Quai bị có dẫn đến vô sinh? Cách phòng ngừa?

Quai bị có dẫn đến vô sinh là thắc mắc của hầu hết người bệnh và người thân của bệnh nhân. Tìm hiểu các thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch điều trị và phòng ngừa quai bị phù hợp.

Quai bị có dẫn đến vô sinh
Tìm hiểu thông tin quai bị có dẫn đến vô sinh để có kế hoạch phòng ngừa phù hợp

Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là một bệnh lý truyền nhiễm do virus truyền từ người này sang người khác, thông qua nước bọt, chất dịch mũi họng và các hoạt động tiếp xúc gần gũi.

Các triệu chứng quai bị chủ yếu gây ảnh hưởng đến tuyến nước bọt, còn được gọi là tuyến mang tai. Các tuyến này chịu trách nhiệm sản xuất nước bọt. Có ba bộ tuyến nước bọt ở mỗi bên mặt, nằm ở phía sau và bên dưới tai. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh quai bị là sưng tuyến nước bọt.

Các triệu chứng quai bị thường nhẹ. Trên thực tế, nhiều người  bệnh quai bị có thể không có bất cứ dấu hiệu nhận biết cụ thể nào. Các triệu chứng thường không xuất hiện ngay lập tức. Thay vào đó, sau 12 – 25 ngày nhiễm bệnh, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Buồng trứng đa nang là hội chứng phổ biến ở nhiều phụ nữ. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới vô sinh – nỗi sợ hãi của tất cả chị em và nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Dấu hiệu phổ biến nhất của quai bị là sưng các tuyến nước bọt ngay bên dưới tai. Tình trạng này được gọi là viêm tuyến mang thai, có thể xảy ra ở một hoặc cả hai bên mặt.

Đối với những trường hợp khác, bệnh có thể dẫn đến các dấu hiệu như:

  • Ăn mất ngon
  • Sốt
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi
  • Suy nhược cơ thể
  • Đau đầu

Trong trường hợp không được phòng ngừa phù hợp, bệnh quai bị có thể xảy ra ở trẻ em. Mặc dù quai bị thường nhẹ và có thể điều trị, tuy nhiên bệnh có thể dẫn đến nhiều rủi ro không mong muốn. Do đó, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu quai bị. Ngoài ra, quai bị rất dễ lâu lan trong khoảng 9 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện. Vì vậy, khi đến khám bệnh hãy thông báo cho bác sĩ và nhân viên y tế để có biện pháp tránh lây nhiễm.

Quai bị có dẫn đến vô sinh không?

Theo các chuyên gia, quai bị là một bệnh lý lành tính, không nghiêm trọng, dễ lây lan nhưng có thể điều trị được. Nam giới sau tuổi dậy thì nếu mắc bệnh quai bị có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, tỷ lệ khoảng 20 – 35%, trong khi tỷ lệ viêm buồng trứng ở nữ giới là 7%.

Nam bị quai bị có vô sinh không
Quai bị là bệnh lành tính và ít khi dẫn đến biến chứng vô sinh

Về vấn đề quai bị có dẫn đến vô sinh, các chuyên gia cho biết trên thực tế quai bị không gây vô sinh nếu được điều trị phù hợp và kịp lúc. Các trường hợp quai bị kéo dài, không được chăm sóc có thể dẫn đến viêm hoặc sốt kéo dài 3 – 7 ngày. Điều này có thể tăng nguy cơ vô sinh do teo tinh hoàn và suy giảm số lượng tinh trùng. Do đó, cách tốt nhất để ngăn ngừa vô sinh liên quan đến bệnh quai bị, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, để biết thông tin chính xác về việc quai bị có dẫn đến vô sinh không, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể.

Các biến chứng của quai bị có liên quan đến chứng vô sinh

Theo các chuyên gia, quai bị là bệnh lý lành tính, hiếm khi dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, quai bị có thể dẫn đến viêm ở nhiều khu vực khác nhau của cơ thể, bao gồm não và cơ quan sinh sản.

Để xác định quai bị có dẫn đến vô sinh không, người bệnh có thể tham khảo một số biến chứng liên quan, chẳng hạn như:

1. Sưng buồng trứng

Quai bị ở nữ giới có thể gây dẫn đến sưng buồng trứng ở một số phụ nữ. Theo ước tính, cứ 20 phụ nữ thì sẽ có một người bị quai bị sau tuổi dậy thì bị sưng buồng trứng hoặc viêm vòi trứng. Tình trạng này có thể dẫn đến các đặc trưng như:

  • Đau bụng dưới âm ỉ
  • Sốt cao
  • Thân nhiệt cao
  • Cảm thấy mệt mỏi
Nữ bị quai bị có vô sinh không
Nữ giới bị quai bị có thể bị sưng buồng trứng

Các triệu chứng của bệnh sưng buồng trứng có thể được cải thiện sau khi cơ thể đã chống lại bệnh quai bị. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng không dẫn đến các rủi ro ảnh hưởng đến khả năng sản xuất trứng và không gây vô sinh ở nữ giới.

Bên cạnh đó, những phụ nữ mắc bệnh quai bị khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

2. Sưng tinh hoàn

Quai bị có thể gây đau và sưng tinh hoàn, ảnh hưởng đến một trong bốn nam giới mắc bệnh quai bị su độ tuổi dậy thì. Sưng thường phát triển một cách đột ngột và thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tinh hoàn. Ngoài ra, đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy ấm và mềm ở tinh hoàn.

Ở trẻ em trai và đàn ông khi bị quai bị, sưng tinh hoàn có thể bắt đầu từ 4 đến 8 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Đôi khi, sưng có thể xảy ra từ 6 tuần sau khi các tuyến mang tai bị sưng.

Sưng tinh hoàn có thể dẫn đến viêm tinh hoàn, tuy nhiên tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến khoảng 50% nam giới nhiễm virus quai bị. Nam giới viêm tinh hoàn có thể cảm thấy tinh hoàn bị co rút và cứ 10 nam giới nhiễm bệnh quai bị sẽ có 1 người bị suy giảm số lượng tinh trùng khỏe mạnh mà cơ thể sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, điều này không đủ nghiêm trọng để dẫn đến vô sinh.

3. Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị viêm nhiễm có thể liên quan đến bệnh quai bị. Viêm tinh hoàn có thể gây ảnh hưởng đến cả hai tinh hoàn cùng một lúc. Tuy nhiên, các triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở một bên tinh hoàn.

Teo tinh hoàn sau khi bị quai bị
Viêm, teo tinh hoàn sau khi bị quai bị có thể gây vô sinh

Các triệu chứng và dấu hiệu viêm tinh hoàn phổ biến bao gồm:

  • Đau ở bìu
  • Cương cứng đau
  • Đi tiểu đau
  • Xuất tinh đau
  • Có máu trong tinh dịch
  • Phì đại tuyến tiền liệt
  • Sưng hạch bạch huyết ở bẹn
  • Sốt

Viêm tinh hoàn có thể được cải thiện bằng cách sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol hoặc ibuprofen. Bên cạnh đó, chườm lạnh lên tinh hoàn có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, nếu cơn đau nghiêm trọng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới và là một trong các yếu tố nguy cơ gây vô sinh không rõ nguyên nhân. Do đó, đến bệnh viện nếu các triệu chứng viêm tinh hoàn trở nên nghiêm trọng.

Cách phòng ngừa bệnh quai bị

Quai bị là bệnh lý dễ lây lan nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine và hạn chế tiếp xúc. Cụ thể, các biện pháp phòng ngừa quai bị bao gồm:

1. Tiêm phòng vaccin quai bị

Quai bị là một bệnh có thể phòng ngừa nhờ vào hiệu quả của vắc xin MMR (quai bị, sởi và rubella). Hầu hết trẻ em đều được khuyến khích tiêm chủng ngừa bệnh quai bị từ 12 đến 15 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại trong độ tuổi từ 4 đến 6.

Chủng ngừa MMR có tính hiệu quả cao và rất an toàn để sử dụng. Một liều vaccine duy nhất có thể cung cấp hiệu quả phòng ngừa lâu dài. Bên cạnh đó, các tác dụng phụ sau khi tiêm ngừa thường nhẹ, chẳng hạn như phát ban, sốt và sưng hạch ở má hoặc cổ. Rất hiếm khi trẻ em có thể có phản ứng dị ứng với thuốc chủng ngừa MMR. Tuy nhiên, thông báo với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu trẻ khó thở, mệt mỏi, mất màu hoặc thở khò khè sau khi chủng ngừa.

phòng ngừa quai bị
Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh quai bị

Những người không cần tiêm phòng quai bị:

  • Đã tiêm hai liều MMR sau 12 tháng tuổi
  • Đã tiêm một liều MMR sau 12 tháng tuổi và là đối tượng không có nguy cơ nhiễm quai bị

Vaccine quai bị không được chỉ định các các trường hợp:

  • Những người đã có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với kháng sinh neomycin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của vắc xin MMR
  • Phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ dự định có thai trong vòng bốn tuần tiếp theo
  • Người có hệ thống miễn dịch suy giảm nghiêm trọng

2. Phòng ngừa lây nhiễm bệnh quai bị

Mặc dù vaccine có thể phòng ngừa quai bị hiệu quả, tuy nhiên để tránh các rủi ro nhiễm bệnh, người bệnh có thể lưu ý một số vấn đề như:

  • Rửa tay kỹ và thường xuyên bằng xà phòng, đồng thời dạy trẻ em cách rửa tay hiệu quả
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc hộp đựng đồ uống
  • Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đã biết các triệu chứng quai bị .
  • Những người xuất hiện các triệu chứng quai bị không nên đến các nơi công cộng hoặc tiếp xúc gần với người khác
  • Các bề mặt thường xuyên chạm vào, chẳng hạn như đồ chơi, tay nắm cửa, bàn, cần được làm sạch thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn

Khi bệnh quai bị xảy ra ở trẻ, hầu hết trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần. Khi bệnh quai bị xảy ra ở người lớn, bệnh dễ trở nặng và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phụ nữ mang thai mắc quai bị có tỷ lệ sảy thai tự nhiên cao hơn, trong khi viêm tinh hoàn ở nam giới có thể gây vô sinh.

Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vaccine. Bên cạnh đó, nếu người bệnh thắc mắc quai bị có dẫn đến vô sinh không, hãy đến bệnh viện để được giải đáp phù hợp và được hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Tham khảo thêm: Vô sinh không rõ nguyên nhân là gì? Phải làm sao?

5/5 - (3 bình chọn)

Với đôi vợ chồng Lê Quốc Nam và chị Trần Hải Yến (Thái Bình), hành trình tìm tiếng con gọi “mẹ ơi” phải trả bằng 10 năm đầy gian khổ và nước mắt. Tuy nhiên, sau khi sử dụng bài thuốc của bác sĩ Đỗ Thanh Hà, niềm hi vọng đã mở ra với hai vợ chồng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *