Sâu Răng Vào Tủy Đau Nhức, Viêm Nhiễm, Cần Điều Trị Sớm

Sâu răng vào tủy là hệ quá khó tránh khỏi khi không điều trị triệt để bệnh sâu răng. Lúc này các biến chứng nghiêm trọng sẽ rất dễ phát sinh nếu không có giải pháp can thiệp đúng đắn. Tốt nhất bạn nên thăm khám và tuân thủ hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.

sâu răng vào tủy
Sâu răng vào tủy là giai đoạn tiến triển nghiêm trọng của bệnh sâu răng

Sâu răng vào tủy là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu

Sâu răng vào tủy được nhận định là giai đoạn sâu răng tiến triển nặng nề nhất. Tình trạng này có thể gây ra những viêm nhiễm trực tiếp ảnh hưởng tới phần tủy răng. Lúc này người bệnh sẽ gặp phỉ những cơn đau nhức răng rất khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng mà còn tác động xấu tới sức khỏe tổng thể.

Trong nhiều trường hợp, những cơn đau răng có thể kéo dài mấy ngày liên tục. Ngay cả khi đã uống thuốc giảm đau cũng không thể làm cho người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.

Việc nhai cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều khi sâu răng vào tủy. Bởi lúc này các cấu trúc cùng với mô răng đều đã bị phá hủy gần hết.

Tình trạng sâu răng vào tủy nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể làm phát sinh các bệnh lý răng miệng khác. Điển hình như viêm chóp răng, áp xe răng, nhiễm trùng tủy gây thối tủy hay chết tủy. Thậm chí tình trạng sâu và viêm nhiễm còn dễ lan sang các răng kế cận. Chính vì vậy, người bệnh cần sớm phát hiện và có giải pháp điều trị dứt điểm.

1. Nguyên nhân

Nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng sâu răng vào tủy là do mắc bệnh sâu răng nhưng không chú ý điều trị kịp thời và dứt điểm. Lúc này, những vi khuẩn gây sâu răng không được tiêu diệt tận gốc sẽ tiếp tục phát triển. Chúng dẫn tấn công và phá hủy các cấu trúc của răng. Lâu dần tiến sâu vào trong phần tủy răng.

Vi khuẩn sinh sôi mạnh mẽ có thể khiến phần tủy răng tổn thương. Lâu dần còn gây thối tủy, chết tủy hay viêm tủy. Lúc này việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn. Người bệnh cần nghiêm túc tuân thủ phác đồ mà nha sĩ chỉ định.

2. Dấu hiệu nhận biết

Tùy thuộc vào từng giai đoạn của bệnh mà biểu hiện triệu chứng sẽ có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể như sau:

– Giai đoạn đầu:

Lúc này người bệnh chỉ mới cảm thấy răng bị ê buốt lâu hơn khi ăn đồ nóng lạnh, khi hít gió hay khi có thay đổi về áp suất. Thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn đau nhức răng thoáng quá. Người bệnh thường có phản xạ tránh nhai sang bên hàm có răng ê buốt. Những dấu hiệu này thường không rõ ràng nên thường dễ bị bỏ qua.

dấu hiệu sâu răng vào tủy
Tùy thuộc vào giai đoạn sâu răng vào tủy mà triệu chứng sẽ có biểu hiện khác nhau

– Giai đoạn tiến triển:

Khi bệnh có xu hướng tiến triển thì răng sẽ bị đau nhức nhiều hơn. Cơn đau có thể âm ỉ cả 1 vùng và kéo dài cả ngày. Hoặc cũng có thể theo từng cơn dữ dội và lan lên nửa đầu. Về đêm thường bị đau nhiều hơn.

Trong giai đoạn này, việc dùng thuốc giảm đau thường chỉ đỡ ít hoặc không đỡ. Cơn đau dữ dội làn tỏa cả 1 vùng nên rất khó xác định rõ là răng nào bị đau. Răng đau nhức nhiều còn gây ra tình trạng mất ngủ và không nhai được. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới ăn uống, sinh hoạt thường ngày.

– Giai đoạn sau:

Trường hợp răng vào tủy không được điều trị thì bạn có thể không thấy răng bị đau nữa. Bởi lúc này tủy răng đã chết. Miệng thường có mùi hôi khó chịu do thức ăn bị giắt trong lỗ sâu. Viêm lợi xung quanh răng sâu và các răng xung quanh có thể xảy ra do bạn không nhai sang bên răng bị đau.

Sau 1 thời gian thì răng của người bệnh có thể bị vỡ và gãy. Điều này là do sâu răng vẫn tiếp tục phát triển và gây mất nhiều tổ chức cứng của răng. Lúc này có thể xuất hiện các nốt trắng ở lợi hay có ổ mủ. Thậm chí còn có mủ chảy ra tại vùng lợi ngang chân răng. Răng có thể bị lung lay, mặt thường bị sưng lên. Tình trạng đau răng có thể diễn ra hoặc không.

Sâu răng vào tủy có nguy hiểm không?

Sâu rang vào tủy là tình trạng nghiêm trọng có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại. Trường hợp không điều trị sớm thì các biến chứng nguy hiểm rất dễ phát sinh.

Người bệnh có thể gặp phải một số vấn đề sau:

  • Sâu răng sẽ tạo ra hốc cũng với vấn đề răng bị vỡ hay mẻ sẽ làm thành những chỗ lưu giữ thức ăn. Điều này có thể khiến cho miệng có mùi hôi khó chịu. Hơn nữa còn tạo điều kiện cho các loại hại khuẩn phát triển mạnh mẽ.
  • Ngoài ra, răng bị vỡ, mẻ thì lợi ở kẽ răng có thể phát triển và lấp kín kẽ sâu răng. Tuy nhiên phần lợi này lại dễ bị sưng và chảy máu do bị chà xát khi nhai gay đánh răng. Điều này còn có thể gây ra tình trạng viêm lợi.
  • Sâu răng vào tủy có thể gây viêm tủy răng. Từ đó dẫn đến nhiều hệ quả khác như viêm lợi chân răng hay áp xe chóp răng. Các tình trạng này gây đau nhức, khó chịu, thậm chí còn gây sưng mặt nhiều ngày.
  • Răng sâu vào tủy nếu không được điều trị sớm có thể làm chết tủy. Đồng thời còn gây phá hủy toàn bộ phần thân răng và chân răng. Điều này có thể dẫn tới mất răng vĩnh viễn.
  • Tình trạng răng sâu vào tủy ngoài việc bị mất răng bị sâu thì còn khiến tình trạng sâu và viêm nhiễm lây lan sang các răng kế cận.
  • Trong một số trường hợp, tình trạng viêm tủy còn có thể dẫn tới viêm nhiễm ổ xương hàm.
  • Nhiễm trùng tại chóp răng có thể tạo thành nang chân răng. Các nang to xuất hiện trong xương hàm sẽ gây phá hủy tổ chức xương. Điều này khiến cho việc chữa trị trở nên phức tạp. Hơn nữa còn tiềm ẩn nhiều di chứng nặng nề. Thậm chí nhiều trường hợp còn không thể phục hồi lại được chức năng ăn nhai và chức năng thẩm mỹ.
  • Những ổ viêm nhiễm trong xương hàm do biến chứng của sâu răng vào tủy gây ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Đặc biệt là ở những bệnh nhân bị tiểu đường hay mắc các bệnh lý tim mạch. Từ đó khiến cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng nề hơn và rất khó kiểm soát.
sâu răng vào tủy nguy hiểm không
Sâu răng vào tủy có thể làm tăng nguy cơ bị áp xe chóp răng

Tình trạng sâu răng vào tủy không chỉ gây ra những biến chứng nghiêm trọng mà còn gây ra nhiều hệ quả khác. Điển hình là khiến bạn ăn uống kém, suy giảm cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần.

Các giải pháp điều trị sâu răng vào tủy

Khi bác sĩ xác nhận được chẩn đoán là sâu răng vào tủy hoặc có các biến chứng khác đi kèm thì sẽ tùy vào tình trạng hiện tại của răng để đưa ra kế hoạch điều trị. Dưới đây là một số giải pháp thường được áp dụng:

1. Chữa tủy răng

Chữa tủy răng là cách điều trị được áp dụng phổ biến nhất khi bạn bị sâu răng vào tủy. Trước hết bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để bạn không cảm thấy đau khi tiến hành mở buồng tủy.

Sau đó sẽ lấy sạch tủy nhiễm khuẩn tại buồng tủy cũng như các ống tủy. Các ống tủy sẽ được làm sạch bằng cách bơm rửa sau đó tạo hình. Tiếp đến sẽ được lấp đầy bằng các vật liệu trám bít ống tủy.

Phần thân răng ở trên cũng sẽ được hàn tạo hình lại. Bước cuối cùng là 1 chụp răng được làm để bảo vệ cũng như phục hồi lại chức năng ăn nhai và thẩm mỹ cho răng.

Có một vài trường hợp, sau khi chữa tủy thì tình trạng nhiễm trùng chóp răng vẫn có thể xảy ra hay không hết. Lúc này nha sĩ sẽ chỉ định chữa tủy lại. Thủ thuật chữa tủy lại cũng tương tự như chữa tủy ban đầu. Có điểm khác là nha sĩ sẽ phải lấy hết chất trám bít ở trong ống tủy. Sau đó mới làm sạch ống tủy. Cuối cùng vẫn sẽ đặt lại chất trám bít vào các ống tủy.

2. Cắt chóp răng

Với thủ thuật này, bác sĩ cũng sẽ tiến hành gây tê để bạn không cảm thấy đau. Sau đó nha sĩ sẽ rạch lợi và bỏ xương để lộ phần chóp răng bị nhiễm trùng. Ổ viêm nhiễm cùng với phần chân răng nằm trong ổ viêm sẽ được loại bỏ hoàn toàn.

Ống tủy ở phần chân răng còn lại sẽ được hàn kín bằng một loại vật liệu trám bít. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà lỗ hổng ở phần xương có thể được lấp đầy bằng xương nhân tạo. Cuối cùng nha sĩ sẽ khâu kín niêm mạc bị rạch. Bạn sẽ được nha sĩ dặn dò cách chăm sóc cũng như theo dõi sau khi làm thủ thuật cắt chóp răng.

điều trị sâu răng vào tủy
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thủ thuật cắt chóp răng

3. Nhổ răng

Trong các trường hợp phần tủy đã chết và các giải pháp điều trị tủy không mang lại hiệu quả. Các biện pháp bảo toàn răng lúc này không thể thực hiện được. Hơn nữa còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Lúc này nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng sâu để điều trị cho người bệnh. Đầu tiên nha sĩ cũng sẽ phải gây tê để giúp bạn không đau và cảm thấy dễ chịu hơn khi nhổ răng. Răng sẽ được lấy ra bằng các dụng cụ y khoa thích hợp. Ổ nhiễm trùng tại chóp răng cũng sẽ được lấy đi.

Trước khi người bệnh ra về, chỗ răng vừa nhổ cần đảm bảo chắc chắn là không bị chảy máu. Nha sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc cho bạn và dặn dò cách chăm sóc hợp lý sau khi nhổ răng. Đồng thời thảo luận về việc làm răng giả để bù vào khoảng trống răng vừa nhổ.

4. Phục hình răng sau điều trị

Sau khi điều trị tủy răng hay nhổ răng thì người bệnh nên áp dụng các giải pháp phục hình răng. Điều này không chỉ giúp phục hồi thẩm mỹ mà còn ngăn ngừa các vấn đề rủi ro phát sinh.

Các giải pháp bao gồm:

– Trám răng thẩm mỹ:

Răng sau khi điều trị tủy sẽ được bác sĩ thực hiện trám lại. Có thể dùng công nghệ trám Composite hay trám răng Inlay – Onlay. Đây là những công nghệ trám răng tiên tiến giúp phục hồi răng bị sâu lại nguyên trạng ban đầu về cả hình thể lần màu sắc. Nó có thể đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ và sức nhai. Đồng thời có khả năng ngăn chặn triệt để tình trạng sâu răng tái phát.

– Bọc răng sứ thẩm mỹ:

Đây được cho là giải pháp tối ưu trong trường hợp sâu răng vào tủy gây mẻ, mỡ hay thủng lỗ lớn trên răng. Các tình trạng này sẽ được bọc lại bằng 1 mão sứ có khả năng chịu lực gấp khoảng 6 – 8 lần răng thật. Mão răng có màu sắc trắng tự nhiên, chính là 1 chiếc giáp hoàn hảo bảo vệ răng bị sâu vào tủy.

phục hồi sâu răng vào tủy
Bác sĩ có thể yêu cầu bọc răng sứ để khôi phục chức năng nhai và tính thẩm mỹ của răng sau điều trị sâu răng vào tủy

– Trồng răng:

Với các trường hợp phải nhổ răng thì trồng răng giả là rất cần thiết. Ngoài đảm bảo thẩm mỹ thì còn tránh được các tác hại nguy hiểm sau khi răng bị mất. Điển hình như tiêu xương hàm và các răng xô lệch. Ngoài ra còn tránh gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Cách ngăn ngừa tình trạng sâu răng vào tủy

Để ngăn ngừa sâu răng ảnh hưởng vào tủy thì bạn cần chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Nên thực hiện tốt một số lời khuyên dưới đây:

  • Đánh răng đều đặn 2 lần/ ngày, chải răng nhẹ nhàng để tránh gây mòn chân răng. Dùng bàn chải mềm, có mặt chải lưỡi để vệ sinh cả lưỡi khi đánh răng.
  • Nên sử dụng chỉ nha khoa 2 lần/ ngày để làm sạch hết thức ăn bám vào kẽ răng. Đồng thời dùng nước súc miệng để có thể làm sạch khoang miệng tốt nhất.
  • Hạn chế tiêu thụ các món ăn chứa nhiều đường, dầu mỡ hay tinh bột. Tích cực bổ sung rau xanh và trái cây tươi chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất cao vào khẩu phần ăn.
  • Nên kiểm tra và làm sạch cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để có thể kịp thời phát hiện và điều trị nếu có bất cứ dấu hiệu sâu răng nào.

Sâu răng ăn vào tủy là tình trạng nghiêm trọng cần đặc biệt chú ý. Cần nghiêm túc điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Đồng thời thực hiện các giải pháp phòng ngừa để tránh sâu răng tái phát gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)

BẢNG GIÁ - DỊCH VỤ NHA KHOA

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *