Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón – Không đau, rát

Táo bón có thể dẫn đến tình trạng đi tiêu không thường xuyên và khó khăn khi đi đại tiện. Điều này dẫn đến căng thẳng quá mức và khiến người bệnh dành quá nhiều thời gian cho việc đi đại tiện. Do đó, người bệnh có thể tìm hiểu một số cách đi ngoài khi bị táo bón ngay lập tức trong bài viết để cải thiện các triệu chứng.

cách đi ngoài khi bị táo bón
Tìm hiểu cách đi ngoài khi bị táo bón nhanh chóng và hiệu quả

Thông tin cần biết về chứng táo bón

Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện với phân khô, cứng hoặc khi một người đi đại tiện ít hơn ba lần mỗi tuần. Đây là một tình trạng phổ biến, có thể dẫn đến căng thẳng, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng táo bón. Tình trạng này có thể đơn giản là do mất nước, thiếu chất xơ trong chế độ ăn uống. Tuy nhiên, đôi khi táo bón có thể liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng hơn như căng thẳng, trầm cảm, thay đổi nội tiết tố, chấn thương cột sống, các vấn đề về cơ, ung thư và một số vấn đề ảnh hưởng đến cấu trúc đường tiêu hóa.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến táo bón bao gồm:

  • Chế độ ăn uống ít chất xơ, đặc biệt là thói quen ăn uống nhiều thịt, sữa hoặc phô mai
  • Mất nước
  • Thiếu luyện tập thể dục thể thao
  • Trì hoãn nhu cầu đi đại tiện
  • Thay đổi thói quen đại tiện hoặc ăn uống
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng axit hoặc các sản phẩm chứa nhiều canxi trong thai kỳ
  • Mang thai
  • Bên cạnh đó, đôi khi táo bón có thể liên quan đến một số vấn đề y tế cơ bản khác như:
  • Một số bệnh lý, chẳng hạn như bệnh Parkinson, tiểu đường và đột quỵ
  • Các vấn đề về đại tràng hoặc trực tràng bao gồm tắc ruột, Hội chứng ruột kích thích hoặc các bệnh lý về túi thừa
  • Lạm dụng thuốc nhuận tràng
  • Các vấn đề nội tiết tố, chẳng hạn như tuyến giáp hoạt động kém

Cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón, không đau rát

Thường xuyên tập thể dục và thay đổi thói quen ăn uống là cách tốt nhất để tăng cường số lần đi đại tiện ở người bị táo bón. Ngoài ra, người bệnh có thể tham khảo một số cách đi ngoài nhanh như:

1. Uống nhiều nước hơn

Phân khô và cứng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến táo bón. Do đó, bổ sung nhiều nước có thể là một cách đi ngoài khi bị táo bón nhanh chóng và không gây đau đớn. Ngoài ra, người bệnh cần tăng lượng nước tiêu thụ nếu thêm một lượng lớn chất xơ vào chế độ ăn uống. Bởi vì sử dụng chất xơ có thể khiến số lượng phân tăng lên, khó di chuyển qua hệ thống tiêu hóa, nếu thiếu nước.

làm sao để đi ngoài khi bị táo bón
Uống nhiều nước có thể hỗ trợ làm mềm phân và giúp người bị táo bón đi ngoài dễ dàng hơn

Theo khuyến cáo, nam giới bị táo bón nên tiêu thụ ít nhất 3 lít nước mỗi ngày trong khi phụ nữ là 2.2 lít. Các nguồn bổ sung chất lỏng khác như nước trái cây, trà thảo mộc và các loại nước dùng, nước hầm xương có thể tăng cường lượng nước trong cơ thể. Bên cạnh đó, nước ép táo, lê, mận được cho là những sản phẩm nhuận tràng tự nhiên, an toàn cho người bị táo bón.

Người bệnh táo bón nên tránh các loại đồ uống có cồn và caffeine khi bị táo bón. Các loại nước ngọt, rượu, bia là những chất lợi tiểu. Do đó, khi tiêu thụ các loại đồ uống này có thể gây mất nước và khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Uống cà phê

Uống một tách cà phê cũng có thể hỗ trợ người bệnh táo bón đi đại tiện một cách nhanh chóng, hiệu quả. Cà phê được xem là một chất nhuận tràng tự nhiên, hỗ trợ kích thích nhu động ruột và giúp người bị táo bón loại bỏ phân một cách nhanh chóng.

Cà phê cũng có chứa một lượng chất xơ hòa tan nhỏ, có thể ngăn ngừa táo bón bằng cách cân bằng hệ thống vi sinh vật ở đường tiêu hóa.

Cà phê có thể có tác dụng nhuận tràng đối với một số người. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều cà phê có thể dẫn đến tình trạng phân lỏng hoặc tiêu chảy. Do đó, người bệnh chỉ nên uống cà phê với số lượng nhất định, 1 – 2 tách mỗi ngày để tránh các rủi ro không mong muốn.

3. Uống các chất xơ bổ sung

Các chất xơ bổ sung có sẵn ở dạng viên nén và một số dạng khác, có thể mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích nhu động ruột, dẫn đến đại tiện, đặc biệt là ở những người bị táo bón do thiếu chất xơ. Các chất xơ bổ sung hoạt động bằng cách tăng số lượng hoặc khối lượng phân, giúp phân di chuyển qua ruột nhanh chóng, dễ dàng và hỗ trợ quá trình đẩy phân ra khỏi cơ thể.

4. Ăn mận khô

Mận, đặc biệt là mận khô là một loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Ngoài ra, mận khô cũng chứa sorbitol, một loại đường tự nhiên giúp giảm táo bón. Sorbitol là một chất kích thích ruột kết nhẹ giúp bạn đi phân nhanh hơn, làm giảm nguy cơ táo bón.

cách đi ngoài nhanh khi bị táo bón
Mận khô chứa nhiều chất xơ và có thể giúp người bị táo bón đi đại tiện trong vài giờ

Bổ sung 3 quả hoặc 30 gram mận khô là một cách đi ngoài khi bị táo bón nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu không thích mận khô, người bệnh có thể uống một ly nước ép mận tươi. Sau khi ăn mận, người bệnh có thể chờ vài giờ để hệ thống tiêu hóa hấp thụ các chất dinh dưỡng và dẫn đến các nhu động ruột.

Nếu nhu động ruột không xảy ra, người bệnh có thể ăn thêm 3 quả mận. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều mận để tránh tiêu chảy.

5. Dùng dầu thầu dầu để đi đại tiện

Uống dầu thầu dầu là một cách chữa táo bón truyền thống và có hiệu quả tương đối tốt. Theo một số nghiên cứu, dầu thầu dầu hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng kích thích, hỗ trợ loại bỏ phân bằng cách khiến ruột co lại. Bên cạnh đó, dầu thầu dầu cũng hỗ trợ bôi trơn ruột để phân di chuyển ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.

Lượng dầu thầu dầu phù hợp cho người lớn là 15 – 60 ml mỗi lần. Tuy nhiên nếu không quen với dầu thầu dầu, người bệnh có thể sử dụng với liều lượng thấp hơn trong vòng 2 – 3 giờ và tốt nhất là sử dụng 1 liều mỗi ngày để tránh các tác dụng phụ.

Dầu thầu dầu thường được xem là an toàn và hiếm khi dẫn đến các tác dụng phụ, trừ khi sử dụng quá liều. Do đó, người bệnh táo bón không nên sử dụng quá nhiều dầu thầu dầu, đặc biệt là ở bệnh nhân viêm ruột thừa hoặc tắc ruột.

Ngoài ra, không dùng dầu thầu dầu cho phụ nữ mang thai.

Một số tác dụng phụ nghiêm trọng khi sử dụng dầu thầu dầu quá liều, bao gồm:

  • Đau quặn bụng
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Phát ban trên da
  • Khó thở
  • Đau ngực
  • Co thắt cổ họng

Nếu gặp các dấu hiệu và triệu chứng không mong muốn, người bệnh nên đến bệnh viện ngay lập tức.

6. Sử dụng chất làm mềm phân

Mất nước khiến phân khô cứng là nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây táo bón. Do đó, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phân, chẳng hạn như docusate hoặc docusate canxi để hỗ trợ quá trình đại tiện.

Các chất làm mềm phân hoạt động bằng cách hút nước từ ruột để tăng khối lượng nước ở phân. Điều này có thể giúp phân thoát ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng, không đau đớn hoặc gây rát hậu môn.

Các chất làm mềm phân giúp đi ngoài
Các chất làm mềm phân có thể giúp người bệnh đi ngoài nhanh chóng và không gây đau đớn

7. Sử dụng thuốc nhuận tràng

Sử dụng thuốc nhuận tràng là một cách đi ngoài khi bị táo bón nhanh chóng và có hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước khi sử dụng các loại thuốc nhuận tràng, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Các loại thuốc nhuận tràng phổ biến bao gồm:

  • Thuốc nhuận tràng kích thích: Các loại thuốc này được sử dụng để kích thích đại tiện bằng cách kích thích hoạt động của ruột. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Bisacodyl, Dulcolax, Bisacodyl DHG hoặc Sennosides.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Các loại thuốc này kích thích các chất lỏng di chuyển qua ruột kết và giúp phẫn di chuyển ra khỏi có thể thuận lợi hơn. Các loại thuốc phổ biến thường có chứa các hoạt chất như magie hydroxit, polyethylene glycol hoặc lactulose.
  • Thuốc nhuận tràng bôi trơn: Các loại thuốc này có thể tạo thêm một lớp dầu khoáng bóng mượt ở thành ruột. Điều này giúp phân di chuyển nhanh chóng qua ruột và đi ra khỏi cơ thể nhanh chóng, dễ dàng hơn. Sử dụng thuốc nhuận tràng bôi trơn sau khi ăn tối, sau đó người bệnh có thể đi đại tiện sau 6 – 8 giờ.
  • Thuốc tạo khối: Đây là các loại thuốc xổ có thể bổ sung chất xơ vào phân, hỗ trợ đào thải phân chậm rãi, không gây đau rát. Khi lượng chất xơ trong cơ thể tăng lên, người bệnh có thể cảm thấy đau quặn bụng từng cơn, đầy hơi, chướng bụng và dẫn đến nhu động ruột, đi ngoài.

8. Dùng thuốc đặt trực tràng

Thuốc đạn đặt trực tràng là một cách đi ngoài khi bị táo bón bằng cách làm mềm phân. Các loại thuốc này thường được hấp thụ trực tiếp vào máu, dẫn đến nhu động ruột sau một vài giờ sau khi đặt thuốc.

Các loại thuốc đặt trực tràng có thể chứa có thể chứa glycerin để điều trị táo bón kéo dài hoặc acetaminophen để hỗ trợ giảm đau.

Thuốc đặt trực tràng
Thuốc đặt trực tràng được sử dụng cho người bị táo bón nghiêm trọng

Để chèn một viên thuốc đạn vào trực tràng, người bệnh có thể tham khảo các bước sau:

  • Ngâm viên thuốc đạn trong nước lạnh để làm mềm thuốc.
  • Rửa tay với xà phòng và nước sạch để loại bỏ vi khuẩn.
  • Cởi bỏ quần để lộ mông, sau đó cẩn thận đặt viên thuốc đạn theo chiều dọc ở hậu môn, trực tràng. Khi đặt thuốc, đưa phần nhỏ của viên thuốc vào trước kết hợp với việc thả lỏng để đưa thuốc vào dễ dàng hơn.
  • Để quá trình diễn ra thuận lợi hơn, người bệnh nên bôi trơn thuốc với một loại gel bôi trơn hoặc nước.
  • Sau khi đặt thuốc, người bệnh nên nằm yên trong 15 phút để tránh việc rơi thuốc ra bên ngoài.

9. Thụt đại tràng

Thụt đại tràng được sử dụng để điều trị chứng táo bón nghiêm trọng, khi người bệnh không thể tự tạo ra nhu động ruột, tắc nghẽn trực tràng hoặc có các dấu hiệu nghiêm trọng khác. Mục đích của phương pháp này là làm sạch ruột kết một cách nhẹ nhàng, dẫn đến nhu động ruột và đi ngoài một cách tự nhiên mà không gây đau rát.

Thụt đại tràng khi bị táo bón có thể được thực hiện tại nhà hoặc bệnh viêm. Nếu thực hiện tại nhà, người bệnh cần đảm bảo các dụng cụ được tiệt trùng và được bôi trơn thích hợp. Để làm giảm áp lực ruột, người bệnh nên đi tiểu và làm trống bàng quang trước khi thụt đại tràng. Bên cạnh đó, lót một chiếc khăn dưới sàn nhà để tránh rò rỉ chất lỏng từ ruột.

Thông thường sau khi thụt đại tràng, người bệnh có thể đi đại tiện trong vòng một vài giờ. Nếu vẫn cảm thấy không thể loại bỏ tất cả các chất thải, người bệnh nên đến bệnh viện.

10. Thay đổi lối sống giúp đi ngoài nhanh chóng

Các cách đi ngoài khi bị táo bón như trên có thể cải thiện các triệu chứng nhanh chóng và giảm bớt khó chịu trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, một số thay đổi về phong cách sống có thể ngăn ngừa táo bón lâu dài hơn. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số cách giúp đi đại tiện nhanh chóng hơn như:

biện pháp ngăn ngừa táo bón
Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống là cách tốt nhất để ngăn ngừa táo bón lâu dài
  • Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống với nhiều trái cây, rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Theo khuyến cáo, người bệnh nên tiêu thụ ít nhất 14 gram chất xơ mỗi ngày cho mỗi 1000 calo trong chế độ ăn uống. Bên cạnh đó, người bệnh táo bón mạn tính nên tăng lượng chất xơ dần dần để tránh tình trạng đầy hơi.
  • Tập thể dục hàng ngày bằng cách đi bộ, đi xe đạp, chạy bộ, bơi lội hoặc các hình thức tập thể dục khác. Tập thể dục có thể duy trì sự lưu thông của thức ăn, tăng cường nhu động ruột và hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa.
  • Uống nhiều chất lỏng, chủ yếu là nước lọc và các chất lỏng khác như nước trái cây, nước súp mỗi ngày. Người bệnh nên cố gắng uống ít nhất 8 lý nước mỗi để hỗ trợ nhu động ruột.
  • Đi đại tiện ngay khi cần thiết và không trì hoãn nhu cầu đi đại tiện.
  • Hạn chế căng thẳng, stress và áp lực bằng cách thực hiện các kỹ thuật thư giãn như tập yoga hoặc thiền định.

Bạn có thể tham khảo thêm: Bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì nhuận tràng nhanh khỏi?

Táo bón khi nào cần đến bệnh viện?

Táo bón thường không nghiêm trọng và có thể được cải thiện với các phương pháp tại nhà. Tuy nhiên, các trường hợp táo bón nghiêm trọng hoặc khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Có máu trong phân hoặc đi ngoài phân đen
  • Chảy máu từ trực tràng, hậu môn
  • Đau dai dẳng ở bụng
  • Bụng phình to
  • Đầy hơi, chướng bụng hoặc thường xuyên xì hơi
  • Nôn mửa
  • Đau lưng dưới
  • Sốt

Ngoài ra, người bệnh táo bón nên đến bệnh viện hoặc trao đổi với người có chuyên môn nếu không thể đi đại tiện sau 3 ngày áp dụng các cách đi ngoài nhanh. Người bệnh có thể cần các loại thuốc nhuận tràng theo đơn hoặc cần được xác định các nguy cơ tiềm ẩn.

Táo bón thường có thể khắc phục bằng nhiều biện pháp tại nhà và cách cách cách đi ngoài nhanh. Tuy nhiên, đôi khi táo bón có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân tiềm ẩn và cần được điều trị y tế. Do đó, nếu bị táo bón kéo dài hoặc táo bón kèm các dấu hiệu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *