Dị ứng với cá biển (cá thu, cá hồi..) và cách xử lý
Nội dung bài viết
Dị ứng với cá biển thường ít xảy ra hơn so với các loại hải sản khác. Dẫu đây là món ăn ngon lành và thường xuất hiện trên bàn ăn của gia đình, nhưng khi xảy ra thì vẫn có thể dẫn tới sốc phản vệ, đặc biệt với trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Do đó ta cần phải nắm rõ dấu hiệu và cách chữa kịp thời!
Nguyên nhân gây dị ứng cá biển
Cá biển là một trong những thực phẩm rất gần gũi với chúng ta, trong cá đặc biệt là các loại cá béo có chứa nhiều hàm lượng omega-3, kẽm và nhiều dinh dưỡng khác tốt cho cơ thể.
Tuy phổ biến là vậy nhưng cá biển vẫn có khả năng gây dị ứng tương tự như các loại hải sản dễ gây kích ứng khác như họ nhà giáp xác cua, ghẹ, tôm hay họ nhà nhuyễn thể hai mảnh như hàu, sò, ngao,…
Trường hợp dị ứng cá biển cũng có thể xuất hiện khá đột ngột dù trước đó ta thường ăn loại cá đó.
Thông thường, cá biển được đánh bắt tại khu vực xuất hiện tảo nở hoa, thủy triều đỏ rất dễ gây dị ứng. Tảo độc nở hoa gây nên hiện tượng nhuộm đỏ ở nhiều vùng biển Việt Nam từ tháng 3 – tháng 9 mỗi năm, các loại tảo này khiến các sinh vật biển thiếu oxy, ngộ độc và chết. Khi con người ăn phải các loại cá này thì đa số sẽ bị dị ứng.
Các loại cá lớn tích nhiều thủy ngân cũng có thể gây ra hiện tượng dị ứng với cá biển. Thủy ngân có nhiều trong các vùng biển bị khu công nghiệp xả thải trực tiếp hoặc do yếu tố môi trường tạo ra.
Các loại cá trong vùng đó khi ăn tảo, sinh vật phù du thì cũng sẽ nuốt và tích tụ thủy ngân trong người và khi con người ăn phải loại cá này sẽ khiến dị ứng hoặc ngộ độc thủy ngân.
Một số loại cá chứa độc tố khi không được sơ chế cẩn thận cũng có thể gây ra dị ứng. Tùy theo giống loài mà lượng chất độc của chúng sẽ gây ảnh hưởng tới cơ thể con người một cách khác nhau. Trong đó có các loại cá biển ta thường xuyên ăn như cá chình, một số loại cá thu, cá kiếm, một số loại cá ngừ,…
Ngoài ra, những người bị dị ứng cá biển từng có tiền sử dị ứng hải sản trước đó hoặc gia đình, người thân có tiền sử dị ứng hải sản cũng có thể bị dị ứng với cá biển. Hoặc người đó đang bị dị ứng với dị nguyên nào đó mà lại ăn thêm cá biển.
Như vậy, dị ứng cá biển bất thường có thể do khâu lựa chọn cá, chế biến không cẩn thận hoặc do cơ địa của người ăn. Ở người lớn, dị ứng cá biển ít xảy ra hơn và nếu có xảy ra thì khả năng tự lành cũng rất cao.
Tuy vậy một số trường hợp vẫn sẽ dẫn tới sốc phản vệ và tỉ lệ này ở trẻ nhỏ cao hơn hẳn. Chính vì vậy ta cũng phải để ý và nhận biết được tình trạng dị ứng với cá biển có biểu hiện như thế nào.
Dấu hiệu dị ứng cá biển
Khi bị dị ứng cơ thể sẽ tiết ra histamin, ở mỗi người thì nồng độ này sẽ khác nhau và gây ra các hiệu ứng khác nhau nhưng cơ bản là:
- Nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân.
- Ngứa cổ họng, ngứa mặt, ngứa mí mắt, ngứa tai, ngứa mắt.
- Hơi thở nóng, nóng mắt, nóng tai.
- Có triệu chứng về hô hấp như ho, nôn khan, hắt xì, sổ mũi, ngạt mũi,…
- Sưng mí mắt, sưng phù môi, sưng lưỡi, sưng cổ họng.
- Có thể nổi hạch xung quanh.
- Đau bụng, tiêu chảy.
- Phù nề đường thở.
- Mất ý thức, ngất xỉu.
- Co giật.
- …
Dị ứng có thể nhẹ thường xuất hiện và kết thúc trong 1, 2 ngày đầu mà không cần sử dụng thuốc chỉ cần uống nhiều nước để chất độc được đào thải qua đường nước tiểu. Ở thể nặng thì cần hỗ trợ của thuốc và theo dõi sát sao vì dễ chuyển tiếp thành sốc phản vệ.
Cách khắc phục hiệu quả khi bị dị ứng
Khi bị dị ứng, ta cần quan sát và nên khắc phục sớm tránh để trường hợp xấu xảy ra. Để giảm phản ứng dị ứng trong cơ thể ta có thể sử dụng cả 3 cách Đông y, Tây y và mẹo chữa tại nhà.
Khi thực hiện các phương pháp này cần có sự chỉ dẫn từ dược sĩ, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Thuốc Tây y chữa dị ứng
Khi bị dị ứng tùy vào triệu chứng mà lựa chọn các loại thuốc tân dược phù hợp, chẳng hạn khi quá ngứa và nổi mề đay nhiều thì cần sử dụng các loại thuốc chống histamin để cân bằng lại hệ miễn dịch trong cơ thể, tránh phản ứng thái quá với các dị nguyên. Sử dụng thêm thuốc chống viêm, giảm sưng đau khi có triệu chứng sưng nhẹ.
Đối với một số trường hợp đau bụng, tiêu chảy cần tiêm truyền trực tiếp các chất dinh dưỡng, thuốc kháng sinh phù hợp theo chỉ đạo của bác sĩ. Ngoài ra có thể sử dụng thêm hồ nước để làm dịu những vùng nổi mề đay các loại thuốc mỡ kê đơn để điều trị các vấn đề ngoài da.
Nếu gặp phải trường hợp sốc phản vệ chỉ có thể sơ cứu bằng cách ép cho dị vật ra ngoài, cho bệnh nhân nằm nghiêng yên tĩnh và gọi cứu thương ngay lập tức. Khi thấy đờm dãi trong cổ họng của bệnh nhân thì cố gắng gạt sạch, hô hấp nhân tạo, thổi ngạt khi bệnh nhân có dấu hiệu không thể tự thở trong lúc đợi xe cấp cứu.
Phương pháp điều trị Đông y
Ở Đông y thường tập trung vào điều trị chứng nổi mề đay và có thể thực hiện thêm một số thang thuốc để bổ trợ tùy vào trường hợp của người bệnh.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, dị ứng hải sản hay dị ứng thực phẩm là do ăn phải thức ăn có tính lạnh, chứa nhiều độc tố và gan không thể chuyển hóa được, lọc được chúng. Sau đó độc tố dư trong cơ thể ảnh hưởng tới da và các hệ thống khác trong cơ thể gây nên hiện tượng dị ứng.
Để điều trị, Đông y sẽ dựa trên nguyên tắc tiêu độc, trừ tà, giảm phản ứng dị ứng trong cơ thể và lợi tiểu để đào thải. Riêng đối với dị ứng do đường ăn uống ta áp dụng bài thuốc Đông y chữa thực tích gây nổi dị ứng mề đay như sau:
Chuẩn bị: 15 gam mỗi vị hoa bồ công anh, kim ngân hoa, 10 gam mỗi vị bạch linh, thược dược, hoàng cầm, phiên thạch, bội lan, 6 gam mỗi vị trần bì, linh thảo (cam thảo), hậu phác, quảng hoắc hương.
Thực hiện:
- Sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị cho sạch sẽ.
- Đun các nguyên liệu chung trong ấm, riêng bội lan và quảng hoắc hương cho vào khi gần cạn.
- Ngày uống 1 thang thuốc chia ra 2 – 3 lần uống.
Mẹo chữa dị ứng tại nhà
Trong mẹo chữa dân gian ta cũng có rất nhiều giải pháp để khống chế dị ứng trong cơ thể. Các dược liệu được sử dụng rất an toàn, lành tính và dễ tìm kiếm như chanh tươi, gừng tươi, mật ong. Ta thực hiện như sau:
Đối với chanh tươi – Nước chanh ấm: Chanh tươi khi ăn chung với hải sản có thể gây đau bụng nhưng lại có thể hạn chế được dị ứng khi biết cách sử dụng. Dùng đúng cách sẽ giúp giảm ngứa, hạn chế sốc phản vệ, giảm nóng đỏ trên da.
- Chuẩn bị: 3 – 4 quả chanh ép lấy nước cốt cùng 250ml nước ấm.
- Thực hiện: Hòa cốt chanh vào nước ấm đã chuẩn bị rồi cho thêm chút đường hoặc muối theo khẩu vị. Uống sau khi ăn no trong vòng 7 ngày.
Đối với gừng tươi – Trà gừng ấm nóng: Gừng giúp làm ấm cơ thể đối nghịch với tính lạnh của cá nên giúp cơ thể về trạng thái cân bằng hơn. Gừng còn chứa các chất kháng sinh tự nhiên lành tính cho cơ thể giúp giảm viêm, hạ histamin.
- Chuẩn bị: 3 – 4 nhánh gừng tươi cạo sạch cùng 300ml nước sôi – nước ấm.
- Thực hiện: Cho gừng vào cốc thủy tinh rồi đổ nước sôi hãm trong khoảng 20 phút. Thêm đường hoặc mật ong theo khẩu vị rồi uống cả ngày, nên uống sau ăn. Uống tới khi nào các triệu chứng dị ứng hoàn toàn biến mất.
Đối với mật ong – Trà mật: Mật ong là một trong những vị thuốc quý trong tự nhiên và chứa nhiều vitamin tốt cho hệ miễn dịch, giúp làm lành da và hồi phục nhanh.
- Chuẩn bị: 1 chén mật ong nhỏ cỡ 2 -3 thìa cà phê và 250ml nước ấm.
- Thực hiện: Hoà mật ong vào nước ấm rồi uống ngay. Ngày uống một lần sau khi pha và uống tới khi triệu chứng dị ứng hoàn toàn biến mất trên cơ thể.
Đối với tỏi: Mỗi ngày ăn 3 nhánh tỏi trong bữa cơm cũng giúp giảm đi tình trạng sưng ngứa do tỏi chứa kháng sinh lành tính giúp điều hòa lại cơ thể.
Ngoài ra ta có thể đắp nha đam, dầu dừa lên các vùng phát ban, dị ứng để làm dịu đi vùng da bị tổn thương.
Gel nha đam giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm trên da khiến chúng không thể tấn công cơ thể khi đang trong tình trạng vô cùng nhạy cảm với dị nguyên.
Một số lưu ý khi điều trị dị ứng với cá biển
Để hạn chế tình trạng dị ứng với cá biển và giúp tình trạng bệnh chóng lành, bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Không ăn cá, hải sản, các đồ ăn kích ứng khác trong suốt thời gian điều trị. Nên kiêng lâu dài với tác nhân gây ra dị ứng.
- Luôn giữ cơ thể trong trạng thái sạch sẽ, không ủ quá mức để các lỗ chân lông được thở, đào thải chất độc.
- Uống thật nhiều nước (2l – 2.5l mỗi ngày) để chất độc được tống ra ngoài qua nước tiểu.
- Nên uống thuốc, điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý thay đổi, tăng giảm liều lượng thuốc sử dụng.
- Bổ sung các cây rau gia vị tính nóng ấm trong bữa cơm và thêm thật nhiều rau xanh lá để bổ sung vitamin giúp hệ miễn dịch được củng cố.
- Ưu tiên nạp thêm vitamin C để giúp cơ thể mau hồi phục.
- Nên ăn thêm các thực phẩm giàu magie giúp giảm nồng độ histamin gây dị ứng trong cơ thể.
- Các trường hợp nặng, chữa trị 2 – 3 ngày tại nhà không khỏi cần phải tới bệnh viện để tiêm truyền.
- Hạn chế hoạt động mạnh trong 2 – 3 ngày đầu điều trị và nên điều trị hoàn toàn tại nhà hoặc bệnh viện.
- Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong thời gian này.
- Có thể bổ sung thêm thuốc bổ gan để hỗ trợ gan làm việc tốt hơn nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
Trên đây là những thông tin, kiến thức về triệu chứng dị ứng với cá biển mà chúng ta nên nắm rõ. Đừng bao giờ chủ quan trước cá biển vì dị ứng vẫn có thể xuất hiện bất cứ lúc nào.
Cách hạn chế dị ứng tốt nhất là ăn với liều lượng vừa phải, lựa chọn loại cá thật tươi ngon và biết thông tin, xuất xứ của chúng. Chúc bạn và gia đình luôn luôn khỏe mạnh!
Đừng bỏ lỡ:
Tin bài nên đọc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!