Khám vô sinh cần làm gì? Hết bao nhiêu tiền?
Nội dung bài viết
Khám vô sinh là một chẩn đoán gồm nhiều xét nghiệm và thủ tục y tế khác nhau để xác định khả năng sinh sản của một cặp vợ chồng. Tuy nhiên việc chẩn đoán tình trạng cơ thể là cách tốt nhất để có biện pháp điều trị và thụ thai hiệu quả.
Vô sinh là gì? Khi nào cần khám vô sinh?
Vô sinh là tình trạng một cặp vợ chồng không thể mang thai sau một năm cố gắng. Đối với phụ nữ trên 35 tuổi, không thể mang thai sau 6 tháng quan hệ tình dục thường xuyên có thể là dấu hiệu vô sinh. Bên cạnh đó, những phụ nữ có khả năng thụ thai nhưng không thể mang thai đủ tháng hoặc sảy thai liên tiếp nhiều lần cũng có thể là dấu hiệu vô sinh.
Một phụ nữ không bao giờ có thể mang thai sẽ được chẩn đoán là vô sinh nguyên phát. Một phụ nữ đã từng mang thai ít nhất một lần thành công sẽ được chẩn đoán là vô sinh thứ phát.
Vô sinh không phải là vấn đề ở nữ giới. Nam giới cũng có thể bị vô sinh. Trên thực tế cả nam và nữ giới đều có khả năng gặp các vấn đề sinh sản tương tự như nhau. Theo thống kê, 1/3 các trường hợp vô sinh liên quan đến sức khỏe của nữ giới, 1/3 trường hợp liên quan đến sức khỏe nam giới và 1/3 các trường hợp còn lại liên quan đến sự kết hợp giữa nam và nữ hoặc không thể xác định được nguyên nhân.
Một cặp vợ chồng thường được đề nghị khám vô sinh sau một năm cố gắng mang thai không thành công. Các cặp vợ chồng sảy thai liên tiếp nhiều lần (thường là sau 3 lần) cũng có thể được đề nghị khám vô sinh.
Bên cạnh đó, người bệnh được khuyến cáo đi khám vô sinh nếu thuộc các trường hợp sau:
- Có dấu hiệu vô sinh: Các cặp vợ chồng có dấu hiệu vô sinh, chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt không đều, thời gian hành kinh bất thường, rối loạn xuất tinh hoặc không thể xuất tinh, nên đến bệnh viện gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Thuộc nhóm nguy cơ vô sinh cao: Thừa cân béo phì, có các bệnh lý mãn tính (bệnh tiểu đường, bệnh celiac không được điều trị, bệnh nha chu hoặc suy giáp), trên 35 tuổi, ung thư hoặc có tiền sử nhiễm các bệnh lý lây qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ vô sinh.
- Trên 35 tuổi: Các cặp vợ chồng trên 35 tuổi và cố gắng mang thai không thành công nên đến bệnh viện gặp bác sĩ để được chẩn đoán phù hợp. Bởi vì khả năng sinh sản giảm tự nhiên khi cơ thể lão hóa (bắt đầu ở tuổi 25 đối với nam giới và ở tuổi 30 ở nữ giới), thời gian là yếu tố quan trọng khi bạn bước qua tuổi 35.
Thông thường, khám vô sinh được kiểm tra tại phòng khám phụ khoa hoặc nam khoa. Tuy nhiên đôi khi bác sĩ có thể đề nghị người bệnh kiểm tra các vấn đề có thể dẫn đến vô sinh, chẳng hạn như các vấn đề tuyến giáp, bệnh tiểu đường hoặc Hội chứng buồng trứng đa nang để hỗ trợ chẩn đoán.
Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Khám vô sinh nam cần làm gì?
Khả năng sinh sản của nam giới đòi hỏi tinh hoàn phải sản xuất đủ tinh trùng khỏe mạnh và tinh trùng đó được xuất tinh vào âm đạo để gặp trứng một cách hiệu quả. Các xét nghiệm vô sinh nam được chỉ định để xác định các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh sản. Tuy nhiên một số trường hợp vô sinh có thể không xác định được nguyên nhân.
Các xét nghiệm chẩn đoán vô sinh nam thường bao gồm:
1. Khám sức khỏe tổng quát
Các kiểm tra bao gồm kiểm tra bộ phận sinh dục và các vấn đề di truyền, sức khỏe mãn tính, bệnh tật, chấn thương hoặc các phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kiểm tra thói quen tình dục và sự phát triển tình dục trong tuổi dậy thì để hỗ trợ chẩn đoán. Do đó trước khi đi khám vô sinh, nam giới nên lập một danh sách các bệnh lý, tiền sử bệnh lý gia đình, tình trạng bộ phận sinh dục, các chấn thương hoặc phẫu thuật trong quá khứ để hỗ trợ quá trình chẩn đoán vô sinh hiệu quả.
2. Phân tích tinh dịch
Bác sĩ có thể đề nghị lấy một mẫu tinh dịch để xét nghiệm tại phòng thí nghiệm. Mẫu tinh dịch có thể được thu thập bằng cách thủ dâm và xuất tinh vào dụng cụ lấy mẫu tại bệnh viện. Bên cạnh đó, đôi khi nam giới có thể sử dụng bao cao su chuyên dụng và xuất tinh khi quan hệ tình dục để lấy mẫu tinh dịch xét nghiệm.
Tinh dịch sẽ được kiểm tra tại phòng thí nghiệm để đo số lượng tinh trùng hiện có và xác định các vấn đề bất thường liên quan, chẳng hạn như hình thái, khả năng chuyển động của tinh trùng. Bác sĩ cũng có thể kiểm tra tinh dịch để xác định các vấn đề nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tuy nhiên thông thường chất lượng tinh trùng có thể thay đổi giữa các lần xét nghiệm. Do đó, hầu hết các xét nghiệm phân tích tinh dịch được thực hiện trong một thời gian để có độ chính xác cao. Nếu phân tích tinh dịch bình thường, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra vô sinh ở bạn tình trước khi tiến hành khám vô sinh nam chuyên sâu.
3. Các xét nghiệm bổ sung
Nếu tình trạng sức khỏe và kết quả phân tích tinh dịch bình thường, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm bổ sung để xác định nguyên nhân vô sinh nam. Cụ thể các xét nghiệm có thể bao gồm:
- Phân tích nước tiểu ngay sau khi xuất tinh: Tinh trùng tồn tại trong nước tiểu có thể là dấu hiệu xuất tinh ngược dòng. Điều này có thể là nguyên nhân gây vô sinh và hiếm muộn ở nam giới.
- Siêu âm bìu: Xét nghiệm này sử dụng sóng cao tần để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể. Siêu âm bìu có thể giúp bác sĩ xác định các vấn đề giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc các vấn đề bên trong tinh hoàn và cấu trúc hỗ trợ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Các hormone được sản xuất bởi tuyến yên, vùng dưới đồi và tinh hoàn đóng vai trò trong sự phát triển các hormone sinh dục, cũng như sản xuất tinh trùng. Sự bất thường trong hệ thống nội tiết tố hoặc các cơ quan sinh dục khác cũng có thể gây vô sinh. Nồng độ testosterone và các hormone khác thường được đo lường thông qua xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm di truyền: Khi nồng độ tinh trùng quá thấp, điều này có thể liên quan đến nguyên nhân di truyền. Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để xác định các vấn đề ở nhiễm sắc thể Y, dấu hiệu bất thường về di truyền ở nam giới. Xét nghiệm di truyền có thể được chỉ định để chẩn đoán các hội chứng bẩm sinh hoặc di truyền khác nhau.
- Sinh thiết tinh hoàn: Các thử nghiệm này bao gồm việc lấy mẫu ra khỏi tinh hoàn bằng kim tiêm. Nếu kết quả sinh thiết cho thấy, tinh hoàn sản xuất tinh trùng bình thường, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra các vấn đề tắc nghẽn hoặc các vấn đề khác đối với việc vận chuyển tinh trùng.
- Xét nghiệm chức năng tinh trùng chuyên biệt: Một số xét nghiệm có thể được sử dụng để kiểm tra chất lượng tinh trùng sau khi xuất tinh. Xét nghiệm này được chỉ định để cách tinh trùng có thể đi vào trứng và có xảy ra vấn đề nào trong quá trình hình thành hợp tử hay không.
- Siêu âm trực tràng: Bác sĩ có thể kiểm tra tuyến tiền liệt thông qua siêu âm trực tràng. Xét nghiệm này có thể xác định tình trạng tắc nghẽn của ống dẫn tinh và các vấn đề liên quan khác.
Khám vô sinh ở nữ giới cần làm gì?
Khả năng sinh sản ở phụ nữ phụ thuộc vào việc buồng trứng phóng ra những quả trứng khỏe mạnh. Bên cạnh đó, trứng sau khi được thụ tinh cần đảm bảo di chuyển đến tử cung, hình thành hợp tử và bám vào thành tử cung để tạo thành bào thai, bắt đầu thai kỳ. Các xét nghiệm vô sinh nữ được thực hiện để xác định bất kỳ vấn đề hoặc suy giảm nào trong quy trình mang thai bình thường.
Nếu một người phụ nữ không thể thụ thai trong 12 tháng (6 tháng đối với phụ nữ trên 35 tuổi), hãy đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Các xét nghiệm vô sinh nữ có thể bao gồm:
1. Xét nghiệm cơ bản
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử tình dục và bất kỳ tình trạng hoặc bệnh tật nào có thể gây vô sinh. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng chậu và đề nghị một số xét nghiệm vô sinh như:
- Thử nghiệm rụng trứng: Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng bộ dụng cụ rụng trứng tại nhà để kiểm tra sự gia tăng hoàng thể trước ngày rụng trứng. Các xét nghiệm máu để xác định hormone Thử nghiệm rụng trứng được thực hiện ngay sau khi rụng trứng có thể xác định tình trạng rụng trứng có bình thường hay không.
- Siêu âm: Bác sĩ có thể siêu âm tử cung với chất cản quang để xác định các vấn đề bất thường ở khoang tử cung. Xét nghiệm này cũng có thể xác định được các chất lỏng có đi ra khỏi tử cung hay không. Nếu các bất thường được tìm thấy, bác sĩ có thể đề nghị các kiểm tra chuyên sâu hơn. Ở một số phụ nữ, bác sĩ có thể đề nghị mở ống dẫn trứng để xác định nguyên nhân gây vô sinh.
- Kiểm tra dự trữ buồng trứng: Thử nghiệm này được xác định để xác định chất lượng và số lượng trứng có sẵn trong cơ thể phụ nữ. Một số phụ nữ có thể có nguy cơ cạn kiệt buồng trứng và không có khả năng thụ thai, đặc biệt là phụ nữ trên 35 tuổi. Bác sĩ có thể đề nghị một loạt xét nghiệm máu và xét nghiệm hình ảnh để xác định tình trạng này.
- Kiểm tra nồng độ hormone: Các xét nghiệm hormone được chỉ định để kiểm tra nồng độ hormone buồng trứng cũng như hormone tuyến giáp và tuyến yên kiểm soát quá trình sinh sản.
- Xét nghiệm hình ảnh: Siêu âm vùng chậu có thể được chỉ định để xác định bệnh tử cung hoặc ống dẫn trứng. Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định siêu âm bơm nước tử cung để quan sát các chi tiết bên trong tử cung mà trên siêu âm thông thường không thể xác định được.
2. Xét nghiệm bổ sung
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh và chẩn đoán ban đầu, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm bổ sung để xác định tình trạng vô sinh nữ, chẳng hạn như:
- Các xét nghiệm hình ảnh khác: Tùy thuộc vào các triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu nội soi tử cung để tìm bệnh lý ảnh hưởng đến tử cung hoặc ống dẫn trứng.
- Nội soi ổ bụng: Xét nghiệm này được thực hiện thông qua một vết rạch nhỏ bên dưới rốn, sau đó bác sĩ sẽ đưa một thiết bị quan sát mỏng vào để kiểm tra ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung. Nội soi ổ bụng có thể xác định lạc nội mạc tử cung, sẹo, tắc nghẽn hoặc các bất thường của ống dẫn trứng, các vấn đề với buồng trứng và tử cung.
- Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm di truyền giúp xác định các khiếm khuyết di truyền có thể gây vô sinh nữ.
Khám vô sinh hết bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào tình trạng cơ bản và cơ sở thực hiện khám vô sinh, chi phí khám lâm sàng có thể khoảng 300.000 – 400.000 đồng cho mỗi lần khám. Các chi phí xét nghiệm lâm sàng có thể dao động từ 4.000.000 – 8.000.000 đồng. Nếu cần thực hiện các xét nghiệm chuyên môn, chi phí có thể tăng thêm khoảng 2.000.000 – 3.000.000 đồng. Tuy nhiên chi phí này có thể thay đổi mà không báo trước.
Sau khi khám vô sinh hiếm muộn, bác sĩ có thể xác định các nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ và đề nghị kế hoạch điều trị phù hợp.
Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ không thể xác định nguyên nhân vô sinh, tình trạng này được gọi là vô sinh không rõ nguyên nhân và có thể ảnh hưởng khoảng 30% các trường hợp. Trong trường hợp này bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp hỗ trợ sinh sản hoặc thụ tinh nhân tạo để tăng cơ hội thụ thai.
Theo các chuyên gia, có khoảng 95 – 90% các trường hợp vô sinh, hiếm muộn có thể được điều trị bằng các phương pháp thông thường, như dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Có ít hơn 3% bệnh nhân vô sinh không thể điều trị được và cần thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai thành công. Do đó, nếu nghi ngờ vô sinh hiếm muộn hoặc thuộc nhóm đối tượng nguy cơ, người bệnh nên đến bệnh viện để khám vô sinh và được tư vấn, hướng dẫn phù hợp.
Thông tin thêm: 10 địa chỉ khám vô sinh hiếm muộn tốt nhất ở TPHCM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!