Viêm Mũi Vận Mạch Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị Hiệu Quả
Nội dung bài viết
Viêm mũi vận mạch là khái niệm tương đối xa lạ với nhiều bệnh nhân. Vì các triệu chứng không rõ ràng nên viêm mũi vận mạch dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý tại đường hô hấp. Để có thể phân biệt và tìm được phương pháp trị bệnh hiệu quả, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau.
Viêm mũi vận mạch là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm mũi vận mạch (hay còn gọi là viêm mũi vô căn) là tình trạng hệ thần kinh đối giao cảm ở niêm mạc mũi phản ứng thái quá với dị nguyên, từ đó gây ra sự viêm nhiễm kéo dài tại màng bên trong mũi.
Viêm mũi vận mạch có thể ảnh hưởng tới mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em. Ngoài ra, phụ nữ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi so với nam giới. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% vận động viên có triệu chứng viêm mũi vận mạch khi vận động hoặc tập luyện.
Khi được phát hiện và có biện pháp can thiệp đúng cách từ sớm, tỷ lệ điều trị thành công viêm mũi vận mạch là rất lớn. Tuy nhiên, nếu chậm trễ trong quá trình điều trị, viêm mũi vận mạch có thể tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng tai giữa: Tai, họng và mũi xoang có liên quan mật thiết. Vì vậy khi chất lỏng gia tăng và gây ngạt mũi, nguy cơ nhiễm trùng tại tai là rất lớn.
- Viêm xoang: Viêm mũi vận mạch kéo dài gây nghẹt mũi, làm tăng khả năng nhiễm trùng và dẫn tới viêm xoang hoặc viêm màng mạc xoang.
- Polyp mũi: Polyp mũi nhỏ không phát sinh nhiều vấn đề, tuy nhiên nếu kích thước ngày càng lớn, polyp chặn luồng khí qua mũi, gây ra tình trạng khó thở.
Do đó,người bệnh cần tìm được phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhằm ngăn chặn biến chứng và không để các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
Nguyên nhân, triệu chứng viêm mũi vận mạch
Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm mũi vận mạch.Theo các chuyên gia, bệnh hình thành do mạch máu trong mũi mở rộng và niêm mạc mũi bị tắc nghẽn bởi chất lỏng hoặc máu. Tuy nhiên một số yếu tố sau đây có thể được xem là nguyên nhân hàng đầu:
- Thay đổi thời tiết: Gây kích thích và khiến màng bên trong mũi sưng tấy, từ đó dẫn tới tình trạng chảy dịch nhầy, nghẹt mũi.
- Chất kích thích: Khói, bụi, thuốc lá, mùi lạ hoặc hóa chất đều có thể là yếu tố gây bệnh.
- Thực phẩm: Thức ăn cay nóng hoặc đồ uống chứa cồn làm sưng màng trong mũi.
- Nhiễm trùng: Vi khuẩn hoặc virus tấn công và gây viêm.
- Nội tiết tố thay đổi: Kinh nguyệt, mang thai, bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, sử dụng thuốc tránh thai…
- Dị ứng thuốc: Ibuprofen, aspirin, thuốc chẹn beta, thuốc huyết áp cao, thuốc an thần hoặc thuốc trị rối loạn cương dương.
- Tâm lý: Căng thẳng mệt mỏi kéo dài, thường xuyên thức khuya, ngủ muộn, đồng hồ sinh học bị đảo lộn.
Bên cạnh đó, các yếu tố như ngưng thở khi ngủ, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng mệt mỏi mãn tính,… cũng có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Khi bị viêm mũi vận mạch, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự chứng viêm mũi dị ứng. Nếu soi vào hốc mũi bạn có thể thấy niêm mạc bị tái nhợt. Tuy nhiên bệnh vẫn có các dấu hiệu đặc trưng như:
- Nghẹt mũi nhiều hơn hắt hơi.
- Ít chảy dịch mũi và hầu như không chảy nước mắt.
- Sau khi cắt cơn hắt xì, cơ thể người bệnh sẽ về trạng thái bình thường.
- Rối loạn vận mạch ở các vùng khác như ngứa, căng các đầu ngón tay khi trời lạnh.
- Ho, có đờm trong cổ họng.
- Không gây ra tình trạng ngứa mắt, ngứa mũi, ngứa cổ họng.
- Tình trạng nghẹt mũi và chảy dịch nhầy có thể nổi trội hơn hắt xì và ngứa mũi.
Các chuyên gia về tai mũi họng nhận định, nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm mũi vận mạch ngày càng nghiêm trọng, người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Chẩn đoán, điều trị viêm mũi vận mạch
Nếu chỉ dựa vào dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ khó để chẩn đoán chính xác bệnh viêm mũi dị ứng. Do đó, người bệnh cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để xác định bệnh xảy ra do sức khỏe hay dị ứng, bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Đo lường phản ứng của hệ thống miễn dịch với yếu tố gây dị ứng thông thường. Các mẫu máu được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra độ nhạy cảm với chất gây dị ứng.
- Kiểm tra da: Lấy một lượng nhỏ chất gây dị ứng trong không khí để tiếp xúc với da. Nếu xuất hiện phản ứng, vùng da thử nghiệm sẽ có dấu hiệu phát ban hoặc chuyển đỏ.
Muốn loại trừ trường hợp bệnh gây ra do vấn đề về sức khỏe, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện:
- Nội soi mũi: Thông qua ống nội soi sợi quang qua lỗ mũi, bác sĩ sẽ quan sát bên trong đường mũi bằng máy nội soi.
- Chụp cắt lớp vi tính: Đây là kỹ thuật X quang được vi tính hóa để tạo ra hình ảnh ở các xoang giúp mang đến kết quả chi tiết hơn khi thực hiện với kỹ thuật X quang thông thường
- Soi mũi trước: Cuốn mũi dưới thường phù nề, to nhẵn, co hồi với thuốc co mạch, không thấy xuất hiện tình trạng niêm mạc nhợt màu như viêm mũi dị ứng.
- Chẩn đoán bằng biện pháp soi mũi sau: Thấy cuốn mũi ở giữa và phần dưới thay đổi, có thể nhẵn, phù nề, quá phát, sần sùi, đổi màu, khe mũi giữa có ít dịch xuất tiết nhầy.
Để điều trị viêm mũi vận mạch, điều cần thiết là người bệnh cần tránh xa tác nhân có hại. Nếu gặp phải các triệu chứng khó chịu bạn nên đến gặp bác sĩ để nhận được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Các cách chữa viêm mũi phổ biến hiện nay gồm:
Điều trị viêm mũi vận mạch bằng Tây y
Có hai cách điều trị viêm mũi vận mạch bằng tây y là dùng thuốc và phẫu thuật ngoại khoa. Các bác sĩ có thể dựa trên tình trạng và nguyên nhân gây bệnh để chỉ định phương pháp phù hợp.
Thuốc trị viêm mũi vận mạch
Để điều trị viêm mũi vận mạch, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kê toa sau nhằm giúp thu hẹp mạch máu và đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi:
- Thuốc xịt mũi kháng Histamine: Olopatadine hydrochloride, Azelastine,…
- Thuốc xịt mũi Corticoid: Triamcinolone và Flnomasone.
- Thuốc xịt mũi chống Cholinergic: Ipratropium (Atrovent)
- Thuốc thông mũi: Phenylephrine, Pseudoephedrine,…
Lưu ý: Không tùy tiện mua thuốc hoặc thay đổi liệu trình. Cần bám sát hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ theo phác đồ để bảo vệ sức khỏe và thu được kết quả tốt.
Phẫu thuật viêm mũi vận mạch bội nhiễm
Với những bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm hoặc mắc bệnh do polyp mũi, bác sĩ có thể tiến hành các biện pháp phẫu thuật. Cụ thể như:
- Phương pháp Plasma: Sử dụng đầu dò nhiệt độ thấp tự động truy tìm chính xác khu vực bị viêm và đánh tan các ổ viêm trong khoang mũi. Phương pháp này tương đối an toàn nhưng không điều trị triệt để, bệnh vẫn có thể tái phát khi gặp điều kiện thích hợp
- Đốt nhiệt hoặc đốt hóa chất: Đây là phương pháp tác động trực tiếp vào niêm mạc mũi khiến chúng bị teo nhỏ. Tuy nhiên cách chữa này ít được đánh giá cao vì không mang lại hiệu quả lâu dài. Ngoài ra cồn hoặc hóa chất có thể tạo thành sẹo xơ dính và ảnh hưởng đến chức năng của niêm mạc mũi.
- Phẫu thuật nội soi mũi: Nguyên tắc điều trị là loại bỏ thần kinh vidian và mang đến hiệu quả khá cao. Nhưng người bệnh có thể đối mặt với các nguy cơ hậu phẫu thuật như đau mắt kéo dài, mặt khô hoặc có thể bị dị cảm mặt.
- Phẫu thuật mổ hở: Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng và cấu trúc cuốn mũi dưới để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận này. Kết quả ban đầu rất khả quan nhưng không thể kéo dài mãi mãi. Mặt khác người bệnh còn phải đối mặt với các biến chứng như chảy máu tại vị trí mổ, viêm mũi teo, tốn nhiều thời gian để phục hồi vết mổ, xuất hiện vảy mũi khó chịu.
Lưu ý: Biện pháp ngoại khoa có thể gây suy giảm sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra phẫu thuật còn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng. Do đó người bệnh nên tìm đến các bệnh viện uy tín, trang thiết bị hiện đại và bác sĩ có tay nghề cao để điều trị.
Mẹo chữa viêm mũi vận mạch tại nhà
Nếu phát hiện viêm mũi vận mạch từ sớm, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi bệnh bằng các cách mẹo tại nhà như:
1. Xông hơi bằng tinh dầu
Đẩy hết chất nhầy và loại bỏ chất gây kích ứng ở bên trong hốc mũi, từ đó đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng hắt xì, đau họng, chảy nước mũi.
Cách thực hiện:
- Đun sôi nước, sau đó đổ vào bát lớn.
- Nhỏ thêm 3 – 4 giọt tinh dầu bất kỳ (trà, bạc hà, hương thảo,…).
- Tiếp đến xông hơi từ 5 – 10 phút với dung dịch rồi hỉ mũi để đẩy dịch nhầy ra ngoài.
- Kiên trì thực hiện mẹo này mỗi ngày sẽ cải thiện tốt bệnh tình.
2. Chữa viêm mũi vận mạch bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều chất kháng histamine nên có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Đồng thời nó còn giúp kháng sinh, kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình hồi phục và tăng cường khả năng miễn dịch để chống lại virus gây bệnh.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Ngâm tỏi với rượu, chờ đến khi nước ngả sang màu vàng thì có thể sử dụng. Hằng ngày hãy pha rượu tỏi với nước ấm để uống 2 – 3 lần.
- Cách 2: Ép tỏi lấy nước cốt và trộn chung với mật ong, sao cho tạo ra một hỗn hợp sánh mịn. Lấy tăm bông thấm vào dung dịch rồi để trong lỗ mũi từ 5 – 10 phút.
Mẹo dân gian phù hợp với những người mắc bệnh ở thể nhẹ và chưa phát sinh biến chứng. Tuy nhiên cách chữa này chỉ đóng vai trò hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng chứ không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu lạm dụng, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và có thể phát sinh biến chứng.
Điều trị viêm mũi vận mạch bằng Đông y
Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, viêm mũi vận mạch xảy ra do hai yếu tố chứng hư và chứng thực. Nghĩa là tỳ khí hư, phế khí hư, thận dương hư khiến sức đề kháng suy giảm, cơ thể mất cân bằng âm dương và tạo điều kiện cho phong hàn, phong nhiệt xâm nhập gây viêm nhiễm.
Để điều trị, YHCT sẽ kết hợp các thảo dược như Ké đầu ngựa, Cây giao, Hoa ngũ sắc,… theo công thức bí truyền. Từ đó mang đến tác dụng: trị dứt điểm các triệu chứng, loại bỏ tác nhân có hại và cho hiệu quả lâu dài chống tái phát.
Đa phần các bài thuốc Đông y đều được đúc kết và lưu truyền qua hàng trăm năm. Ngoài ra thành phần bào chế hoàn toàn là thảo dược gần gũi với người Việt nên phù hợp với mọi người bệnh. Do vậy thuốc nam có tính an toàn cao, giúp bổ phế, phục hồi các chức năng tạng phủ và không gây ra tác dụng phụ.
Viêm mũi vận mạch nên ăn gì? kiêng gì?
Để quá trình trị bệnh trở nên dễ dàng, người bệnh có thể khéo léo kết hợp biện pháp y khoa với chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng. Sau đây là thực đơn dành cho người bị viêm mũi vận mạch:
Bị viêm mũi vận mạch nên ăn gì?
Khi bổ sung cho cơ thể các chất dinh dưỡng sau, bệnh tình của bạn sẽ được kiểm soát tốt hơn:
- Thực phẩm chứa quercetin: Đây là một loại prolyphenol có thể kiểm soát mức độ sản xuất histamine trong cơ thể có nhiều trong hành, táo, bông cải xanh, đậu hoặc các loại quả mọng,…
- Thực phẩm giàu vitamin C: Là chất kháng histamin và hỗ trợ rất tốt cho hệ miễn dịch. Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C là: dâu tây, quả cam, bưởi, ổi, táo, ớt chuông, đu đủ, xoài, kiwi,…
- Thức ăn chứa nhiều omega 3: Cá thu, cá hồi, cá cơm… là những thực phẩm giàu chất chống viêm và cải thiện hiệu quả các triệu chứng…
- Đồ ăn giàu men vi sinh: Thực phẩm chứa men vi sinh có thể tăng cường lượng lợi khuẩn để cơ thể chống lại các vi khuẩn có hại.
Viêm mũi vận mạch kiêng ăn gì?
Một số loại thực phẩm sau có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Do đó bạn nên hạn chế:
- Thực phẩm lạnh: Đồ ăn hoặc đồ uống lạnh có thể làm co thắt đường thở hoặc kích thích co thắt phế quản, từ đó dẫn đến các cơn ho có đờm, tăng tiết chất nhầy tại đường hô hấp.
- Đồ uống chứa chất kích thích: Nhóm thực phẩm chứa chất kích thích như cà phê, bia, rượu,… chứa nhiều hàm lượng histamine và khiến bệnh ngày càng trầm trọng.
- Sữa và chế phẩm làm từ sữa: Sữa là yếu tố hàng đầu làm gia tăng lượng đờm và khiến các triệu chứng của bệnh ngày càng trầm trọng.
- Một số loại hạt: hạt óc chó, hạt điều, đậu phộng, hạt hạnh nhân… có thể làm tình trạng viêm mũi vận mạch nghiêm trọng hơn vì chúng chứa lượng lớn histamine.
- Thức ăn ngọt hoặc nhiều chất béo: Rất giàu calo nhưng ít chất chống oxy hóa và làm giảm tác dụng kháng viêm của histamine, gây chất nhầy và dẫn đến tình trạng nghẹt mũi.
Các cách phòng ngừa viêm mũi vận mạch
Nhiều chuyên gia đánh giá cao các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Bởi vì, đây là yếu tố giúp các bệnh nhân ngăn chặn sự tái phát viêm mũi vận mạch còn người khỏe mạnh có thể chống lại tác nhân gây hại. Theo đó, bạn hãy chú ý những vấn đề sau:
- Rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch để loại bỏ chất kích thích và giúp khai thông đường thở.
- Xì mũi nhẹ nhàng khi có chất kích thích hoặc khoang mũi tiết ra nhiều dịch nhầy.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí. Tuy nhiên nên bảo đảm rằng máy tạo độ ẩm luôn được làm sạch.
- Bổ sung nhiều nước, bao gồm cả nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây để làm loãng chất nhầy trong mũi.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng hoặc làm triệu chứng nặng hơn.
- Dùng thuốc thông mũi nhằm đẩy lùi triệu chứng nhưng không được sử dụng trong thời gian dài để tránh bị nhờn thuốc.
- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp nâng cao hệ miễn dịch và chống sự xâm nhập của các dị nguyên.
Với những bệnh nhân bị viêm mũi vận mạch, quá trình phòng ngừa sẽ khó khăn hơn khi chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Trong trường hợp này bạn hãy liên hệ với bác sĩ để có thêm thông tin. Ngoài ra đừng quên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.
Viêm mũi vận mạch có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng và rủi ro đối với sức khỏe nếu người bệnh không tìm đúng phương pháp điều trị. Ngoài ra các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng. Vì vậy ngay khi cơ thể xuất hiện biểu hiện nghi ngờ, bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị rõ ràng.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!