Xuất tinh ngược dòng nguy hiểm không? Nguyên nhân, điều trị
Nội dung bài viết
Xuất tinh ngược dòng là tình trạng tinh dịch đi ngược vào bàng quang thay vì xuất ra từ dương vật khi nam giới đạt cực khoái. Mặc dù nam giới vẫn có thể đạt cực khoái, nhưng xuất tinh ngược không có hoặc có rất ít tinh dịch, do đó đôi khi tình trạng này được gọi là cực khoái khô.
Xuất tinh ngược dòng là gì? Có nguy hiểm không?
Thông thường, ở nam giới tinh dịch và nước tiểu đi qua niệu đạo. Có một cơ, hoặc cơ vòng ở gần cổ bàng quang giúp giữ nước tiểu cho đến khi nam giới đi tiểu.
Khi đạt được cực khoái, các cơ vòng này được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng xuất tinh ngược vào bàng quang. Do đó, tinh dịch sẽ đi qua niệu đạo và xuất ra từ đầu dương vật.
Đối với nam giới xuất tinh ngược dòng, các cơ này không không thể co lại đúng lúc. Bởi vì các cơ này được thả lỏng, tinh dịch sẽ chảy ngược vào bàng quang, dẫn đến tình trạng được gọi là cực khoái khô (không xuất tinh). Mặc dù không xuất tinh, nhưng nam giới vẫn có thể đạt được cực khoái và không gây ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục.
Xuất tinh ngược dòng không nguy hiểm và không gây đau đớn. Những người đàn ông mắc chứng xuất tinh ngược có thể xuất tinh với số lượng nhỏ tinh dịch, ngoài ra một số người không nhận biết các triệu chứng bệnh.
Một số nam giới có thể nhận biết tình trạng xuất tinh ngược có thể nước tiểu đục khi đi tiểu lần đầu tiên ngay sau khi quan hệ. Điều này có thể là do tinh dịch trộn lẫn với nước tiểu gây ra.
Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên đôi khi xuất tinh ngược có thể tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Có hoặc có ít tinh dịch trong mỗi lần xuất tinh sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tinh trùng gặp trứng và cơ hội thụ thai thành công thấp. Tuy nhiên, xuất tinh ngược dòng chỉ chiếm khoảng 0.3 – 2% nguy cơ vô sinh ở nam giới.
Bên cạnh đó, đôi khi nam giới có thể cảm thấy ảnh hưởng đến khoái cảm tình dục khi xuất tinh ngược. Trong các trường hợp hiếm khi xảy ra, nam giới xuất tinh ngược có thể bị trầm cảm, stress hoặc lo lắng quá độ. Do đó để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh xuất tinh ngược nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Triệu chứng xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng không ảnh hưởng đến khả năng cương cứng hoặc đạt cực khoái ở nam giới. Khi đạt cực khoái, tinh dịch sẽ đi vào bàng quang thay vì ra khỏi dương vật. Các dấu hiệu và triệu chứng xuất tinh ngược bao gồm:
- Đạt cực khoái nhưng xuất rất ít hoặc không có tinh dịch từ dương vật. Tình trạng này còn được gọi là cực khoái khô.
- Nước tiểu có màu đục (do có chứa tinh dịch) khi đi tiểu lần đầu tiên sau khi quan hệ tình dục.
- Không có hoặc ít có khả năng thụ thai thành công ở bạn tình.
Ngoài ra, xuất tinh ngược dòng không có nghĩa là tinh trùng không sống được. Do đó, các trường hợp xuất tinh ngược chỉ chiếm khoảng 0.3 – 2% các trường hợp vô sinh. Đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp xử lý phù hợp.
Nguyên nhân và yếu tố rủi ro gây xuất tinh ngược
Tương tự như các dạng rối loạn xuất tinh khác, xuất tinh ngược có thể liên quan đến các vấn đề thể chất hoặc tâm lý. Cụ thể, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ bao gồm:
1. Nguyên nhân cơ bản
Khi nam giới đạt cực khoái, ống dẫn tinh vận chuyển tinh trùng đến tuyến tiền liệt, để kết hợp với các chất lỏng khác để tạo ra tinh dịch dưới dạng lỏng. Các cơ ở bàng quang (cổ bàng quang) sẽ thắt lại để ngăn tinh dịch xuất vào bàng quang.
Ở nam giới xuất tinh ngược, cổ bàng quang không thể thắt chặt, dẫn đến tình trạng tình trạng đi vào bằng quang thay vì được xuất ra từ dương vật. Một số tình trạng có thể dẫn đến rối loạn cơ đóng bàng quang khi xuất tinh, bao gồm:
- Phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt
- Phẫu thuật cắt bỏ bàng quang
- Xạ trị để điều trị ung thư ở vùng chậu
2. Yếu tố nguy cơ gây xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng có thể liên quan đến các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể hoặc các điều kiện y tế cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, tình trạng xuất tinh ngược có thể liên quan đến một số nguyên nhân, chẳng hạn như:
- Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu không được kiểm soát trong thời gian dài có thể làm tổn thương các cơ quan và dây thần kinh, ảnh hưởng đến các cơ của bàng quang và dẫn đến xuất tinh ngược.
- Tổn thương hệ thống thần kinh: Chấn thương và bệnh tật có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng, chấn thương tủy sống và gây tổn thương đến các dây thần kinh hoặc cơ ở bàng quang. Bên cạnh đó, phẫu thuật cột sống cũng có thể dẫn đến tình trạng xuất tinh ngược.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật tuyến tiền liệt, tinh hoàn, đại tràng, trực tràng, bàng quang hoặc cột sống thắt lung cơ thể dẫn đến tình trạng xuất tinh ngược.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây cản trở quá trình xuất tinh và dẫn đến xuất tinh ngược. Các loại thuốc phổ biến có thể bao gồm thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc điều trị loạn thần.
3. Cắt bỏ tuyến tiền liệt
Cắt bỏ tuyến tiền liệt là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến xuất tinh ngược. Có khoảng 10 – 15% nam giới cắt bỏ tuyến tiền liệt có thể trải qua quá trình xuất tinh ngược, bởi vì phẫu thuật có thể gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở bàng quang.
Hầu hết những người đàn ông đã phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt hoàn toàn không thể xuất tinh. Điều này khác với xuất tinh ngược dòng, bởi vì dương vật không thể xuất tinh được nữa.
Xuất tinh ngược dòng khi nào cần đến bệnh viện?
Xuất tinh ngược dòng không nguy hiểm cũng không gây đau đớn và đôi khi có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể là một triệu chứng của một tình trạng bệnh lý khác.
Người bệnh xuất tinh ngược nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn nếu:
- Xuất tinh ngược và không đạt được cực khoái khi xuất tinh
- Liên tục xuất tinh ít hơn bình thường sau khi đạt được cực khoái khi quan hệ tình dục
- Cố gắng mang thai trong 12 tháng mà không đạt được kết quả
Chẩn đoán xuất tinh ngược như thế nào?
Nam giới thường xuyên xuất tinh ngược hoặc đạt cực khoái khô nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Mặc dù xuất tinh ngược dòng không có hại cho sức khỏe, nhưng đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân cần được điều trị chuyên môn.
Bác sĩ có thể thực hiện một số kiểm tra sức khỏe để xác định những bất thường liên quan và đánh giá các rủi ro. Cụ thể, các kiểm tra chẩn đoán tình trạng xuất tinh ngược dòng có thể bao gồm:
- Thời gian xuất hiện tình trạng xuất tinh ngược dòng, các triệu chứng liên quan, tình trạng sức khỏe, phẫu thuật, các loại thuốc đang sử dụng và các bệnh lý liên quan khác, bao gồm các bệnh ung thư.
- Khám sức khỏe tổng thể, bao gồm kiểm tra dương vật, tinh hoàn và trực tràng.
- Kiểm tra thực thể để xác định tinh dịch và nồng độ tinh dịch sau khi đạt cực khoái. Thủ tục này thường được thực hiện tại phòng khám của bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm sạch bàng quang, thủ dâm đến khi xuất tinh và cung cấp mẫu nước tiểu để kiểm tra tại phòng thí nghiệm. Nếu lượng tinh trùng trong nước tiểu cao, người bệnh được chẩn đoán mắc chứng xuất tinh ngược.
Nếu một người đạt cực khoái khô nhưng bác sĩ không tìm thấy tinh dịch trong bàng quang, người bệnh có thể gặp vấn đề với việc sản xuất tinh dịch. Điều này có thể do tổn thương tuyến tiền liệt hoặc các tuyến sản xuất tinh dịch do phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư vùng chậu.
Trong trường hợp nghi ngờ các bệnh lý liên quan, bác sĩ có thể đề nghị các xét nghiệm chuyên môn khác để xác định nguyên nhân cơ bản và có biện pháp điều trị phù hợp.
Điều trị tình trạng xuất tinh ngược dòng
Xuất tinh ngược dòng thường không cần điều trị trừ khi điều này gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trong những trường hợp này, việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản.
Cụ thể các phương pháp điều trị được sử dụng để cải thiện tình trạng xuất tinh ngược dòng bao gồm:
1. Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc có thể điều trị tình trạng tổn thương dây thần kinh gây xuất tinh ngược. Các tổn thương này thường liên quan đến bệnh tiểu đường, bệnh đa xơ cứng, một số loại phẫu thuật và một số bệnh lý hoặc phương pháp điều trị khác.
Thuốc có thể không thể cải thiện tình trạng xuất tinh ngược liên quan đến phẫu thuật hoặc những thay đổi vĩnh viễn trong cơ thể, ví dụ như phẫu thuật cổ bàng quang hoặc cắt bỏ tuyến tiền liệt.
Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị tình trạng xuất tinh ngược bao gồm:
- Imipramine
- Midodrine
- Chlorpheniramine
- Ephedrine
Các loại thuốc này có thể giúp cho cổ bàng quang đóng lại trong quá trình xuất tinh. Mặc dù các loại thuốc này có thể cải thiện tình trạng xuất tinh ngược, tuy nhiên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể thuốc có thể làm tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim. Do đó, thuốc không an toàn để sử dụng cho bệnh nhân cao huyết áp hoặc bệnh tim.
Nếu bác sĩ cho rằng cá loại thuốc đang sử dụng có thể gây xuất tinh ngược dòng hoặc ảnh hưởng đến khả năng xuất tinh, bác sĩ có thể đề nghị ngừng sử dụng thuốc trong một thời gian để theo dõi các triệu chứng. Các loại thuốc có thể gây xuất tinh ngược thường là thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chẹn alpha, thuốc điều trị huyết áp cao và thuốc cải thiện các vấn đề tuyến tiền liệt.
2. Điều trị dành cho người hiếm muộn
Bởi vì xuất tinh ngược có thể dẫn đến hiếm muộn hoặc vô sinh ở nam giới, do đó một số người có thể cần can thiệp y tế để thụ tinh thành công. Trong trường hợp các loại thuốc kích thích xuất tinh bình thường không thành công, bác sĩ có thể lấy tinh trùng từ người đàn ông và tiến hành thụ tinh nhân tạo.
Các thủ tục tiểu phẫu hỗ trợ quá trình mang thai bao gồm:
- Chọc hút vào tinh hoàn để lấy tinh trùng: Thủ thuật này được thực hiện khi nam giới được gây tê cục bộ và sử dụng kim để lấy tinh trùng ra khỏi tinh hoàn.
- Chọc hút tinh trùng thông qua da mào tinh hoàn: Trong quy trình này, bác sĩ sử dụng chất gây tê cục bộ và sử dụng kim tiêm để lấy tinh trùng ra khỏi mào tinh (ống dẫn kết nối với tinh hoàn).
- Lấy tinh trùng từ tinh hoàn: Tinh trùng được loại bỏ trực tiếp từ tinh hoàn dưới tác dụng của thuốc an thần thông qua một vết rạch trực tiếp qua tinh hoàn.
Sau khi lấy được tinh trùng khỏe mạnh, bác sĩ tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng cách:
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF): Bác sĩ lấy trứng ra khỏi cơ thể phụ nữ sau đó thụ tinh với tinh trùng trên một đĩa, được gọi là đĩa petri. Khi một phôi thai phát triển, bác sĩ sẽ cấy phôi thai vào tử cung của người phụ nữ.
- Thụ tinh trong tử cung (IUI): Với thủ thuật này, bác sĩ sẽ tiêm tinh dịch trực tiếp vào tử cung của phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng để quá trình thụ tinh và mang thai diễn ra tự nhiên trong cơ thể phụ nữ.
Điều trị xuất tinh ngược tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến các triệu chứng. Khi nam giới bị xuất tinh ngược do dùng thuốc, việc thay đổi thuốc có thể cải thiện các triệu chứng. Nếu xuất tinh ngược dòng do tổn thương dây thần kinh nghiêm trọng, tình trạng này có thể không thể hồi phục được.
Xuất tinh ngược dòng không phải lúc nào cũng có thể điều trị thành công. Tuy nhiên tinh trùng từ người đàn ông xuất tinh ngược có thể khỏe mạnh và có khả năng thụ tinh bình thường. Do đó, đối với nam giới mong muốn thụ thai, có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn các biện pháp phù hợp.
Xuất tinh ngược thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và không dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn và có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Thông tin tham khảo thêm: Các bài tập yoga hỗ trợ chữa vô sinh hiệu quả
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!