác có cách nào khác hiệu quả thì mách em với.

    1. Lan Aka says: Trả lời

      Bỏ thuốc ngủ là đúng đó em, không có tốt đẹp gì thuốc đấy đâu, vừa lệ thuộc thuốc vừa hại người, thử tìm mấy phương pháp an toàn đơn giản khác như ngồi thiền, tập yoga hay là uống trà, uống thuốc đông y ý.

    2. Hòa says: Trả lời

      Em cũng thấy mọi người khuyên uống thuốc đông y nhưng nói thật em sợ uống thuốc lắm rồi, đợt mới bỏ thuốc tây em còn nôn nao, buồn nôn, mắt thâm quầng như gấu trúc. Chỉ sợ thuốc đông cũng vậy, uống thì ngủ được, không uống thì lại mất ngủ. Thế thì có mà uống suốt đời mất.

    3. Tô Thảo Phương says: Trả lời

      Các loại thuốc đông y mà chính hiệu, thực chất toàn thảo dược tự nhiên thì an toàn lắm bạn ơi. Các thảo dược không gây nghiện, mà cũng tốt cho sức khỏe nữa, điều trị vào gốc bệnh bên trong. Trước mình cũng lo như bạn nhưng đi khám bên đơn vị thuốc dân tộc được bác sĩ giải thích cặn kẽ nên lấy trước 1 tháng thuốc về uống thấy hiệu quả tốt thật, từ không ngủ được tí nào sau 1 tháng mình ngủ được khoảng 2,3 tiếng rồi, trong người thấy dễ chịu, thoải mái hơn nhiều. Đang định gọi điện hẹn đặt lịch mai tới khám lại lấy thuốc tiếp.

    4. Hòa says: Trả lời

      Thế thuốc đó uống tầm mấy tháng thì dừng được ạ, thuốc thảo dược là mình về săc lên uống hàng ngày đúng không chị. Em không có thời gian lắm nên ví dụ em sắc mấy thang liền xong để vào tủ lạnh uống dần được không?

    5. Tô Thảo Phương says: Trả lời

      Nếu cũng không có thời gian đun sắc thì bạn lấy thuốc viên sẵn như mình uống cho tiện lơi, lọ thuốc mang theo người đi đâu cũng tiện. Bác sĩ bảo mình là liệu trình khoảng 2-3 tháng thôi, khi bệnh ổn định sẽ ngưng dùng thuốc và điều chỉnh chế độ sinh hoạt để duy trì thôi. Bạn có thể đọc thêm ở trang này nè, có thêm thông tin về thuốc với cũng có nhiều người phản hồi về thuốc tốt lắm. https://www.chuatribenhmatngu.com/dinh-tam-an-than-thang-giup-toi-thoat-khoi-benh-mat-ngu.html

  10. hải linh says: Trả lời

    @@ mấy cái này chắc mới mất ngủ còn hiệu quả, chứ mất ngủ mãn tính chắc không ổn lắm, dùng thuốc an thần thì cũng đúng là hơi lo thật, nhưng mà k dùng thì trắng đêm,
    mệt mỏi bức bối lắm, 🙁

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *