Hàn Răng Sâu Là Gì? Tất Cả Thông Tin Cần Biết

Hàn sâu răng là một thủ thuật nha khoa phổ biến, được sử dụng để làm đầy các khu vực răng bị tổn thương. Bên cạnh đó hàn răng cũng được sử dụng để điều trị tình trạng răng nứt, vỡ, bị mòn do sử dụng sai cách.

hàn răng sâu là gì
Hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa phổ biến được thực hiện để cải thiện chức năng răng

Hàn răng sâu là gì?

Hàn sâu răng hay trám răng sâu là một thủ thuật nha khoa phổ biến, được sử dụng để cải thiện các thiệt hại do sâu răng và các tổn thương răng khác, chẳng hạn như nứt vỡ hoặc răng bị mài mòn do sử dụng sai cách (nghiến răng, cắn móng tay hoặc dùng răng để mở đồ vật).

Hàn sâu răng là thủ thuật phổ biến, có thể mất khoảng 1 giờ để thực hiện. Theo thống kê, có khoảng 92% người trưởng thành bị sâu răng và cần hàn răng để ngăn ngừa các tổn thương lan rộng và giúp răng hoạt động bình thường.

Quá trình hàn răng sâu như thế nào?

Hàn răng là một thủ thuật đơn giản, được thực hiện tại phòng khám nha khoa trong vòng 1 giờ. Để bắt đầu trám răng, nha sĩ sẽ khám răng cho người bệnh, sau đó sử dụng các công cụ nha khoa để kiểm tra khoang răng và tình trạng răng sâu. Nha sĩ cũng có thể đề nghị chụp X – quang răng để kiểm tra mức độ sâu răng và đề nghị các biện pháp xử lý phù hợp.

Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ vùng răng bị ảnh hưởng. Điều này có thể ngăn ngừa các cơn đau và khó chịu. Người bệnh có thể không cần gây tê nếu răng chỉ sâu trên bề mặt.

Sau khi gây tê, nha sĩ sẽ sử dụng máy khoan nha khoa để khoan qua men răng và loại bỏ vết sâu răng. Một số nha sĩ có thể sử dụng tia laser hoặc công cụ mài mòn không khí để hỗ trợ, tuy nhiên các thủ thuật này thường không phổ biến.

Sau đó, nha sĩ sẽ khử trùng răng và chuẩn bị vật liệu hàn răng để làm bít các khu vực răng sâu. Một số vật liệu hàn răng được làm cứng hoặc làm rắn bằng ánh sáng bước sóng xanh.

Cuối cùng, nha sĩ sẽ đánh bóng răng và mài nhẵn bề mặt để đảm bảo các khớp răng chính xác.

Người bệnh có thể cảm thấy ê buốt sau khi hàn răng, tuy nhiên hầu hết các trường hợp, người bệnh sẽ không bị đau. Sau khi hàn răng, cần tránh tiêu thụ đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh trong 2 ngày. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể ăn uống bình thường.

Các loại vật liệu hàn răng phổ biến

Có nhiều vật liệu hàn răng khác nhau bao gồm sứ, hỗn hợp bạc (bao gồm thủy ngân kết hợp với bạc, thiếc, kẽm và đồng), nhựa, vàng hoặc các vật liệu tổng hợp khác. Cụ thể các vật liệu hàn răng phổ biến bao gồm:

1. Hàn răng sâu bạc

Vật liệu hàn răng bạc là hỗn hợp kim loại kết hợp của thủy ngân, bạc, thiết và đồng. Vật liệu này bề hơn và nhìn chung chi phí phải chăng hơn các vật liệu khác. Một số người có thể lo lắng về hàm lượng thủy ngân, nhưng các chuyên gia không tìm thấy bằng chứng lâm sàng nào cho thấy chất hàn bạc có hại. Tuy nhiên hiện tại vật liệu hàn này đang được loại bỏ dần.

hàn răng sâu
Hàn răng bạc có độ bền cao, chịu lực tốt và chi phí thấp

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, có thể tồn tại từ 10 – 15 năm và tồn tại lâu hơn các vật liệu hàn tổng hợp
  • Có sức mạnh tốt, chịu được lực khi nhai
  • Chi phí thấp

Nhược điểm:

  • Tính thẩm mỹ kém, không phù hợp với các màu răng tự nhiên
  • Phá hủy cấu trúc răng nhiều hơn, do các phần khỏe mạnh của răng cần được loại bỏ để tạo khoảng trống cho chất hàn răng
  • Gây đổi màu răng và các cấu trúc răng xung quanh chất liệu hàn
  • Dễ bị nứt, gãy do giãn nở và co lại của nhiệt độ, điều này có thể gây ảnh hưởng đến răng và tăng nguy cơ gãy xương răng
  • Phản ứng dị ứng, có khoảng 1% các trường hợp trám răng bạc bị dị ứng với thủy ngân

Thủy ngân có trong vật liệu hàn răng được chứng minh là an toàn đối với người trưởng thành và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện tại vật liệu hàn răng này đang được loại bỏ dần.

2. Vật liệu hàn răng tổng hợp

Vật liệu hàn răng sâu tổng hợp là một hỗn hợp của sợi thủy tinh hoặc các hạt thạch anh và nhựa acrylic. Vật liệu này bền và đắt hơn khi so với hỗn hợp kim loại bạc.

hàn răng sâu như thế nào
Hàn răng chất liệu tổng hợp có tính thẩm mỹ nhưng chi phí cao

Ưu điểm:

  • Có tính thẩm mỹ cao và có màu tương đồng với màu răng hiện tại. Do đó, vật liệu hỗn hợp đặc biệt phù hợp với răng cửa bị sâu hoặc các phần khác có thể nhìn thấy của răng.
  • Liên kết với cấu trúc răng chặt chẽ hơn, do kết cấu vi cơ học của vật liệu.
  • Tính đa dụng bởi vì ngoài trừ hàn răng sâu, vật liệu này cũng được sử dụng để sửa chữa răng bị mẻ, vỡ hoặc bị mòn.
  • Ít ảnh hưởng đến cấu trúc răng và không cần loại bỏ nhiều mô khỏe mạnh để thực hiện trám răng

Nhược điểm:

  • Độ bền kém, bị mòn sớm hơn vật liệu hàn bạc. Ngoài ra, vật liệu hàn này có thể không chịu được lực nhai, đặc biệt là ở các lỗ răng sâu lớn.
  • Thời gian thực hiện lâu hơn khoảng 20 phút khi so với vật liệu hàn răng sâu bạc.
  • Cần được tái khám, kiểm tra để đảm bảo hoạt động tốt.
  • Gây mẻ răng trong một số trường hợp.
  • Chi phí cao gấp đôi khi so với trám răng bạc.

3. Vật liệu hàn màu vàng

Vật liệu hàn răng sâu màu vàng, đồng và các vật liệu kim loại khác thường rất bền nhưng có giá thành cao. Bên cạnh đó, vật liệu hàn răng này không được tự nhiên và khác hẳn so với các răng xung quanh. Hàn răng vàng thường được thực hiện tại phòng khám nha khoa, sau khi nha sĩ đã lấy dấu răng.

hàn răng sâu mất bao lâu
Hàn răng vàng có chi phí cao và thiếu thẩm mỹ do khác với màu răng tự nhiên

Ưu điểm:

  • Có độ bền cao, ít nhất từ 10 – 15 năm hoặc lâu hơn và không bị ăn mòn
  • Sức mạnh cao, có thể chịu được lực khi nhai
  • Có tính thẩm mỹ, một số người bệnh có thể thấy hàn răng sâu bằng vàng đẹp và dễ nhìn hơn khi hàn răng sâu bằng các hỗn hợp khác

Nhược điểm:

  • Chi phí cao hơn các vật liệu hàn răng khác, có thể lên đến 10 lần khi so với vật liệu hàn răng bạc.
  • Cần đến phòng khám nha khoa ít nhất hai lần để hàn răng.
  • Sốc điện một chiều xuất hiện khi hàn răng vàng được đặt gần miếng hàn răng hỗn hợp bạc. Điều này có thể dẫn đến các cơn đau buốt do sự tương tác giữa nước bọt và kim loại, dẫn đến xuất hiện dòng điện một chiều. Tuy nhiên, tình trạng này thường không phổ biến.
  • Thiếu thẩm mỹ, bởi vì vật liệu hàn răng sâu bằng vàng có màu khác với màu của phần răng còn lại.

4. Các vật liệu hàn răng sâu khác

Ngoài vật liệu hàn bạc, vàng và nhựa tổng hợp, đôi khi nha sĩ có thể đề nghị một số vật liệu hàn răng sâu khác, chẳng hạn như:

Sứ:

Đây là những vật liệu trám răng được làm bằng gốm sứ và có khả năng chống nhiễm màu cao hơn vật liệu nhựa tổng hợp. Hàn răng sứ cũng có độ bền cao, thường kéo dài đến 15 năm và có chi phí tương tự như vật liệu hàn răng vàng.

hàn răng sâu có ảnh hưởng gì không
Hàn răng sứ có tính thẩm mỹ cao nhưng độ bền kém và chi phí cao

Kính ionomer:

Vật liệu hàn răng sâu này được làm từ acrylic và một loại vật liệu thủy tinh cụ thể. Vật liệu này thường được sử dụng để hàn răng sâu ở đường viền nướu và hàn răng sâu ở trẻ em. Chất liệu điện ly thủy tinh này có thể giải phóng florua và có thể bảo vệ răng khỏi sâu.

Tuy nhiên, vật liệu này yếu hơn vật liệu nhựa tổng hợp, dễ bị mài mòn và dễ gãy hơn. Hàn răng bằng kính inomer thường có tuổi thọ khoảng 5 năm hoặc ít hơn và chi phí tương tự với vật liệu nhựa tổng hợp.

Thời gian và tuổi thọ vật liệu hàn răng

Tùy thuộc vào vật liệu và các điều kiện liên quan, thời gian và tuổi thọ của các vật liệu hàn răng thường không giống nhau. Cụ thể như sau:

1. Hàn răng sâu mất bao lâu?

Trong hầu hết các trường hợp, hàn răng sâu mất khoảng 1 giờ hoặc ít hơn. Các trường hợp hàn đơn giản có thể mất ít hơn 20 phút. Các miếng hàn lớn hoặc ở vị trí khó tiếp cận có thể mất nhiều thời gian hơn.

Ngoài ra, tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng để hàn răng, có thể mất nhiều thời gian hơn để hàn răng hoặc yêu cầu người bệnh tái khám lần thứ hai. Một số vật liệu hàn răng cần tái khám bao gồm:

  • Chất liệu nhựa tổng hợp cần nhiều thời gian hơn để hàn vào răng nhưng không cần tái khám.
  • Một số vật liệu hàn composite có thể cần lấy dấu để làm thành miếng hàn và yêu cầu lần khám thứ hai để kết dính miếng hàn răng.
  • Vật liệu hàn răng bằng vàng hoặc sứ hay còn được gọi là khảm răng, thường không thể được thực hiện trong một lần. Trong lần khám đầu tiên, nha sĩ sẽ khoang vào phần răng sâu, lấy dấu răng và tạo hình miếng hàn. Trong lần tiếp theo, nha sĩ sẽ kết dính miếng hàn vào răng.

Bên cạnh đó, việc thay thế một miếng hàn răng cũ mất một khoảng thời gian tương tự như việc hàn răng sâu mới. Vật liệu hàn răng sâu cũ sẽ làm loại bỏ, sau đó làm sạch sâu, vi khuẩn và hàn lại vật liệu hàn mới.

2. Hàn răng sâu cần bao lâu để lành?

Trong hầu hết các trường hợp, vết hàn răng sâu có thể lành lại nhanh chóng mà không gây ra bất cứ vấn đề gì. Sau khi hết thuốc tê hết tác dụng, răng có thể trở nên hơi nhạy cảm, tuy nhiên tình trạng này thường biến mất sau một hoặc hai ngày.

hàn răng sâu giá bao nhiêu
Thông thường hàn răng sâu cần 1 – 2 tuần để phục hồi hoàn toàn chức năng răng

Khi bị sưng nướu hoặc ê buốt răng, người bệnh có thể tham khảo một số cách cải thiện chẳng hạn như:

  • Nhai ở phần răng không bị ảnh hưởng trong vài ngày
  • Chải răng và dùng chỉ nha khoa nhẹ nhàng hơn bình thường ở xung quanh vết hàn răng
  • Tránh tiêu thụ đồ uống và thức ăn nóng hoặc lạnh
  • Tránh đồ uống và thức ăn có tính axit
  • Sử dụng kem đánh răng giải mẫn cảm
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid để hỗ trợ giảm đau, khó chịu và hỗ trợ chống viêm

Trao đổi với nha sĩ nếu khớp cắn có cảm giác ê buốt hoặc khi người bệnh bị ê buốt kéo dài. Nha sĩ có thể điều chỉnh miếng trám để cải thiện khớp cắn.

3. Tuổi thọ của vật liệu hàn răng

Tuổi thọ của hàn răng sâu phụ thuộc vào cách vệ sinh răng miệng và vật liệu hàn. Vệ sinh răng miệng phù hợp là một cách kéo dài tuổi thọ của miếng hàn và ngăn ngừa tình trạng sâu răng mới.

Bởi vì lối sống, chế độ ăn uống và thói quen vệ sinh răng miệng ở mỗi người là khác nhau, do đó tuổi thọ của các miếng trám sẽ khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, tuổi thọ của vật liệu hàn răng như sau:

  • Trám bạc kéo dài từ 5 đến 25 năm
  • Trám nhựa tổng hợp kéo dài từ 5 đến 15 năm
  • Trám răng vàng kéo dài từ 15 đến 20 năm

Các vấn đề liên quan sau khi hàn răng sâu

Mặc dù không phổ biến, tuy nhiên đôi khi hàn răng sâu có thể dẫn đến một số rủi ro, chẳng hạn như:

1. Hàn răng sâu có đau không?

Đau và ê buốt răng sau khi hàn răng sâu là tình trạng phổ biến. Răng có thể trở nên nhạy cảm hơn với áp suất, không khí, thức ăn ngọt hoặc nhiệt độ. Thông thường, tình trạng này sẽ tự cải thiện trong vài tuần. Trong thời gian này, người bệnh nên hạn chế các thứ có thể gây nhạy cảm, sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn nếu cần thiết.

Liên hệ với nha sĩ nếu tình trạng ê buốt không giảm trong vòng 2 – 4 tuần hoặc nếu răng cực kỳ nhạy cảm. Nha sĩ có thể đề nghị một loại kem đánh răng giải mẫn cảm lên răng hoặc đề nghị thủ thuật lấy tủy răng nếu tình trạng răng không được cải thiện.

hàn răng sâu giá bao nhiêu
Hàn răng sâu có thể gây khó chịu và đau nhẹ sau khi thuốc tê hết tác dụng

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bị đau xung quanh miếng trám răng. Nếu bị đau khi cắn, miếng trám có thể không khớp với hàm và khớp cắn. Lúc này, người bệnh nên đến phòng khám nha khoa để kiểm tra lại răng. Nếu người bệnh bị đau khi chạm vào răng, cơn đau có thể liên quan đến vật liệu trám và cơn đau này thường tự khỏi trong một thời gian ngắn.

Trong trường hợp vết sâu răng gần đến tủy răng, người bệnh có thể xuất hiện các cơn đau răng nhẹ sau khi hàn răng sâu. Cơn đau này cho thấy các mô răng không còn khỏe mạnh. Trong trường hợp này, người bệnh cần đến nha sĩ để lấy tủy răng.

Đôi khi mọi người có thể gặp tình trạng ê và đau buốt ở các răng khác, ngoài răng được hàn. Hầu hết các trường hợp, cơn đau này không nghiêm trọng và sẽ được cải thiện trong 1 – 2 tuần.

2. Dị ứng

Phản ứng dị ứng sau khi hàn răng sâu thường rất hiếm khi xảy ra. Trong các trường hợp hàn răng bạc, thủy ngân hoặc một số kim loại khác có thể gây dị ứng ở một số người.

hàn răng sâu có được bảo hiểm không
Một số người có thể bị dị ứng với vật liệu hàn răng

Các triệu chứng đặc trưng tương tự như dị ứng da điển hình, chẳng hạn như phát ban, nổi mề đay và ngứa da. Những người có tiền sử dị ứng hoặc có gia định bị dị ứng kim loại thường dễ bị dị ứng sau khi hàn răng sâu.

Nếu người bệnh dị ứng sau khi hàn răng sâu, hãy đến nha khoa để kiểm tra. Nha sĩ có thể sử dụng một vật liệu hàn răng sâu khác để cải thiện.

3. Vỡ vật liệu hàn răng

Áp lực từ việc nhai, mài hoặc cắn chặt răng có thể khiến miếng trám răng bị mòn, mẻ hoặc nứt. Người bệnh thường không thể xác nhận tình trạng miếng hàn răng bị hư hỏng, nhưng nha sĩ có thể xác định tình trạng này thông qua kiểm tra định kỳ.

Nếu miếng trám răng bị vỡ, các mảnh thức ăn và vi khuẩn gây sâu răng có thể gây tổn thương răng. Điều này có thể khiến răng bị sâu và dẫn đến nhiễm trùng tủy răng hoặc áp xe răng nếu không được điều trị phù hợp.

Nếu miếng hàn răng quá lớn hoặc sâu răng tái phát, miếng trám có thể không đủ cấu trúc để bảo vệ răng. Trong trường hợp này, nha sĩ có thể thay thế miếng hàn răng bằng việc bọc mão răng.

Nếu miếng trám răng bị rơi ra ngoài, điều này có thể là do việc chuẩn bị vật liệu hàn răng không phù hợp, nhiễm bẩn trước khi đặt miếng hàn răng hoặc miếng trám bị nứt do chấn thương, cắn hoặc nhai.

4. Khi nào cần thay thế miếng hàn răng?

Người bệnh nên đến gặp nha sĩ định kỳ 2 lần mỗi năm hoặc thường xuyên hơn nếu có các vấn đề răng miệng. Nha sĩ có thể phát hiện tình trạng sâu răng, tổn thương răng hoặc dấu hiệu cần thay thế miếng hàn răng. Điều trị sớm là cách tốt nhất để hạn chế tổn thương và bảo vệ răng. Do đó, người bệnh nên đến tái khám định kỳ để được hướng dẫn cụ thể.

Thông thường, các dấu hiệu cần thay thế miếng hàn răng bao gồm:

  • Răng nhạy cảm với thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh
  • Nhạy cảm với thức ăn và đồ uống có đường
  • Đau nhức liên tục ở răng
  • Xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng
  • Răng có vết ố, trắng hoặc sẫm màu hơn

Hàn răng sâu có được bảo hiểm không?

Theo điều 21, Luật Y tế sửa đổi và bổ sung năm 2014 quy định các trường hợp được hưởng bảo hiểm y tế nha khoa như sau:

  • Sinh con, khám thai định kỳ có chỉ định của bác sĩ, khám và phục hồi chức năng nha khoa.
  • Đối tượng cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú cần chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật được quy định tại các điểm a, e, d, g, h, i trong khoảng ba, Điều 12 của Luật này.

Theo đó, khám răng và điều trị các bệnh lý nha khoa sẽ được bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, khám răng định kỳ, không bắt buộc do bệnh tật hoặc nha khoa thẩm mỹ sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.

Các trường hợp hàn răng được bảo hiểm chi trả bao gồm:

  • Sâu răng
  • Mắc các bệnh lý về răng số 8, chẳng hạn như sâu răng số 8
  • Điều trị viêm răng, viêm nha chu, áp xe răng, viêm tủy răng,…

Do đó, các trường hợp bọc răng sứ, dán sử, trám răng thẩm mỹ, trồng răng sứ thẩm mỹ không được bảo hiểm y tế chi trả.

Tóm lại, hàn răng sâu sẽ được bảo hiểm y tế chi trả nếu được nha sĩ chỉ định hàn điều trị các vấn đề bệnh lý, chẳng hạn như sâu, nứt, mẻ hoặc các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Ngoài ra, theo luật bảo hiểm y tế, hàn răng sâu sẽ được bảo hiểm chi trả từ 40 – 100% chi phí, tùy thuộc vào tình trạng răng và địa điểm thực hiện hàn răng.

Đối với người bệnh điều trị tại cơ sở y tế cùng tuyến, mức bảo hiểm cho trả khoảng 80 – 100% theo các đối tượng được quy định tại khoản 3, Điều 12 của Luật này. Các trường hợp trái tuyến có thể được hưởng từ 40 – 70% chi phí bảo hiểm.

Trao đổi với nha sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Hàn răng sâu bao nhiêu tiền?

Hàn răng sâu là thủ thuật phổ biến, được chỉ định để cải thiện chức năng răng và ngăn ngừa các tổn thương lan rộng. Ngoài ra trám răng cũng đảm bảo tính thẩm mỹ và hỗ trợ sức mạnh của răng.

Chi phí hàn răng sâu phụ thuộc vào số lượng răng sâu, loại vật liệu hàn răng và tình trạng cụ thể của răng sâu. Ngoài ra, chi phí có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện cụ thể, chẳng hạn như viêm nha chu, viêm nướu răng. Hiện tại chi phí hàn răng sâu với vật liệu tổng hợp khoảng 300.000 đồng cho mỗi răng. Các loại vật liệu khác chẳng hạn như vàng hoặc sứ, chi phí có thể đến vài triệu đồng cho mỗi răng. Bên cạnh đó, chi phí này cũng phụ thuộc vào địa điểm thực hiện hàn răng. Do đó, người bệnh nên trao đổi với nha sĩ hoặc đến địa điểm thực hiện hàn răng để được hướng dẫn cụ thể.

Hàn răng sâu là một thủ thuật nha khoa phổ biến, không đau và thường mất khoảng một giờ để hoàn thành miếng trám tiêu chuẩn. Có nhiều vật liệu hàn răng khác nhau, do đó người bệnh nên trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Bên cạnh đó, vệ sinh răng miệng phù hợp và thay đổi chế độ ăn uống để tăng tuổi thọ và độ bền của vật liệu trám răng.

5/5 - (2 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *