Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai hay ăn phải gì?
Nội dung bài viết
Các vấn đề về dạ dày và tiêu hóa tương đối phổ biến trong thai kỳ, thường bao gồm táo bón và ốm nghén, nhưng một số phụ nữ có thể bị tiêu chảy trong tuần đầu sau khi thụ tinh. Vậy bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai hay là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe khác. Tìm hiểu thông tin một số thông tin trong bài viết để có biện pháp xử lý phù hợp.
Bị tiêu chảy có phải dấu hiệu mang thai không?
Mặc dù hiếm khi được nhắc đến, nhưng tiêu chảy có thể là một trong những dấu hiệu mang thai thành công sớm nhất và có thể xuất hiện trước khi mất chu kỳ kinh nguyệt. Tiêu chảy có thể xuất hiện bên cạnh các dấu hiệu sớm của thai kỳ khác như ốm nghén, buồn nôn, đau bụng nhẹ, chóng mặt và đau đầu.
Sự thay đổi nồng độ hormone trong thai kỳ có thể là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa và các vấn đề dạ dày khác, bao gồm cả tiêu chảy. Tuy nhiên, ốm nghén, chảy máu báo thai, đau ngực và buồn nôn là các triệu chứng phổ biến nhất của thai kỳ.
Bên cạnh đó, tiêu chảy trong giai đoạn muộn của thai kỳ có thể là dấu hiệu sắp chuyển dạ và sinh con. Một số phụ nữ có thể bị tiêu chảy, ợ nóng, buồn nôn và nôn ngay trước khi chuyển da.
Nguyên nhân gây tiêu chảy trong giai đoạn sớm của thai kỳ
Việc bị tiêu chảy trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, thậm chí là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối được xem là bình thường. Trong vòng 4 tuần đầu tiên của thai kỳ, sau khi phôi thai bám vào tử cung sẽ dẫn đến rất nhiều thay đổi trong cơ thể, bao gồm dẫn đến tiêu chảy. Cụ thể các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
1. Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, nồng độ hormone Progesterone tăng cao một cách đột ngột. Điều này có thể dẫn đến sự suy yếu của các cơ trơn, bao gồm cả các cơ ở đường tiêu hóa và dẫn đến thay đổi nhu động ruột.
Các cơ trơn ở đường tiêu hóa có thể vẫn bị ảnh hưởng ngay cả khi nồng độ progesterone giảm sau khi sinh con. Do đó, một số phụ nữ có thể bị tiêu chảy trong giai đầu của thai kỳ và kéo dài đến 3 tháng cuối hoặc sau khi sinh con.
Mặc dù tiêu chảy được xem là một dấu hiệu sớm của thai kỳ, tuy nhiên bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nếu tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu bạn đi ngoài phân lỏng trong nhiều tuần liền sau khi thụ thai, nguyên nhân có thể liên quan đến sẩy thai sớm. Do đó, đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Hầu hết phụ nữ thay đổi nhu cầu thèm ăn trước, trong thời gian rụng trứng và sau khi thụ thai. Những thay đổi đột ngột này có thể gây rối loạn hệ thống tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
Bên cạnh đó, đôi khi tăng lượng trái cây và rau xanh một cách đột ngột cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, một số phụ nữ mang thai cũng trở nên nhạy cảm với một số loại thực phẩm cụ thể, như sữa và phô mai. Điều này có thể tăng nguy cơ dẫn đến tiêu chảy trong thai kỳ.
Ngoài ra, đôi khi tiêu chảy có thể xảy ra kèm với tình trạng chảy máu cấy thai.
3. Không dung nạp Lactose
Một số phụ nữ có thể tăng khả năng thèm các sản phẩm như kem, sữa, bánh ngọt trong thời gian đầu của thai kỳ. Điều này dẫn đến việc tăng lượng đường sữa một cách đột ngột và dẫn đến tình trạng không dung nạp Lactose. Do đó một số phụ nữ có thể bị tiêu chảy ngay sau khi thụ thai.
Tăng nhu cầu dung nạp đường sữa và dẫn đến tiêu chảy có thể xảy ra trước khi các dấu hiệu mang thai khác, như mất chu kỳ kinh nguyệt xảy ra.
Theo các chuyên gia, chánh tiêu thụ các sản phẩm đường sữa trong một vài ngày có thể cải thiện các triệu chứng không dung nạp Lactose và cải thiện tình trạng tiêu chảy.
4. Các nguyên nhân khác có thể gây tiêu chảy sau khi thụ thai
Mặc dù đau bụng tiêu chảy có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ, tuy nhiên đôi khi một số bệnh lý và điều kiện y tế khác cũng gây ra tiêu chảy. Cụ thể các nguyên nhân liên quan khác có thể bao gồm:
- Ngộ độc thực phẩm, là tình trạng sử dụng thực phẩm ô nhiễm và dẫn đến các phản ứng tiêu chảy
- Các vấn đề về sức khỏe như bệnh Crohn, bệnh Celiac, Hội chứng ruột kích thích hoặc bệnh cường giáp có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu chảy mãn tính.
- Sử dụng một số loại thuốc thường xuyên như thuốc kháng sinh có thể dẫn đến các tác dụng phụ như tiêu chảy.
- Bệnh do virus rotavirus, entorivus, nhiễm trùng vi khuẩn hoặc các bệnh viêm gan cũng có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
- Uống quá nhiều nước có thể dẫn đến mất cân bằng lượng nước trong cơ thể. Lúc này có thể có thể gây ra tình trạng tiêu chảy để duy trì sự cân bằng.
- Sử dụng nguồn nước bẩn, đặc biệt là đối với người vừa thay đổi môi trường sống. Bên cạnh việc gây tiêu chảy, một số phụ nữ có thể bị chuột rút, buồn nôn từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Nếu bạn nghĩ xuất hiện các dấu hiệu tiêu chảy và mang thai, bạn nên đến bệnh viện để được xét nghiệm, chẩn đoán phù hợp.
Tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm không?
Tiêu chảy trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể nhẹ và tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên, tiêu chảy nghiêm trọng hoặc kéo dài có thể dẫn đến một số rủi ro và biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là trong thai kỳ.
Do đó, để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, bạn nên ngăn ngừa mất nước bằng cách uống nhiều nước và các chất lỏng khác. Bên cạnh đó, chú ý các dấu hiệu mất như như:
- Khô miệng
- Cảm thấy chóng mặt, lâng lâng hoặc muốn ngất xỉu
- Đau đầu
- Đi tiểu ít thường xuyên hơn với số lượng nước tiểu ít hơn bình thường
- Nước tiểu có mùi nồng
- Nước tiểu có màu vàng, cam hoặc màu nâu sậm
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy không gây hại đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, mất nước có thể dẫn đến nhiều rối loạn không mong muốn.
Tiêu chảy trong tuần đầu tiên của thai kỳ nên làm gì?
Tiêu chảy có thể là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ. Trong trường hợp các triệu chứng không nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số cách xử lý như:
1. Thay đổi chế độ ăn uống
Thực hiện việc thay đổi chế độ ăn uống phù hợp sau khi bị tiêu chảy có thể phòng ngừa các rủi ro không mong muốn. Khi bạn bị tiêu chảy, đặc biệt là trong tuần đầu tiên của thai kỳ, bạn nên tiêu thụ một số loại thực phẩm như:
- Ngũ cốc nấu chín
- Bánh quy giòn
- Nước ép táo hoặc táo
- Bánh mì nướng
- Chuối
- Cơm
Bên cạnh đó, để tránh mất nước bạn có thể tham khảo một số cách hỗ trợ như:
- Sử dụng nước dùng trong như nước hầm xương bò, gà loại bỏ dầu mỡ
- Uống nước chứa chất điện giải, nước dừa hoặc nước có chứa vitamin
- Trà xanh hoặc các loại trà khử cafein
Một số loại thực phẩm cần tránh khi bị tiêu chảy:
- Sữa và các sản phẩm từ sữa (bao gồm cả đồ uống protein từ sữa)
- Thực phẩm chiên, béo, nhiều dầu mỡ
- Thức ăn cay
- Thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là các loại thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia
- Thịt lợn và thịt dê
- Cá mòi
- Rau sống
- Hành
- Ngô
- Các loại trái cây có múi
- Một số loại trái cây như dứa, quả anh đào, quả có hạt, sung và nho
- Rượu
- Cà phê, soda, đồ uống có gas và cafein khác
- Các chất tạo ngọt nhân tạo
2. Sử dụng thuốc chống tiêu chảy theo hướng dẫn của bác sĩ
Có rất nhiều loại thuốc chống tiêu chảy không kê đơn có hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi bạn nghi ngờ mang thai hoặc đang mang thai, bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và tư vấn toa thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tiêu chảy trong tuần đầu sau khi mang thai bao gồm:
- Thuốc chống co thắt: Đây là những loại thuốc có thể giúp thư giãn các cơ bắp, cải thiện tình trạng chuột rút ở bụng dưới. Đây là loại thuốc điều trị tiêu chảy phổ biến nhất và thường được chỉ định cho các trường hợp nghi ngờ mang thai.
- Probiotic: Đây là một loại vi khuẩn thường được sử dụng để loại bỏ các loại vi khuẩn có hại trong đường ruột. Trong thời gian bị tiêu chảy, lượng vi khuẩn tốt cho thể giảm một cách đột ngột và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng Probiotic để cân bằng nồng độ vi khuẩn, điều trị tiêu chảy và không gây ảnh hưởng đến phôi thai (nếu bạn đang mang thai).
- Thuốc hấp thụ nước: Các hỗn hợp phổ biến như Psyllium có thể hấp thụ nước dư thừa từ phân, điều này có thể hỗ trợ tạo hình cho phân, cải thiện các triệu chứng tiêu chảy và ngăn ngừa mất nước.
Trong trường hợp bị tiêu chảy khi nghi ngờ mang thai, bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.
3. Các biện pháp khắc phục tiêu chảy tại nhà
Bởi vì tiêu chảy có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ và có thể tự biến mất khi cơ thể đã quen với sự thay đổi nội tiết tố. Do đó, đôi khi tình trạng này không cần điều trị.
Tuy nhiên, điều quan trọng khi bị tiêu chảy là ngăn ngừa mất nước. Cụ thể, bạn có thể cải thiện các triệu chứng tiêu chảy tại nhà với một số lưu ý như:
- Mật ong: Mật ong có thể làm dịu và hỗ trợ chống vi trùng gây tiêu chảy. Do đó, bạn có thể pha một muỗng canh mật ong với một ly nước ấm và uống mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng tiêu chảy.
- Gừng: Gừng có thể điều trị nhiễm trùng tiểu chảy và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả cao. Bên cạnh đó, uống trà gừng thường xuyên được cho là có thể ngăn ngừa các cơn đau quặn bụng và chuột rút nhẹ trong những tuần đầu của thai kỳ.
- Bạc hà: Bạc hà có thể hỗ trợ cải thiện nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy. Sử dụng trà bạc hà có thể làm giảm tần suất đi tiêu và điều chỉnh nhu động ruột.
- Trà hoa cúc: Sử dụng trà hoa cúc có thể làm dịu hệ thống tiêu hóa, làm giảm tiêu chảy, ngăn ngừa các cơn đau bụng và giảm tần suất đi tiêu. Bên cạnh đó, bạn có thể thêm chanh vào trà hoa cúc, dùng uống mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng tiêu chảy ngừng lại.
Tiêu chảy khi mang thai khi nào cần đến bệnh viện?
Mặc dù tiêu chảy có thể là dấu hiệu của thai kỳ, thường không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện, tuy nhiên tiêu chảy nghiêm trọng có thể dẫn đến mất nước và nhiễm trùng nghiêm trọng. Do đó, đến bệnh viện nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu như:
- Tiêu chảy kéo dài hơn 2 – 3 ngày
- Co thắt tử cung
- Có dấu hiệu mất nước
- Xuất hiện các dấu hiệu khác như sốt hoặc nôn
- Đi ngoài ra máu
- Đau bụng dưới dữ dội
- Tiêu chảy trở nên nghiêm trọng
Đôi khi tiêu chảy nghiêm trọng có thể là dấu hiệu sẩy thai sớm. Trong một số trường hợp bạn có thể bị sẩy thai trước khi bạn biết mình mang thai.
Tiêu chảy là một tình trạng phổ biến và có thể là dấu hiệu sớm của thai kỳ. Thay đổi nội tiết tố, nhiễm trùng đường ruột và các bệnh lý về hệ thống tiêu hóa có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai.
Nếu tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Bên cạnh đó, đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng như sốt, mất nước, phân có máu hoặc nôn mửa thường xuyên. Ngoài ra, thông báo cho bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào, đặc biệt là khi bạn nghi ngờ mang thai.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!