Đỗ Minh Thoát vị thang là phương thuốc gia truyền được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển hơn một thế kỷ nay. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân.

Đau Nhức Xương Khớp Toàn Thân Do Đâu? Dấu Hiệu Và Điều Trị

Đau nhức xương khớp là tình trạng gây khó chịu, đau nhức ở bất kỳ bộ phận nào trong cơ thể. Tình trạng này thường liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chấn thương, viêm khớp hoặc một số điều kiện nguy hiểm cần điều trị y tế.

nhức xương
Đau nhức xương khớp có thể liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể

Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp

Đau nhức xương khớp toàn thân là một triệu chứng phổ biến của nhiều tình trạng và bệnh lý. Hầu hết các trường hợp tình trạng này có liên quan đến việc lạm dụng khớp, căng thẳng quá mức hoặc bệnh cảm cúm. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà và thuốc giảm đau không kê đơn.

Đôi khi tình trạng này có thể kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bệnh lý khác. Trong các trường hợp này người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị phù hợp.

Các nguyên nhân và bệnh lý phổ biến có thể gây đau nhức xương khớp bao gồm:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

1. Căng thẳng quá mức

Khi cơ thể căng thẳng, hệ thống miễn dịch có thể không kiểm soát được phản ứng viêm. Điều này khiến cơ thể không thể chống lại nhiễm trùng, bệnh tật và dẫn đến đau đến nhức cơ thể do viêm và nhiễm trùng khắp cơ thể.

Căng thẳng thường bao gồm các dấu hiệu về cảm xúc như lo lắng và các triệu chứng khác như:

  • Nhịp tim cao bất thường
  • Huyết áp tăng cao đột ngột
  • Cảm thấy nóng trong người hoặc đổ mồ hôi lạnh
  • Thở gấp, nhanh
  • Run rẩy bất thường
  • Đau đầu hoặc đau nửa đầu

Đau nhức cơ thể do căng thẳng có thể được cải thiện tại nhà bằng cách thay đổi lối sống, giảm căng thẳng, đi dạo thường xuyên, nâng cao thể lực và ngủ đủ giấc.

2. Mất nước

Nước là thành phần chủ yếu và cần thiết cho các hoạt động bình thường của cơ thể. Do đó, thiếu nước khiến nhiều cơ quan và hệ thống miễn dịch không thể hoạt động bình thường. Khi mất nước người bệnh có thể cảm thấy đau nhức khắp cơ thể và mệt mỏi nói chung.

đau nhức xương khớp
Thiếu nước có thể gây đau nhức xương khớp toàn thân

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Nước tiểu có màu sậm
  • Chóng mặt bất thường hoặc mất phương hướng
  • Khát nước

Nếu cơ thể không hấp thụ đủ nước, đặc biệt là vào những ngày nóng hoặc khô, cơ thể có thể bị mất nước nhanh chóng. Do đó hãy uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày và thường xuyên rèn luyện cơ thể.

Ngoài ra, đôi khi tiêu chảy cũng có thể dẫn đến mất nước. Trong trường hợp này, người bệnh nên sử dụng các loại nước bổ sung chất điện giải để thay thế các chất điện giải đã mất.

3. Viêm khớp

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến đau nhức xương khớp là do bệnh viêm khớp. Có khoảng 100 loại viêm khớp khác nhau nhưng hai loại phổ biến là thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

đau nhức xương khớp toàn thân
Viêm khớp là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau nhức xương khớp

Theo một số thống kê, viêm khớp thường phổ biến ở người trên 40 tuổi. Các dấu chứng bệnh thường có xu hướng phát triển dần dần và gây ảnh hưởng đến các khớp được sử dụng thường xuyên như:

  • Khớp cổ tay
  • Tay
  • Hông
  • Đầu gối

Đau nhức xương khớp toàn thân do viêm khớp thường có liên quan đến các vấn đề tổn thương hoặc vỡ một số cấu trúc xương, như đĩa đệm hoặc sụn khớp.

Viêm khớp là tình trạng phổ biến và có thể gây suy nhược theo thời gian. Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp có thể gây đau, viêm và tích tụ các chất lỏng ở khớp và ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4. Thiếu máu

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không đủ các tế bào hồng cầu hoạt động khiến cơ thể không nhận đầy đủ oxy. Khi bị thiếu máu, nhiều bộ phận trong cơ thể có thể cảm thấy mệt mỏi và không thể duy trì các hoạt động bình thường. Điều này có thể dẫn đến đau nhức xương khớp toàn thân.

Các dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Nhịp tim bất thường
  • Chóng mặt hoặc mất phương hướng
  • Đau ngực, khó thở hoặc đau đầu
  • Chân tay lạnh
  • Da có màu nhợt nhạt

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến thiếu máu, bao gồm thiếu sắt, folic hoặc vitamin B12. Do đó, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

5. Bệnh gout

Gout là thuật ngữ để mô tả tình trạng tích tụ axit uric ở các khớp. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm đau đớn đột ngột và dữ dội ở các khớp bị ảnh hưởng.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến các khớp ở chân, đặc biệt là ngón chân cái. Tuy nhiên, đôi khi bệnh gout cũng có thể ảnh hưởng đến các khớp khác trong cơ thể bao gồm khớp cổ tay, tay và khớp đầu gối. Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau xương khớp cấp tính toàn thân kéo dài trong khoảng 3 – 10 ngày.

Các triệu chứng bệnh gout thường trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm, dẫn đến khó chịu kéo dài. Nếu không được điều trị, các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều khớp và gây đau nhức toàn thân. Do đó, nếu có các dấu hiệu gout, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm và điều trị phù hợp.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp
Bệnh gout có thể ảnh hưởng đến các khớp khắp cơ thể và gây đau nhức

6. Loãng xương

Loãng xương là tình trạng mất sức mạnh và mật độ xương. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng thường phổ biến ở người lớn tuổi, đặc biệt là phụ nữ. Bệnh khiến xương phát triển yếu, mỏng hơn và có nhiều nguy cơ gãy, chấn thương và phát triển các bệnh lý liên quan. Xương dễ bị ảnh hưởng nhất là xương sườn, hông, các xương ở cổ tay và cột sống.

Trong giai đoạn đầu, loãng xương có thể không gây ra triệu chứng hoặc dấu hiệu cụ thể nào. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp người bệnh có thể cảm thấy đau nhức khắp cơ thể, giảm sức mạnh các chi và móng tay yếu, dễ gãy.

Trong trường hợp loãng xương nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất chiều cao, tăng nguy cơ gãy xương và dẫn đến nhiều rủi ro khác.

7. Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô xung quanh cơ thể, bao gồm các mạch máu, cơ quan nội tạng và các khớp. Tổn thương và viêm do lupus ban đỏ có thể dẫn đến đau nhức xương khớp toàn thân.

Các dấu hiệu nhận biết phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Phát ban, đặc biệt là ở hai bên cánh mũi và má
  • Sốt
  • Sưng hoặc đỏ xung quanh các khớp
  • Co giật cơ thể
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời

Lupus ban đỏ có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, hiện tại không có cách điều trị dứt điểm bệnh lupus ban đỏ. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các biện pháp cải thiện các triệu chứng, giảm viêm và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

8. Nhiễm nấm Histoplasma

Nhiễm nấm Histoplasma là bệnh lý do nhiễm bào tử nấm Histoplasma có trong không khí, đất hoặc phân dơi và chim. Loại nấm này thường phổ biến ở các công trình xây dựng, khu nông nghiệp và các hang động.

Thuốc tây trị đau nhức xương khớp
Nhiễm nấm Histoplasma có thể gây đau nhức xương khớp, ho và sốt

Khi nhiễm nấm Histoplasma người bệnh có thể cảm thấy đau nhức xương khớp toàn thân. Các triệu chứng phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Cảm thấy ớn lạnh
  • Sốt
  • Đau ngực
  • Đau đầu
  • Ho

Ở những người khỏe mạnh, nhiễm nấm Histoplasma có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng nấm đường uốn hoặc đường truyền tĩnh mạch để loại bỏ nấm.

Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch yếu có thể cần điều trị suốt đời.

9. Suy giáp

Suy giáp hay tuyến giáp hoạt động kém là tình trạng xuất hiện khi tuyến giáp không sản xuất đủ số lượng hormone cần thiết. Các dấu hiệu và triệu chứng tùy thuộc vào mức độ suy giáp và sự thiếu hụt của các hormone.

Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Tăng độ nhạy cảm với không khí lạnh
  • Táo bón
  • Da khô
  • Tăng cân
  • Khàn tiếng
  • Yếu, đau hoặc cứng các cơ
  • Cứng khớp hoặc đau nhức xương khớp toàn thân
  • Tăng nồng độ cholesterol trong máu
  • Trí nhớ kém
  • Tuyến giáp mở rộng (gây bướu cổ)

Nếu không được điều trị phù hợp, suy giáp có thể dẫn đến bệnh bướu cổ, các vấn đề về tim mạch, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và các bệnh lý thần kinh ngoại biên.

10. Viêm khớp vẩy nến

Viêm khớp vẩy nến là bệnh lý viêm ảnh hưởng đến một số người có bệnh vẩy nến. Hầu hết các trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng vẩy nến sau đó phát triển các dấu hiệu viêm khớp. Tuy nhiên, đôi khi các dấu hiệu viêm khớp có thể xuất hiện trước khi các mảng da trở nên đỏ và bong vảy.

Thuốc trị đau nhức xương khớp
Viêm khớp vẩy nến gây đau nhức toàn thân và thường xuất hiện sau các triệu chứng vẩy nến

Đau nhức xương khớp, cứng khớp và sưng là dấu hiệu viêm khớp vẩy nến phổ biến nhất. Các triệu chứng có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể, bao gồm các khớp ngón tay đến cột sống.

Hiện tại không có biện pháp điều trị viêm khớp vẩy nến. Tuy nhiên người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa các tổn thương đến khớp. Nếu không điều trị tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.

11. Ung thư xương

Ung thư xương có thể phát triển ở bất cứ xương khớp nào bên trong cơ thể, tuy nhiên tình trạng này thường ảnh hưởng đến xương chậu hoặc các xương dài như xương cánh tay và xương chân. Ung thư xương là tình trạng hiếm, chiếm khoảng 1% các trường hợp ung thư.

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu nhận biết ung thư xương phổ biến nhất. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu liên quan có thể bao gồm:

  • Đau xương
  • Sưng và đau ở gần khu vực bị ảnh hưởng
  • Xương yếu, dễ gãy
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể nói chung
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Ung thư xương có thể gây phá hủy cấu trúc bình thường của xương và dẫn đến các rối loạn nghiêm trọng khác. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau nhức xương khớp khi nào cần đến bệnh viện?

Trong một số trường hợp đau nhức xương khớp không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, nếu không xác định được nguyên nhân gây đau nhức hoặc khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Thuốc điều trị đau nhức xương khớp
Đến bệnh viện để được chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp

Ngoài ra, người bệnh cũng nên đến bệnh viện nếu đau xương xuất hiện kèm các dấu hiệu như:

  • Khu vực xung quanh khớp bị đỏ, sưng, mềm khi ấn vào
  • Cơn đau kéo dài từ 3 ngày trở lên
  • Sốt nhưng không có dấu hiệu cảm hoặc cúm

Bên cạnh đó, đến bệnh viện ngay lập tức hoặc gọi cho cấp cứu nếu:

  • Trải qua một chấn thương nghiêm trọng
  • Các khớp có dấu hiệu biến dạng
  • Sưng khớp đột ngột
  • Cứng khớp
  • Đau đớn nghiêm trọng

Điều trị đau nhức xương khớp toàn thân

Đau nhức xương khớp có thể ở mức độ nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng và có thể gây suy nhược cơ thể. Đôi khi tình trạng này có thể tự cải thiện sau một vài tuần (cấp tính) hoặc kéo dài trong vài tháng (mãn tính). Việc điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây đau.

Trong hầu hết các trường hợp bác sĩ có thể đề nghị các phương pháp điều trị như:

1. Chăm sóc tại nhà

Trong các trường hợp đau nhẹ hoặc trung bình, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh cải thiện các triệu chứng tại nhà. Các phương pháp phổ biến bao gồm:

  • Sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ dưới dạng gel, kem bôi hoặc thuốc mỡ có thể giảm đau và cải thiện tình trạng viêm.
  • Duy trì các hoạt động thể chất và vận động cơ thể ở mức độ vừa phải.
  • Khởi động và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập để tránh gây áp lực lên xương khớp.
  • Giảm cân và cân nặng khỏe mạnh để tránh gây áp lực và căng thẳng lên hệ thống xương khớp.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đề cơ thể có thời gian hồi phục.

2. Sử dụng thuốc điều trị

Trong các trường hợp đau nhức xương khớp từ trung bình đến nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị như:

Cây thuốc nam trị đau nhức xương khớp
Sử dụng thuốc trị đau nhức xương khớp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc chống viêm không steroid như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen natri để giảm đau và cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, mỗi số loại thuốc như celebrex thường không được chỉ định vì các tác dụng phụ nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ và tăng nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Acetaminophen thường được chỉ định cho trường hợp đau nhẹ và không có dấu hiệu sưng, viêm. Tuy nhiên, thường xuyên sử dụng acetaminophen có thể tăng nguy cơ tổn thương gan.
  • Thuốc giảm đau opioid thường được chỉ định cho các trường hợp đau nhức nghiêm trọng. Tuy nhiên, thuốc có nhiều tác dụng phụ bao gồm gây buồn ngủ, táo bón và gây nghiện.

Ngoài ra, thuốc chống co thắt cơ bắp và thuốc chống trầm cảm cũng có thể được chỉ định để cải thiện các cơn đau nhức xương khớp.

3. Vật lý trị liệu

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần luyện tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh cơ bắp, ổn định khớp và cải thiện phạm vi di chuyển của xương khớp. Nhà vật lý trị liệu có thể chỉ định nhiều biện pháp khác nhau như siêu âm, trị liệu nhiệt hoặc kích thích thần kinh vào các khu vực bị ảnh hưởng để cải thiện các triệu chứng.

Nếu người bệnh thừa cân, béo phì, bác sĩ có thể chỉ định các bài tập giảm cân và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Tập thể dục là một cách hiệu quả có thể giảm cân và cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp. Bên cạnh đó, bơi lội và đi xe đạp cũng có thể tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng tính linh hoạt và cải thiện sức khỏe tổng thể.

4. Chữa đau nhức xương khớp bằng Đông y

Việc dùng thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều rủi ro, dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, hiện nay đa số người bệnh mắc các bệnh mãn tính như đau nhức xương khớp có xu hướng tìm đến Đông y để chữa trị.

Các bài thuốc đông y là sự kết hợp hoàn hảo từ những loại thảo dược tự nhiên, an toàn đem lại hiệu quả điều trị cao. Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi mức độ bệnh xương khớp, từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên người bệnh cần kiên trì để thấy kết quả. 

Chữa đau nhức xương khớp bằng Đông y có nhiều ưu điểm vượt trội

Hiện nay, trong số các địa chỉ chữa xương khớp bằng Đông y uy tín thì nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được đánh giá cao bởi chính những người bệnh. Được biết, nhà thuốc đã xây dựng một phác đồ điều trị xương khớp khoa học và toàn diện, giúp trị bệnh từ gốc đến ngọn, gồm: Uống trong – Châm ngoài – Dinh dưỡng, tập luyện.

Về bài thuốc nam gia truyền đặc trị xương khớp Đỗ Minh

Phương thuốc chiếm 70% hiệu quả điều trị. Đây là bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh được bào chế từ 150 năm trước, gồm 4 phương thuốc nhỏ: Thuốc đặc trị; Thuốc bổ gan giải độc; Thuốc hoạt huyết bổ thận; Thuốc kiện tỳ ích tràng.

Bài thuốc có công dụng chữa xương khớp tận gốc:

  • Khu phong, trừ thấp, giảm đau, kháng viêm.
  • Làm mạnh gân cốt, chống co thắt, thông kinh mạch
  • Điều hòa hoạt động dây thần kinh, hỗ trợ phục hồi chức năng xương khớp
  • Hoạt huyết, bổ thận, bổ gan, ngăn tái phát.

Bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Đỗ Minh Đường hiệu quả, trị tận gốc mầm bệnh

Thành phần thuốc 100% thảo dược quý như: Tơ hồng xanh, phòng phong, hy thiêm, độc hoạt, diệp hạ châu, dây đau xương, gối hạc, cà gai… gia giảm theo Tỷ lệ vàng. Dược liệu sạch và đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ, cam kết 3 không: Không chất bảo quản – Không lẫn tân dược – Không tác dụng phụ. 

Về châm cứu, bấm huyệt

Chiếm 20% hiệu quả điều trị của phác đồ. Phương pháp này có tác dụng giảm đau tại chỗ, thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, phục hồi vận động và chức năng xương khớp. Tùy vào mức độ bệnh mà các thầy thuốc sẽ chỉ định châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp từ 7 – 10 ngày.

Về chế độ dinh dưỡng, tập luyện

Chiếm 5% hiệu quả điều trị. Dựa vào mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh và tình hình sức khỏe mà các lương y sẽ đưa ra chế độ ăn uống, bài tập rèn luyện cơ xương khớp phù hợp nhất. Việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong sinh hoạt, tập luyện sẽ hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị, giúp bệnh mau chóng được đẩy lùi và ngăn tái phát.

Hiệu quả điều trị xương khớp của Đỗ Minh Đường đã được chứng minh qua hàng ngàn bệnh nhân. Có đến 90% người bệnh thuyên giảm triệu chứng và hài lòng với kết quả sau 1 – 2 liệu trình.

Nghệ sĩ Xuân Hinh – một bệnh nhân từng chữa khỏi đau nhức xương khớp tại Đỗ Minh Đường cho biết: “Tôi bị đau nhức xương khớp, vùng cổ vai gáy nhiều tháng trời, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc. Sau 2 tháng tuân thủ liệu trình của lương y Tuấn, uống thuốc và vật lý trị liệu tích cực, bệnh của tôi đã gần như khỏi hẳn, sức khỏe tốt hơn, ăn cũng ngon hơn.”

Từ một người chân bị liệt không thể đi lại, chú Phạm Văn Đăng (Phú Thọ) đã hết bệnh xương khớp, đi lại bình thường nhờ phác đồ điều trị tại nhà thuốc. Chú Đăng chia sẻ: “Tôi bị đau nhức xương khớp khoảng 2 năm, bệnh nặng đến nỗi chân bị liệt phải ngồi xe lăn. Sau liệu trình 5 tháng dùng thuốc Xương Khớp Đỗ Minh và 24 ngày châm cứu bấm huyệt, bệnh đã khỏi đến 80%. Giờ đây đi lại bình thường, xe máy xe đạp đi tốt, khỏe mạnh, có thể chăm sóc gia đình, con cháu…”

[Chú Phạm Văn Đăng và hành trình thoát khỏi bại liệt, đau nhức xương khớp nhờ phác đồ điều trị của Đỗ Minh Đường]

Nếu bạn đọc quan tâm đến bài thuốc, phác đồ điều trị bệnh xương khớp của Đỗ Minh Đường, có thể truy cập website: https://dominhduong.com hoặc liên hệ tới số Hotline:  024 6253 6649 – 0963 302 349 (Hà Nội), 028 3899 1677 – 0938 449 768 (Hồ Chí Minh) để được tư vấn miễn phí.

Biện pháp phòng ngừa đau nhức xương khớp

Để duy trì sức khỏe xương khớp và ngăn ngừa tình trạng nhức xương người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:

đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì
Thay đổi chế độ ăn uống và phong cách sống có thể cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp
  • Thường xuyên vận động các khớp để ngăn ngừa thoái hóa khớp, tổn thương và giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn.
  • Cân bằng các hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng đến các khớp và gây tổn thương xương khớp.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh để tránh trọng lượng cơ thể dư thừa gây căng thẳng lên các khớp và gây đau nhức.
  • Thực hiện các bài tập tác động thấp để cải thiện khả năng vận động, tăng cường sức khỏe. Người bệnh nên thường xuyên bơi lội, đi bộ, đi xe đạp hoặc chơi golf.
  • Tăng cường sức khỏe cơ bắp có thể tăng sự ổn định khớp và giảm đau.
  • Áp dụng chế độ ăn uống chống viêm và kiểm soát tình trạng viêm khớp. Tăng cường rau xanh, vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe của hệ thống xương khớp.
  • Bổ sung vitamin D và canxi có thể hạn chế nguy cơ loãng xương, ngăn ngừa gãy xương và các bệnh lý liên quan.
  • Bỏ thuốc lá có thể hạn chế nguy cơ loãng xương và gãy xương. Ngoài ra, bỏ thuốc lá được cho là có thể hỗ trợ cải thiện viêm khớp dạng thấp, giảm nguy cơ đau thắt lưng, bảo vệ sức khỏe xương khớp và hệ thống miễn dịch.

Đau nhức xương khớp toàn thân có thể xảy ra do hao mòn khớp tự nhiên hoặc là dấu hiệu nhiễm trùng và các bệnh lý liên quan khác. Do đó, để xác định nguyên nhân cụ thể người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán. Phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân cơ bản có thể ngăn ngừa các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *