Dấu Hiệu Viêm Phế Quản Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Điều Trị
Nội dung bài viết
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi thất thường, không khí lạnh… Bệnh phổ biến ở trẻ bởi hệ miễn dịch của bé chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy cha mẹ cần lưu ý phát hiện các triệu chứng bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp bé nhanh khỏi bệnh và không biến chứng nặng hơn
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm phế quản ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là sưng cuống phổi, niêm mạc phế quản sưng, xảy ra ở đường hô hấp dưới nhưng chưa xuống phổi. Khi bị bệnh, trẻ thường ho nhiều, sổ mũi, đau họng… Các dạng viêm phế quản ở trẻ thường gặp bao gồm:
- Viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh: Là bệnh nhiễm trùng phổi, gây tắc nghẽn trong đường dẫn khí nhỏ (tiểu phế quản) của phổi, nguyên nhân gây là do virus hợp bào (RSV) gây ra. Bệnh phát triển khi thời tiết lạnh và thay đổi thất thường.
- Viêm phế quản cấp ở trẻ sơ sinh: Là tình trạng ống phế quản trong phổi bị sưng và viêm dẫn tới các vấn đề như viêm mũi, họng, thanh quản,…
- Viêm thanh khí phế quản: Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, ảnh hưởng chủ yếu ở trẻ em. Khi mắc bệnh, thanh quản, khí quản sẽ bị kích ứng, sưng lên, tắc nghẽn đường hô hấp và khiến trẻ ho dữ dội. Viêm thanh khí phế quản cấp trong thời gian dài không được điều trị có thể gây ra viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn phổi.
- Viêm phế quản bội nhiễm ở trẻ: Là tình trạng viêm nhiễm sau khi bị viêm phế quản. Khi bệnh viêm phế quản không được điều trị dứt điểm làm xuất hiện thêm một nhiễm trùng mới tại vị trí nhiễm trùng trước đó.
Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm phế quản dễ nhầm lẫn với viêm họng hoặc một số bệnh hô hấp khác. Để nhận biết, cha mẹ có thể dựa vào một số dấu hiệu sau:
- Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này trẻ thường bị ho, hắt hơi, chảy nước mũi có thể kèm theo sốt nhẹ. Hơi thở khò khè, khó thở hoặc bú kém, trẻ có thể bị nôn trớ.
- Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này thường sau 3 ngày khởi phát bệnh, trẻ có dấu hiệu sốt cao trên 38,5 độ, kèm ho, ho có đờm. Bên cạnh đó trẻ khó thở, thở khò khè, hoặc hổn hển từng nhịp; bú kém, cơ thể mệt mỏi không muốn chơi đùa…
Viêm phế quản ở trẻ khi nào cần gặp bác sĩ? Bệnh viêm phế quan nếu không được điều trị, triệu chứng sẽ ngày càng nặng. Mẹ hãy đứa bé đi gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau:
- Bé sốt cao hơn 39 độ
- Bé khó thở, thở khò khè
- Các cơn ho nặng, dữ dội hơn, bé ho ra máu
- Bị chảy nước dãi hoặc biểu hiện khó nuốt
- Mũi, miệng hoặc móng tay chuyển màu xám hoặc màu xanh
- Thở nhanh, người mệt mỏi, lả đi
- Cơ thể mất nước: lưỡi, môi bị khô; không đi tiểu trong nhiều giờ
Tại cơ sở y tế, bác sĩ tiến hàng chụp x – quang, đo lượng oxy trong máu và nghe tim, phổi để có thể chẩn đoán tình trạng bệnh một cách tốt nhất.
Nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ sơ sinh, cha mẹ lưu ý để có thể phòng tránh giúp bé luôn khỏe mạnh:
Viêm phế quản do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân chính do virus và vi khuẩn gây nên, như virus hợp bào hô hấp (RSV), virus cúm, virus parainfluenza, virus adeno, virus sởi. Vi khuẩn có trong mũi họng, khi sức đề kháng của bé bị yếu, chúng hoạt động mạnh hơn, sinh ra độc tính và gây bệnh. Như vi khuẩn phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, H. influenza, ….
Nguyên nhân khác:
- Ảnh hưởng từ môi trường, khí hậu thay đổi đột ngột cơ thể trẻ không thể thích nghi kịp cũng khiến bé bị viêm phế quản
- Trẻ sinh non, sức đề kháng yếu hoặc những bé mắc bệnh sởi, ho gà, viêm amidan, … cũng dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cao
- Môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải bụi bẩn, khói thuốc hoặc mùi hóa chất độc hại cũng là tác nhân gây bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
- Mẹ tắm cho bé sai cách, tắm quá lâu, nhà tắm không được kín gió
- Do tác nhân dị ứng như: phấn hoa, lông thú, thức ăn, hóa chất độc hại,…
Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Đối với trẻ sơ sinh, việc điều trị gặp nhiều khó khăn vì thể trạng các bé còn yếu. Các nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng ức chế vi khuẩn hầu như bị chống chỉ định. Chính vì vậy, điều trị viêm phế quản cho trẻ sơ sinh cần ưu tiên yếu tố an toàn. Một số cách chữa viêm phế quản được áp dụng như sau:
Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?
Theo bác sĩ khi trẻ sơ sinh bị viêm phế quản thì không nhất thiết phải dùng kháng sinh. Tuy nhiên khi bé biến chứng nặng hơn, mẹ tham khảo và sử dụng những loại thuốc sau:
- Thuốc hạ sốt: Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ có 2 loại là ibuprofen và paracetamol. Khi sử dụng mẹ cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Mẹ không nên cho bé uống thuốc aspirin, bởi thuốc này có tác dụng phụ không mong muốn. Bên cạnh đó mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt
- Thuốc giảm ho: Ho là một hình thức phản xạ của cơ thể tống đờm và loại bỏ vi khuẩn. Do đó, theo khuyến cáo của chuyên gia về bệnh hô hấp, trẻ sơ sinh không nên sử dụng thuốc giảm ho. Nếu bé ho nhiều tới mức nôn ói, khó ngủ,… cha mẹ nên massage bàn chân, hoặc dùng thuốc thảo dược,…
- Thuốc sổ mũi: Mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi sạch sẽ cho bé. Không nên dùng những loại thuốc kháng histamin và chống sung huyết vì chúng dễ dây tác dụng, không tốt cho sức khỏe của bé
- Thuốc làm loãng đờm: Cha mẹ có thể sử dụng thuốc bromhexin, acetylcystein, carbocystein…, cho bé bú thường xuyên và uống đủ nước sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả.
- Thuốc kháng sinh: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi bệnh biến chứng nghiêm trọng như bội nhiễm, viêm phổi,… và sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Ngoài ra mẹ nên sử dụng thuốc dạng siro với nguyên liệu thảo dược tự nhiên, đảm bảo an toàn và không gây tác dụng phụ.
Trị viêm phế quản cho bé tại nhà
Bệnh viêm phế quản ở trẻ sơ sinh ở giai đoạn tự phát hoàn toàn có thể tự khỏi và trị tại nhà nếu mẹ phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị hợp lý:
- Cho bé bú nhiều hơn, nếu mẹ không có sữa thì cho bé ăn sữa công thức ngoài. Trường hợp bé trong giai đoạn ăn dặm cần cho bé ăn loãng.
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù lượng nước mất do bị nôn trớ, sốt cao, tiêu chảy. Trong trường hợp cần thiết mẹ có thể sử dụng oresol cho bé uống
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mũi dành cho trẻ sơ sinh, nhỏ 3-4 giọt/lần thực hiện 2-3 ngày/lần. Sau khi vệ sinh, cha mẹ cần dùng khăn mềm sạch lau mũi cho bé
- Cho trẻ dùng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và tái khám đúng hẹn của bác sĩ
- Tạo cho bé môi trường thông thoáng, không bị ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá hoặc các chất gây dị ứng. Để giúp bé dễ thở và giảm ho mẹ nên sử dụng máy tạo độ ẩm, bổ dụng độ ẩm cho không khí.
- Thường xuyên đo nhiệt độ, theo tình trạng của bé. Nếu bé biến chứng nặng hơn thì cần đi khám và điều trị kịp thời
Cách phòng tránh viêm phế quản cho bé
Để bé không bị viêm phế quản mẹ nên sử dụng các biện pháp phòng tránh giúp trẻ sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt
- Chăm sóc sức khỏe của bà bầu và thai nhi, tránh tình trạng sinh non, sức đề kháng tốt giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, … .
- Cho bé vù hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu
- Tiêm vaccine phòng bệnh cho bé như vaccine phế cầu,…
- Chủ động theo dõi thời tiết, luôn giữ ấm cơ thể cho bé
- Phòng ngủ của bé thông thoáng, không khí trong lành
- Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể cho trẻ đặc biệt khu vực tai – mũi – họng hằng ngày
- Rửa tay sạch sẽ khi cho bé bú hoặc bế trẻ
- Tránh môi trường ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc, hóa chất… Giữ môi trường sống của trẻ bằng cách lau chùi nhà cửa, thay chăn đệm,…
- Hạn chế tiếp xúc với những nhân tố gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, hạt bụi nhà,… người mắc bệnh nhiễm virus.
Hy vọng qua những thông tin trên giúp cha mẹ nhận biết bệnh từ sớm, từ đó có các điều trị và chăm sóc bé để bệnh nhanh khỏi. Bên cạnh đó, cần có biện pháp phòng ngừa tránh bệnh tái phát hiệu quả, giúp bảo vệ bé tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!