Viêm Mũi Dị Ứng Ở Trẻ Em – Cách Chăm Sóc Và Điều Trị

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Tình trạng này gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, khiến trẻ thường xuyên khó chịu. Đặc biệt, bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng như viêm tai, viêm họng, viêm phế quản,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Vậy làm sao để đối phó với tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ như thế nào?

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là gì?

Viêm mũi dị ứng một dạng phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây dị ứng. Tình trạng này dẫn tới cơ thể phóng ra một lượng histamin gây ra viêm nhiễm niêm mạc mũi, làm tích tụ dịch lỏng bên trong mũi. Bệnh thường gặp nhiều ở trẻ nhỏ do sức đề kháng kém, tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 6 tuổi (chiếm tỷ lệ lên tới 75 – 80% số trẻ độ tuổi này).

Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ
Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ

Cũng như ở người lớn, viêm mũi dị ứng ở trẻ em có hai loại là:

  • Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Bệnh chỉ xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh, thời điểm giao mùa, đầu mùa lạnh hay đầu mùa nóng, mùa xuân mùa hoa nở, có nhiều phấn hoa.
  • Viêm mũi dị ứng không chu kỳ: Bệnh xuất hiện không theo mùa, bùng phát quanh năm nếu gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh nhân bị bệnh thường gặp các triệu chứng sổ mũi vào lúc sáng sớm thức dậy, sau đó tự giảm đi trong ngày. Tuy nhiên, chúng lại thường xuyên tái phát khi gặp luồng gió, tiếp xúc với bụi.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ bùng phát do nhiều nguyên nhân, một số tác nhân thường gặp như:

  • Chất gây dị ứng trong nhà: Bụi bẩn, lông động vật, nấm mốc,…có kích thước nhỏ dễ dàng xâm nhập vào niêm mạc mũi và hai phế quản dẫn tới tình trạng trẻ bị viêm mũi dị ứng.
  • Các chất gây dị ứng trong không khí: Một số tác nhân có kích thước nhỏ bay trong không khí như phấn hoa,… cũng là tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng.
  • Chất gây dị ứng ở công nghiệp: Trẻ tiếp xúc gần môi trường công nghiệp, có thẻ khiến trẻ  phải đối diện với tình trạng viêm mũi dị ứng do tác động của các hóa chất độc hại.
  • Ảnh hưởng của thời tiết: Thời điểm giao mùa, mùa đông nếu không giữ ấm cơ thể cẩn thận, không khí lạnh tác động tới mũi họng gây viêm mũi dị ứng ở sơ sinh và trẻ em.
  • Yếu tố di truyền: Theo nhiều nghiên cứu nếu bố hoặc mẹ bị mắc các bệnh về hô hấp thì khả năng trẻ sinh ra bị viêm mũi dị ứng rất cao.
  • Nguyên nhân khác: Ngoài ra một số tác nhân khác gây viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ như tiền sử gia đình, tiếp xúc nhiều với nước hoa, khói thuốc,…

Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng thường làm xuất hiện một số dấu hiệu khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, học tập của trẻ nhỏ.

Sau nhiều năm bế tắc tìm cách chữa trị viêm mũi dị ứng cho con, chị Đỗ Phương Trinh đã tìm ra bài thảo dược quý giúp con thoát bệnh TRIỆT ĐỂ, an toàn, không tác dụng phụ

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ dễ nhận thấy là:

Trẻ thường xuyên cảm thấy nghẹt mũi, chảy nước mũi, muốn hát xì liên tục
Trẻ thường xuyên cảm thấy nghẹt mũi, chảy nước mũi, muốn hát xì liên tục
  • Trẻ thường bị ngứa mũi, muốn hắt xì liên tục.
  • Chảy nước mũi, dịch mũi có màu trắng trong hoặc đục.
  • Trẻ thường xuyên bị nghẹt mũi, khò khè.
  • Đau họng, kèm theo đau nhức đầu, ngứa mắt, ù tai.
  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn,..
  • Ở một số trường hợp trẻ bị chảy máu cam. 
  • Tình trạng nặng có thể khiến bé bị ù tai, khó thở.

Đặc biệt ở những trẻ bị viêm mũi dị ứng không theo mùa, bệnh khởi phát quanh năm sẽ có những biểu hiện đặc trưng như: Trẻ thở bằng miệng, thói quen quẹt mũi,… Hay viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh có biểu hiện quấy khóc, lười ăn, bỏ ăn,…

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng gây ra nhiều triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt của nhiều trẻ nhỏ. Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam: “Mặc dù ban đầu bệnh chỉ là những phản ứng tự nhiên do có các dị nguyên thâm nhập vào đường hô hấp nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, khi những phản ứng này diễn ra thường xuyên, quá phát thành mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm”. 

Trẻ có thể bị viêm họng do viêm mũi dị ứng
Trẻ có thể bị viêm họng do viêm mũi dị ứng

Một số biến chứng thường gặp ở viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ như:

  • Biến chứng về đường hô hấp: Do tình trạng viêm ở niêm mạc mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển là làm lây lan khắp hệ thống tai mũi họng gây ra các biến chứng viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan,…. Từ viêm mũi dị ứng có thể dẫn tới  viêm xoang cấp, mạn tính do làm ứ dịch tạo viêm, tắc ở tại xoang. 
  • Bệnh hen suyễn: Bệnh viêm mũi dị ứng có liên quan mật thiết với chứng bệnh hen suyễn. Vì các tác nhân gây viêm mũi dị ứng cũng là căn nguyên khởi phát các cơn hen suyễn cấp và mãn tính. 
  • Ảnh hưởng ở mắt: Khi bị viêm mũi dị ứng nhiều trẻ không chỉ gây ra cảm giác khó chịu ở mũi mà còn lan rộng lên vùng mắt gây ngứa cả mắt, đỏ mắt, thường xuyên chảy nước mắt, dễ nhầm với bệnh viêm kết mạc.

Như vậy có thể thấy, viêm mũi dị ứng tuy không gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên chúng lại dẫn tới nhiều bệnh lý khác về tai mũi họng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, học tập và sức khỏe trẻ nhỏ. Do vậy, ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện viêm mũi dị ứng, các bạn nên chủ động đưa trẻ đi điều trị dứt điểm để tránh bệnh phát triển nặng hơn. 

Các cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

Mẹo trị viêm mũi dị ứng cho bé tại nhà

Một số mẹo sử dụng nguyên liệu tự nhiên sẵn có tại nhà được nhiều mẹ áp dụng giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em như:

  • Trị viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh bằng nước muối: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý thấm vào tăm bông hoặc nhỏ trực tiếp vào mũi cho bé. Mỗi ngày 3 – 4 lần để giúp cải thiện tình trạng. 
Nước muối giúp làm sạch niêm mạc, giảm các triệu chứng bệnh
Nước muối giúp làm sạch niêm mạc, giảm các triệu chứng bệnh
  • Dùng nước ép tỏi: Mẹ sử dụng 1 tép tỏi, ép lấy nước cốt rồi trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ bằng nhau. Sau khi vệ sinh sạch sẽ mũi cho trẻ thì nhỏ dung dịch này vào bên trong mũi của bé.
  • Chữa viêm mũi dị ứng bằng ngải cứu: Mỗi ngày dùng một nắm lá ngải cứu đun nước uống hoặc kết hợp vào trong các món ăn như trứng rán ngải cứu để giúp cải thiện bệnh viêm mũi dị ứng.

Lưu ý: Trên đây chỉ là những mẹo chữa theo kinh nghiệm dân gian. Do vậy trong trường hợp trẻ bị viêm mũi dị ứng nặng hoặc áp dụng nhiều ngày không hiệu quả mẹ nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn. 

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Tây y điều trị viêm mũi dị ứng chủ yếu bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, thuốc xịt thông mũi. Tùy tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp.

Một số loại thuốc thường sử dụng như:

  • Thuốc chống dị ứng (kháng histamin): Clorpheniramin, desloratadine,  Loratadine, Fexofenadine,… có tác dụng giảm các triệu chứng ngứa, hắt xì, sổ mũi do bệnh gây ra.
  • Thuốc chống viêm: Thuốc dạng xịt có chứa corticosteroid, Rhinocort, Flixonase,  Pivalone,… có tác dụng kháng viêm, ức chế vi khuẩn gây bệnh, giảm tình trạng viêm ở niêm mạc mũi.
  • Thuốc kháng sinh: Một số loại như Amoxicillin, Cefadroxil, Cefuroxim,… thường dùng cho các trường hợp viêm mũi dị ứng bội nhiễm. 
Sử dụng thuốc tây cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng thuốc tây cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Lưu ý: Sử dụng không đúng liều lượng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy các mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc cho trẻ nếu không được bác sĩ chỉ định. 

Trị bệnh theo phương pháp Đông y

Theo quan điểm của Đông y, viêm mũi dị ứng là do cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt nhiễm khí phế, khí hư. Để điều trị bệnh trước tiên cần khu phong, thanh nhiệt, giải độc, bổ khí, phục hồi chức năng nội tạng. Một số bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng như:

Thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ
Thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ

Bài 1: 

Thành phần: Ké đầu ngựa, quế chi, bạch chỉ, kinh giới, bèo cái, thông bạch ,gừng tươi, mã đề,, đại táo,… Cho các vị thuốc vào sắc với 600ml nước tới khi cạn còn 300ml thì thôi. Chi thuốc làm 2 lần uống trong ngày, trước mỗi bữa ăn. 

Bài 2:

Thành phần: Kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá dâu tằm, rau diếp cá, cúc tần, mã đề, cam thảo nam. Mang thuốc sắc với nước trong khoảng 45 phút. Sau đó chia thuốc uống 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn. 

Bài 3: Tiêu xoang linh dược thang trị tận gốc viêm mũi dị ứng cho trẻ

Trẻ em có sức đề kháng yếu nên dễ mắc viêm mũi dị ứng đồng thời có nguy cơ tái phát nhanh chóng sau điều trị. Muốn điều trị bệnh hoàn toàn thì cần sử dụng bài thuốc vừa điều trị triệu chứng hiệu quả vừa cải thiện cơ địa, tăng cường sức đề kháng. Tiêu xoang linh dược thang là một trong số ít bài thuốc làm được điều này.

Bài thuốc kết hợp thảo dược theo nguyên lý bổ chính khu tà. Theo đó tập trung bồi bổ, phục hồi công năng của mọi tạng phủ trước, nâng cao chính khí để xua đuổi tà độc. Sau đó mới loại bỏ các triệu chứng bên ngoài như ho, sổ mũi, ngạt mũi…

Bài thuốc kết hợp nhiều thảo dược có công dụng phong phú
Bài thuốc kết hợp nhiều thảo dược có công dụng phong phú

Đây cũng là nguyên lý điều trị tối ưu với trẻ bởi ngũ tạng được điều dưỡng toàn diện, chức năng gan, thận, dạ dày được nâng cao nên thải độc và trao đổi chất tốt. Từ đó hấp thụ dược chất an toàn mà không gặp tác dụng phụ, mang lại hiệu quả điều trị tối đa.

Tiêu xoang linh dược thang đã được nhiều bậc phụ huynh tin dùng không chỉ nhờ cơ chế điều trị an toàn. Bài thuốc còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội như:

Vườn thảo dược cung cấp dược liệu cho bài thuốc
Vườn thảo dược cung cấp dược liệu cho bài thuốc
  • Tỷ lệ vàng đảm bảo cho trẻ hấp thụ tốt: Các thảo dược được kết hợp với nhau theo một tỷ lệ vàng đảm bảo hỗ trợ tăng cường dược tính cho nhau, triệt tiêu độc tính tự nhiên, mang lại hiệu quả điều trị cao nhưng không gây tác dụng phụ.
  • Thảo dược sạch từ vườn thuốc tiêu chuẩn GACP – WHO: Tất cả dược liệu sử dụng trong bài thuốc đều được cung ứng từ vườn dược liệu sạch của Trung tâm Đông y Việt Nam.
  • 100% nam dược dễ uống, mùi thơm dịu, ngọt tự nhiên: Thành phần của bài thuốc đều là các nam dược có vị dễ uống. Các chuyên gia cũng thêm vào bài thuốc của trẻ các thảo dược có vị ngọt tự nhiên để trẻ dễ sử dụng.
  • Phòng ngừa được nhiều bệnh hô hấp khác: Tiêu xoang linh dược thang không chỉ điều trị tốt viêm mũi dị ứng mà còn giúp trẻ ngăn ngừa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan…
  • Tiện lợi sử dụng, không mất thời gian sắc thuốc: Cha mẹ có thể sử dụng dịch vụ sắc thuốc hộ tại Trung tâm để tiết kiệm thời gian và đảm bảo thuốc được sắc chuẩn, dược tính được bảo lưu tối đa.

Lưu ý: Thuốc Đông y có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ. Tuy nhiên do thuốc được sắc ở dạng truyền thống nên có vị đắng khó uống. Do vậy, mẹ có thể tìm mua các sản phẩm Đông y được bào chế sẵn để giúp trẻ dễ dàng sử dụng hơn. Ngoài ra, hiệu quả của thuốc Đông y có tốt không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. 

Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng khiến trẻ thường xuyên cảm thấy khó chịu, gây ảnh hưởng tới học tập và sinh hoạt. Để giúp trẻ bớt khó chịu hơn, mẹ nên chú ý:

  • Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
  • Thường xuyên vệ sinh khu vực bé ở sạch sẽ, thoáng khí,…
  • Vệ sinh tai mũi họng cho bé sạch sẽ mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, tăng cường đủ dưỡng chất giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị chứng bệnh. 
  • Tránh sử dụng thuốc xịt muỗi hoặc nước xả vải. Vì đây có thể là căn nguyên khiến viêm mũi dị ứng ở trẻ nghiêm trọng hơn. 
  • Giúp trẻ tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng, chống lại các dị nguyên gây bệnh. 
  • Ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bệnh, mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm. 

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em tuy không quá nguy hiểm nhưng tình trạng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày. Do vậy các mẹ không nên chủ quan khi thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng như ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi,…. Hy vọng, với chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về chứng bệnh và có cách xử lý kịp thời. 

Click đọc ngay:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *