Rối loạn cảm xúc: Nguyên nhân, biểu hiện và hướng điều trị

Thống kê cho thấy có đến khoảng 5% dân số trên thế giới đang mắc phải chứng rối loạn cảm xúc và hiện con số này vẫn không có dấu hiệu ngừng lại. Bản thân người mắc bệnh này không thể kiểm soát được cảm xúc của họ, luôn biểu hiện các vấn đề một cách trầm trọng và dần đánh mất đi con người thật của chính mình.

Rối loạn cảm xúc là gì?

Vui – buồn – giận dữ – hạnh phúc đều là những cảm xúc thông thường của mỗi con người và được biểu hiện theo từng tình huống rõ ràng, chính bản thân chúng ta có thể điều khiển được mức độ các cảm xúc của bản thân. Rối loạn cảm xúc (Emotional disorder) là tình trạng mà người đó không thể kiểm soát được cảm xúc của bản thân, vui buồn lẫn lộn và được biểu hiện một cách trầm trọng hơn bình thường.

Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc là trạng thái người bệnh thường không kiểm soát được cảm xúc, hành vi của bản thân và thường biểu hiện nó một cách quá mức

Rối loạn cảm xúc là chứng rối loạn tâm thần phổ biến thứ 2 trên thế giới và có liên quan đến những bất thường trong não bộ. Những cảm xúc phấn khích hoặc buồn bã quá mức thường xuất hiện xen kẽ nhau khiến chính bản thân họ cũng không thể biết mình đang cảm thấy thế nào. Ngoài ra bệnh nhân cũng có thể xuất hiện kèm theo những hành vi bất thường, có thể gây hại cho bản thân hay những người xung quanh.

Căn bệnh tâm lý – tâm thần này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người trẻ, người từng có tiền sử về các rối loạn tâm lý khác. Rối loạn cảm xúc làm ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, hành vi, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe một cách trầm trọng nên cần được điều trị càng sớm càng tốt.

cách trị mất ngủ tại nhà
Bí quyết CHẤM DỨT MẤT NGỦ cho người mất ngủ sau sinh, mất ngủ bệnh lý, mất ngủ do stress, mất ngủ do tuổi già, ... Cam kết AN TOÀN - HIỆU QUẢ!

Biểu hiện của chứng rối loạn cảm xúc

Chứng rối loạn cảm xúc được chia làm 3 dạng chính bao gồm trầm cảm– được biểu hiện bằng trạng thái u uất, tuyệt vọng; hưng cảm – phấn khích quá mức; rối loạn lưỡng cực – cảm xúc vui buồn đan xen lẫn lộn. Tùy theo từng tình trạng bệnh mà mức độ biểu hiện của các trạng thái cảm xúc khác nhau.

Giai đoạn trầm cảm

Trạng thái u uất, buồn bã, tội lỗi là cảm xúc đặc trưng ở giai đoạn này. Người bệnh trong giai đoạn này có sự tụt giảm khí sắc nghiêm trọng, không điều gì có thể khiến họ cảm thấy hạnh phúc, mọi vấn đề đều trở nên nghiêm trọng. Tất cả mọi sự vật, sự việc diễn ra xung quanh người bệnh lúc này đều mang một màu sắc u tối, buồn thảm.

Rối loạn cảm xúc
Ở giai đoạn trầm cảm người bệnh thường cảm thấy đau khổ, dày vò bản thân

Những biểu hiện đặc trưng của giai đoạn trầm cảm bao gồm

  • Luôn cảm thấy muốn khóc, dường như có thể khó trong bất cứ trường hợp nào
  • Luôn cảm thấy ảm đạm, uể oải, chán nản với tất cả mọi sự vật, sự việc, con người xung quanh
  • Luôn cảm thấy tuyệt vọng., buồn bã, trống rỗng, vô dụng, cảm thấy bị bỏ rơi
  • Mất hứng thú với những thói quen , sở thích, món ăn thường ngày dù trước đó từng rất thích
  • Chỉ muốn nằm một chỗ, không muốn hoạt động, có thể nằm bất động trong vài tiếng đồng hồ
  • Luôn trong trạng thái lơ đãng, mất tập trung, dễ giật mình
  • Mất ngủ và rối loạn giấc ngủ, khó ngủ hoặc dễ gặp ác mộng khi ngủ
  • Đau đầu, choáng váng
  • Dễ cáu gắt với mọi thứ xung quanh dù đó chỉ là một vấn đề rất nhỏ
  • Sụt giảm cân nặng đáng kể dù không ăn kiêng; một số khác có thể tăng cân quá mức
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Luôn tự dằn vặt, trách cứ về bản thân
  • Da dẻ xanh xao, xám xịt, mắt lờ đờ, toàn thân không có chút sức sống nào
  • Đứng ngồi không yên, luôn lo lắng về mọi thứ một cách thái quá, nói chậm, chân tay chậm chạp hoặc nói những lời không rõ ngữ nghĩa
  • Khó suy nghĩ, không quyết đoán, mất tự tin, giảm tính tự trọng
  • Giảm về chất lượng cuộc sống và sức khỏe, cảm thấy đau lưng, đau đầu, đau khớp, rối loạn tiêu hóa nhưng nếu thực hiện các kiểm tra tổng thể lại không thể xác định chính xác nguyên nhân
  • Có xu hướng nghĩ về cái chết hoặc thực hiện những hành vi tự tử hay tự làm đau bản thân

Giai đoạn hưng cảm

Trái ngược với giai đoạn trầm cảm, giai đoạn hưng cảm bệnh nhân thường có xu hướng phấn khích quá mức, họ có thể cảm thấy vui vẻ ở ngay cả các tình huống nên buồn. Các hành vi của họ cũng thay đổi theo xu hướng quá khích của bản thân và hoàn toàn không kiểm soát được. Các biểu hiện của giai đoạn này cũng đa dạng hơn nhưng đặc trưng là sự hào hứng một cách quá mức bình thường.

Rối loạn cảm xúc
Ở giai đoạn hưng cảm bệnh nhân thường trở nên quá khích, dễ giận dữ

Một số đặc trưng của giai đoạn hưng cảm trong rối loạn cảm xúc bao gồm

  • Cảm thấy hào hứng, vui vẻ tột độ trong mọi tình huống, ngay cả khi không có sự kiện nào
  • Nói nhiều và nói nhanh hơn bình thường, tuy nhiên lời nói cũng không rõ ngữ nghĩa, không logic
  • Luôn có những suy nghĩ, hành động được coi là điên rồi vì không nghĩ đến hậu quả có thể xảy ra
  • Có các hành vi kích động, thậm chí có thể đánh những người xung quanh trong trạng thái quá khích
  • Tự tin thái quá, đề cao bản thân, luôn cho rằng mình đúng
  • Thích châm chọc, gây bất hòa hay gây xung đột với những người xung quanh
  • Không cảm thấy buồn ngủ và luôn trong trạng thái tỉnh táo, cảm tưởng như không muốn ngủ
  • Ham muốn tình dục mãnh liệt
  • Bông đùa quá trớn hay xuất hiện các hành vi cử chỉ cố ý thân mật với người khác, không biết e thẹn hay thậm chí là có các hàng vi lỗ mãng
  • Có nhiều mục tiêu, dự định mới không thực tế
  • có thể đột ngột học tập, làm việc liên tục không biết mệt mỏi nhưng hiệu quả không việc lại không thực sự tốt
  • Có thể có những hành vi làm hại người khác trong những trạng thái quá khích
  • Tiêu xài hoang phí

Giai đoạn rối loạn lưỡng cực

Ở giai đoạn rối loạn lưỡng cực, các trạng thái trầm cảm và hưng cảm xuất hiện xen kẽ nhau một cách nhanh chóng, đột khiến khiến chính bản thân người bệnh và những người xung quanh không thể hiểu được. Thường giai đoạn này xuất hiện khi giai đoạn trầm cảm xuất hiện hơn 2 tuần và giai đoạn hưng cảm xuất hiện hơn 1 tuần. Chính bản thân người bệnh cũng không làm cách nào để kiểm soát cảm xúc, hành vi theo ý muốn của bản thân và càng làm các trạng thái của họ trở nên trầm trọng hơn.

Giai đoạn rối loạn lưỡng cực cũng có phần nguy hiểm và khó điều trị hơn các giai đoạn còn lại. Người bệnh lúc này cần nhanh chóng được điều trị về mặt tinh thần để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho bản thân người bệnh và những người xung quanh có thể xuất hiện.

Nguyên nhân gây rối loạn cảm xúc

Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến và cũng rất nguy hiểm nhưng hiện tại vẫn chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng này. Tạm thời chỉ xác định được một số yếu tố nguy cơ được đánh giá có liên quan đến việc kích thích sự thay đổi trong não bộ. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình điều trị do không thể tìm được chính xác tác nhân gây bệnh.

Rối loạn cảm xúc
Yếu tố di truyền và sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh thường được tìm thấy ở những bệnh nhân rối loạn cảm xúc

Cụ thể một số nguyên nhân được cho là có liên quan trực tiếp đến rối loạn cảm xúc bao gồm

  • Yếu tố di truyền: các nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 10- 20% bệnh nhân rối loạn cảm xúc do di truyền. Theo đó các nghiên cứu cụ thể đã tìm thấy ở bệnh nhân mắc chứng này có 2 mã gen gồm gen vận chuyển serotonin (5HTT) và gen MOA có yếu tố di truyền từ cha mẹ sang con. Ngoài ra các nhiễm sắc thể số 6, 13 và 15 có ở những bệnh nhân này cũng được đánh giá là có liên quan. Dù vậy đây vẫn chỉ là các nghiên cứu mới được đưa ra tạm thời, chưa được khẳng định chính xác.
  • Rối loạn dẫn truyền thần kinh: các nhà khoa học cũng chỉ ra ở hầu hết các bệnh nhân rối loạn cảm xúc có có sự thay đổi về nồng độ của dopamin, noradrenalin, serotonin.. đây đều là những chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cảm xúc của mỗi người.
  • Rối loạn nội tiết: nguyên nhân được cho là có liên quan đến nồng độ  hormone cortisol (trục tuyến thượng thận) và hormone tuyến giáp bị thay đổi. Ví dụ nếu người bệnh bị rối loạn hoạt động tại vùng dưới đồi (hypothalamus) – tuyến yên – thượng thận sẽ dẫn tới sản xuất quá mức các hormone cortisol – hormone gây ra sự lo lắng căng thẳng, stress. Thống kê cũng cho thấy ở những bệnh nhân này thường có sự thay đổi ở hormone tuyến giáp.
  • Sự tác động từ bên ngoài: đây cũng được cho là có liên quan trực tiếp đến rối loạn cảm xúc, đặc biệt là ở giai đoạn trầm cảm. Chẳng hạn như từng bị bỏ rơi, ngược đãi, bạo hành, sang chấn tâm lý..
  • Một số tác nhân khác: những người từng gặp phải các vấn đề tâm lý trước đó thường có tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 6 lần bình thường. Ngoài ra những người có tính cách nhạy cảm, yếu đuối, người mắc các bệnh mãn tính hay phải sử dụng các loại thuốc thuốc hạ huyết áp, catecholamine.. cũng đều là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh rất cao.

Những hệ lụy từ rối loạn cảm xúc

Cảm xúc chính là thứ đặc trưng để thể hiện cho tính cách của mỗi con người, tuy nhiên khi bản thân lại không kiểm soát được cảm xúc của chính mình thì họ không còn là họ. Rối loạn cảm xúc cũng tương tự như bất kỳ bệnh lý nào, nếu không được điều trị kịp thời cũng sẽ dần tăng về mức độ tần suất, triệu chứng và gây ra rất nhiều hệ lụy xấu cho cả sức khỏe và chất lượng đời sống.

Rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc khiến bệnh nhân dần không hiểu được bản thân và trở nên lạc lối

Những ảnh hưởng của chứng rối loạn cảm xúc đến người bệnh là rất trầm trọng. Người bệnh có xu hướng suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về huyết áp, tim mạch, tiêu hóa, tăng khả năng bị ung thư và giảm tuổi thọ. Khi tinh thần không được tỉnh táo sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp, khó có thể hòa nhập vào cuộc sống bình thường.

Đặc biệt ở những bệnh nhân trong giai đoạn nặng có thể có xu hướng làm đau bản thân hay tự tử để thỏa mãn những cảm xúc bất thường của mình. Trong những trạng thái quá khích những hành vi của họ cũng có thể làm hại bản thân và những người xung quanh bởi họ không thể kiểm soát được bản thân, chỉ có thể hành động mà không nghĩ đến hậu quả.

Nói chung rối loạn cảm xúc là một bệnh lý rất nguy hiểm và bạn không nên xem thường nó. Ngay khi thấy bản thân hay những người xung quanh có các triệu chứng bất thường này cần tiến hành thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh những hệ lụy nguy hiểm trên có thể xảy ra.

Hướng điều trị rối loạn cảm xúc

Do rối loạn cảm xúc không phải là một bệnh được biểu hiện trên mặt thực thể nên không có máy móc nào có thể kiểm tra chính xác. Thường bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số bài test tâm lý kết hợp cùng việc trò chuyện, tham khảo tiền sử bệnh lý để xác định chính xác tình trạng bệnh, từ đó mới có thể đưa ra phác đồ điều trị cho từng người.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc dùng trong rối loạn cảm xúc sẽ giúp ổn định cảm xúc của bệnh nhân, không để diễn ra tình trạng hưng phấn hay u uất quá mức. Tùy từng giai đoạn hưng cảm hay trầm cảm bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc khác nhau, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo các chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối.

Rối loạn cảm xúc
Bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc hoặc kích thích để thay đổi các chất dẫn truyền trong não bộ

Thuốc được dùng trong giai đoạn trầm cảm

  • Dùng Amitriptyline ( (50 – 150mg/ ngày) nhằm ổn định cảm xúc, kiểm soát các trạng thái lo âu, kích thích quá mức
  • Survector (100 – 250mg/ ngày)  để giảm các trạng thái ức chế cảm xúc cho bệnh nhân
  • Các loại thức ức chế men chuyển IMAO như thuốc Tianeptine (12.5 – 37.5mg/ ngày) hay Fluoxetin (20 – 60mg/ ngày) dùng cho trạng thái lo âu, sợ hãi mất kiểm soát
  • Thuốc an thần, thuốc hỗ trợ giấc ngủ như Olanzapine, Risperidone, Quetiapine,… cho những người bị rối loạn khí sắc

Thuốc được chỉ định trong giai đoạn hưng cảm

  • Thuốc an thần kinh để giảm trạng thái hưng phấn, mất kiểm soát cho các bệnh nhân như Thioridazine, Tercian, Levomepromazin..
  • Thuốc chống loạn thần mạnh Haloperidol thường được chỉ định cho các bệnh nhân có dấu hiệu loạn thần, hoang tưởng nghiêm trọng
  • Thuốc điều chỉnh khí sắc cũng được chỉ định cho các bệnh nhân rối loạn cảm xúc trong giai đoạn hưng phấn như Carbamazepin, Lithium, Valproate,…

Với những bệnh nhân rối loạn lưỡng cực sẽ được chỉ định các phác đồ điều trị riêng cho từng người để không xảy ra các xung đột bất thường về hành vi và cảm xúc. Bệnh nhân rối loạn cảm xúc có thể phải dùng thuốc trong 4- 6 tháng, đặc biệt với giai đoạn trầm cảm. Nếu kiểm tra các bài test cảm xúc bệnh nhân đã ổn định hơn thì có thể giảm liều nhưng với các trường hợp nặng vẫn cần dùng thuốc duy trì cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên cần phải hiểu rằng dùng thuốc không thể giúp điều trị rối loạn cảm xúc hoàn toàn mà chỉ để giúp bệnh nhân ổn hơn, tránh các hành vi có thể làm hại bản thân hay những người xung quanh. Các loại thuốc cũng có thể kèm theo những tác dụng phụ, người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng/ giảm liều bất thường vì đề có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị.

Trong một số trường hợp nặng, bệnh nhân có thể được yêu cầu thực hiện các biện pháp sốc điện ECT nhằm thay đổi các chất dẫn truyền trong não bộ. Tuy nhiên các phương pháp này cần được thực hiện và chỉ định bởi những bác sĩ có chuyên môn, các bệnh viện có đầy đủ máy móc để đảm bảo an toàn và hiệu quả tốt nhất.

Trị liệu tâm lý

Đây được đánh giá là biện pháp hiệu quả nhất cho những bệnh nhân rối loạn cảm xúc nói riêng và những người gặp các vấn đề về tâm lý nói chung. Đây là phương pháp không dùng thuốc mà thông qua việc trò chuyện, chia sẻ, tác động trực tiếp đến tâm lý của bệnh nhân để dần đưa người bệnh trở về với cuộc sống bình thường.

Rối loạn cảm xúc
Tâm lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tâm lý rất tốt

Mục tiêu của trị liệu tâm lý là giúp bệnh nhân hiểu rõ được vấn đề của bản thân, giải tỏa được tâm trạng lo lắng, dằn vặt của bản thân đồng thời dần dần kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Trong quá trình trị liệu, bác sĩ sẽ nói chuyện, tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, đặc biệt nếu có liên quan đến các tác động tâm lý từ quá khứ, qua đó gỡ bỏ các nút thắt trong tâm trí của bệnh nhân.

Bác sĩ tâm lý có thể tổ chức các buổi tư vấn, trò chuyện nhóm với những người có cùng tình trạng với bệnh nhân để mọi người có thể cùng nhau “xoa dịu” trái tim của bản thân. Bên cạnh đó bác sĩ cũng hướng dẫn bệnh nhân các phương pháp để có thể kiểm soát được cảm xúc của chính mình, hạn chế được các hành vi quá khích không phù hợp.

Không chỉ làm việc với bệnh nhân, các chuyên gia tâm lý cũng sẽ làm việc, trao đổi với gia đình để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh, tình trạng của bệnh nhân đồng thời hướng dẫn gia đình cách chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn. Gia đình đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phục hồi sức khỏe tinh thần của các bệnh nhân rối loạn cảm xúc.

Nói chung mặc dù trị liệu tâm lý là biện pháp được đánh giá hiệu quả cho người bị rối loạn cảm xúc, tuy nhiên chỉ đem lại kết quả tốt khi giữa bệnh nhân và bác sĩ có sự kết nối với nhau. Quá trình này cũng không hề đơn giản bởi bệnh nhân cần thực sự mở lòng, trung thực, tin tưởng vào các chuyên gia tâm lý thì mới thực sự có thể giải quyết được các vấn đề. Dù vậy không thể phủ nhận được hiệu quả của phương pháp này trong việc phục hồi tinh thần cho mỗi người bị rối loạn cảm xúc.

Hướng chăm sóc và điều trị tại nhà

Bệnh nhân rối loạn cảm xúc nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn và tốt nhất nên chuyển về ở cùng gia đình, người thân để được hỗ trợ. Không phải lúc nào bác sĩ cũng ở bên cạnh để giúp đỡ bệnh nhân, do đó chính bản thân người bệnh phải hiểu được vấn đề của mình và quyết tâm điều trị thì mới nhanh chóng được cải thiện. Quá trình này cũng sẽ có trong phác đồ điều trị, được bác sĩ hướng dẫn nên gia đình có thể trao đổi rõ hơn với bác sĩ để được hỗ trợ.

Rối loạn cảm xúc
Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi bên gia đình nhiều hơn

Một số phương pháp có thể giúp đỡ bệnh nhân rối loạn cảm xúc cải thiện tốt hơn như

  • Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, có thể tham khảo việc tạm thời nghỉ việc để đảm bảo điều trị hiệu quả nhất, tránh những cảm xúc tiêu cực, áp lực từ công việc
  • Nên đảm bảo ngủ đủ 7- 8 tiếng mỗi ngày, cố gắng đi ngủ trước 11h, không nên thức quá khuya
  • Nghe những bản nhạc nhẹ cũng rất tốt cho tâm trạng
  • Thiền và yoga đều là những phương pháp cực kỳ tốt trong việc ổn định tâm trạng của bệnh nhân rối loạn cảm xúc
  • Nên dành thời gian luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
  • Tắm nắng mỗi ngày, đi dạo, chạy bộ, bơi lội thường xuyên, không nên ở trong nhà và đóng kín cửa quá nhiều
  • Chia sẻ cảm xúc của bản thân với gia đình và người thân nhiều hơn, không nên giữ trong lòng
  • Học các viết nhật ký để hiểu rõ hơn về cảm xúc của bản thân cũng như xác định tiến triển cải thiện bệnh
  • Cố gắng không suy nghĩ đến những điều tiêu cực, tránh xa những cuộc tranh cãi
  • Hướng đến cuộc sống lạc quan, tích cực, vui vẻ hơn
  • Làm những điều mình thích, tìm kiếm niềm vui từ những sở thích mới, chẳng hạn học vẽ, học đan móc…
  • Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh, tránh xa bia rượu hay các chất kích thích
  • Trao đổi trung thực với các bác sĩ tâm lý khi cảm thấy tâm lý không ổn định để được giúp đỡ nhanh chóng

Rối loạn cảm xúc là một vấn đề tâm lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến cả tinh thần, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mỗi người nên chủ động tìm hiểu về các bệnh tâm lý, học cách cân bằng cảm xúc, luôn hướng đến những điều lạc quan, tích cực mỗi ngày để phòng tránh tối đa nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (3 bình chọn)

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung bị mất ngủ kinh niên suốt 7 năm đã tìm được giấc ngủ ngon sau 1 liệu trình sử dụng bài thuốc thảo dược quý. [Tham khảo kinh nghiệm]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *