Cách xoa bụng chữa táo bón – Lớn hay trẻ đều hết
Nội dung bài viết
Xoa bụng chữa táo bón là một cách phổ biến, đơn giản và có thể giúp người bệnh đi đại tiện một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, xoa bóp, massage bụng được cho là có thể cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi và tăng cường sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Xoa bụng chữa táo bón có hiệu quả không?
Táo bón là tình trạng xảy ra khi người bệnh đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần hoặc khó đi đại tiện. Sự giảm nhu động ruột này có thể kéo dài trong vài ngày hoặc lâu hơn. Đôi khi phân có thể trở nên khô và cứng.
Táo bón là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến nhất và có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp, bao gồm xoa bụng chữa táo bón. Xoa bóp, massage là một phương pháp điều trị không xâm lấn, có tác dụng hỗ trợ thư giãn và điều trị một số bệnh lý.
Xoa bóp thường được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến dạ dày, như khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc đầy hơi chướng bụng.
Theo một số nghiên cứu, massage, xoa bóp thường xuyên có thể giảm táo bón bằng cách giảm lượng khí thừa và các chất cặn bã trong hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, xoa bóp được cho là có thể cải thiện bất cứ tình trạng cơ bản kèm theo nào, bao gồm giảm căng thẳng và giảm đau liên quan đến Hội chứng ruột kích thích.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, xoa bóp bụng có thể đến một số tác dụng như:
- Giảm các triệu chứng táo bón một cách nhanh chóng
- Giúp người bệnh đi đại tiện nhiều hơn
- Hỗ trợ làm giảm thời gian giữa các lần đi đại tiện
Cách xoa bụng chữa táo bón còn được chứng minh là có thể tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm đầy hơi, hỗ trợ giảm cân, khuyến khích thư giãn và tăng cường sức khỏe tổng thể của người bệnh.
Mặc dù xoa bụng chữa táo bón có thể mang lại nhiều lợi ích và tác dụng, tuy nhiên hiện tại không có chứng minh khoa học cụ thể về liệu pháp này. Do đó, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ trước khi tiến hành xoa bóp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Xoa bụng chữa táo bón có an toàn không?
Xoa bóp, massage được xem là an toàn cho hầu hết mọi người khi được thực hiện một cách nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật. Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề như:
- Không xoa bụng chữa táo bón khi mới vừa phẫu thuật vùng bụng
- Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi tiến hành massage, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và người có bất cứ vấn đề sức khỏe nào khác
- Không nên ăn bất cứ loại thức ăn cay hoặc nặng nào trong vòng vài giờ trước và sau khi xoa bóp
- Uống nhiều nước sau khi xoa bóp, tránh uống rượu, caffeine và các chất kích thích khác
Cách xoa bụng chữa táo bón hiệu quả
Mặc dù cách xoa bụng giảm táo bón không phải là cách điều trị tiêu chẩn, nhưng một số nhà nghiên cứu cho rằng, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tương đối cao. Cụ thể cạc xoa bụng để giảm táo bón như sau:
1. Xoa bóp dạ dày giảm táo bón
Nhiều nghiên cứu cho thấy, xoa bụng chữa táo bón có thể mang lại hiệu quả cao, kể cả đối với bệnh táo bón mãn tính. Các nghiên cứu cho biết, xoa bụng có thể mang lại một số tác dụng như:
- Tăng tần suất đi đại tiện
- Giảm thời gian thức ăn di chuyển qua ruột và kích thích quá trình đi đại tiện
- Giảm đau và khó chịu liên quan đến táo bón
Xoa bụng cũng được chứng minh là có tác dụng kích thích các cơn co thắt, hỗ trợ quá trình đại tiện ở những người bị tắc ruột sau khi phẫu thuật.
Cụ thể cách xoa bụng chữa táo bón được thực hiện như sau:
- Người bệnh nằm ngửa trên giường và sử dụng hai tay tạo áp lực lên vùng bụng một cách nhẹ nhàng.
- Bắt đầu xoa bóp ở phần bên phải dưới cùng của bụng, từ từ xoa thành các vòng tròn theo chiều kim đồng hồ với lực tác động nhẹ nhàng.
- Sau đó, sử dụng lòng bàn tay để ấn nhẹ nhàng vào bên trong xương hông.
- Tiếp tục tạo áp lực vào bên phải bụng ở vị trí trung tâm xương sườn và khu vực bên trái bụng.
- Chuyển tay sang bên trái bụng để tạo áp lực lên hông trái.
- Dùng hai đầu ngón tay cái ấn vào bụng và từ từ kéo tay lên trên.
- Sau đó lại tiếp tục ở phần dưới, bên phải và di chuyển tay theo đường tròn.
Người bệnh có thể thực hiện các bước xoa bụng chữa táo bón nhiều lần, tuy nhiên nên tránh lạm dùng để phòng ngừa các tác dụng không mong muốn.
2. Xoa bóp đại tràng để giảm táo bón
Massage đại tràng, hay massage ruột kết là một trong những kỹ thuật xoa bóp điều trị táo bón phổ và mang lại hiệu quả cao. Cụ thể, các nhà nghiên cứu cho biết, massage đại tràng có thể mang lại một số tác dụng như:
- Loại bỏ khí thừa, tắc nghẽn và các chất thải bên trong dạ dày
- Giảm lượng chất thải và dịch ở bụng
- Cải thiện các sức khỏe của hệ thống tiêu hóa tổng thể
Cụ thể, cách xoa bóp đại tràng giảm táo bón được thực hiện như sau:
- Người nằm hoặc ngồi với đầu gối uốn cong để cơ thể thả lỏng và cơ bụng trở nên mềm.
- Sử dụng các đầu ngón tay, các đốt ngón tay hoặc cạnh bàn tay để vuốt hoắc ấn lên bụng.
- Xoa bóp theo đường cong của đại tràng, bắt đầu từ góc dưới bên phải của bụng và di chuyển dần lên trên.
- Sau đó, xoa bóp phần dưới xương sườn và sang bên trái, kế tiếp di chuyển để phần dưới bên trái của bụng và vùng trung tâm.
Người bệnh có thể thực hiện kỹ thuật xoa bóp ruột kết nhiều lần để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên không nên lạm dụng phương pháp và trao đổi với người có chuyên môn để tránh các rủi ro không mong muốn.
Các kỹ thuật xoa bóp giảm táo bón khác
Bên cạnh cách xoa bụng chữa táo bón, người bệnh có thể tham khảo một số kỹ thuật xoa bóp khác như:
1. Bấm huyệt giảm táo bón
Bấm huyệt, cụ thể là bấm huyệt ở chân có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị các vấn đề táo bón. Một số nghiên cứu cho thấy các triệu chứng táo bón có thể được cải thiện sau 6 buổi bấm huyệt, mỗi buổi kéo dài 30 phút.
Phương pháp này có thể hỗ trợ làm giảm chứng nhiễm khuẩn, hay còn gọi là phân nhiễm bẩn và giúp phân đi ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Cụ thể cách bấm huyệt như sau:
- Sử dụng ngón tay cái để xoa bóp giữa nhón chân phải, hướng ra bên mép chân. Sau đó di chuyển tay lên phía trên về phía giữa bàn chân
- Xoa bóp hết phần giữa của bàn chân phải, sau đó chuyển qua chân trái. Sau khi xoa bóp mép ngoài bàn chân, tiếp tục xoa bóp dọc theo mép và chuyển vào trong đến vùng trung tâm của gót chân.
- Người bệnh có thể thực hiện các bước bấm huyệt nhiều lần trong ngày để hỗ trợ giảm táo bón và tăng cường sức khỏe tổng thể.
2. Bấm huyệt ở lưng giảm táo bón
Massage, xoa bóp và bấm huyệt ở lưng có thể hỗ trợ cải thiện táo bón và giúp thư giãn toàn bộ cơ thể. Các nghiên cứu cho biết massage lưng có thể cải thiện hệ thống tiêu hóa, giảm căng thẳng và giảm căng cơ.
Để massage lưng điều trị táo bón, người bệnh nên cởi quần áo để tăng độ thoải mái và ngăn ngừa các ma sát không cần thiết. Sau đó, tiến hành massage toàn bộ khu vực lưng để cải thiện vấn đề tiêu hóa và điều trị táo bón.
3. Xoa bóp tầng sinh môn
Một số nghiên cứu cho biết massage tầng sinh môn kết hợp với các biện pháp chăm sóc tiêu chuẩn khác có thể mang lại hiệu quả điều trị táo bón tương đối cao. Thực hiện massage tầng sinh môn trong 4 tuần có thể mang lại các tác dụng như:
- Tăng cường chức năng ruột và cải thiện sức khỏe tổng thể
- Cải thiện tâm trạng
- Điều trị táo bón và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa
- Để xoa bóp tầng sinh môn hỗ trợ điều trị táo bón, người bệnh có thể thực hiện như sau:
- Sử dụng hai ngón tay cái ấn vào tầng sinh môn (khu vực giữa khu vực hậu môn và âm đạo hoặc bìu)
- Tiến hành đẩy ngón tay về phía hậu môn trong 3 – 5 giây, thực hiện nhiều lần
- Người bệnh có thể thực hiện các thao tác nhiều lần nếu muốn.
Mẹo bổ sung để giảm táo bón
Bên cạnh cách xoa bụng chữa táo bón, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ khác như:
- Uống nhiều nước và chất lỏng không chứa caffeine trong suốt cả ngày
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn uống, chẳng hạn như trái cây, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Vận động và tập thể dục thường xuyên, như đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội vài lần mỗi tuần.
- Dành thời gian thực hiện các kỹ thuật thư giãn, giảm căng thẳng như tập yoga, thiền định hoặc hít thở sâu
Táo bón khi nào cần đến bệnh viện?
Hầu hết các trường hợp táo bón không nghiêm trọng và không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc điều trị có thể cần thiết để tránh các rủi ro không mong muốn. Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh nên đến bệnh viện nếu có các triệu chứng như:
- Đau dạ dày nghiêm trọng
- Táo bón thường xuyên
- Táo bón kéo dài hơn 2 tuần
Ngoài ra, bạn cũng nên đến bệnh viện nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Táo bón xen kẽ với tiêu chảy
- Giảm cân đột ngột
- Đi ngoài ra máu hoặc có máu trong phân
Trong hầu hết các trường hợp, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp điều trị táo bón tại nhà, chẳng hạn như xoa bụng chữa táo bón. Bên cạnh đó, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên và tăng lượng chất xơ mỗi ngày có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng tái phát. Trong các trường hợp táo bón nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!