Viêm Mũi Dị Ứng Quanh Năm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục?

Viêm mũi dị ứng quanh năm tại sao hay tái phát và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng như thế nào hiệu quả là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp người đọc hiểu hơn về bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm cũng như hướng dẫn cách khắc phục bệnh hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng quanh năm là bệnh lý rất dễ tái phát
Viêm mũi dị ứng quanh năm là bệnh lý rất dễ tái phát

Vì sao bị viêm mũi dị ứng quanh năm?

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với những tác nhân từ bên ngoài môi trường. Viêm mũi dị ứng được chia làm 2 loại chính là viêm mũi dị ứng theo mùa (thường là vào mùa xuân) và viêm mũi dị ứng quanh năm.

Bởi vậy, khi cảm nhận bản thân có những biểu hiện của viêm mũi dị ứng diễn ra quanh năm thì có thể bạn thuộc trong số nhóm đối tượng gặp những nguyên nhân như sau:

  • Dị ứng với lông động vật tới niêm mạc mũi có thể gây ra những phản ứng kích ứng quanh năm.
  • Do tình trạng vi khuẩn, virus, nấm mốc trong không khí, tại những nơi ẩm ướt, nhỏ hẹp và gây ra dị ứng.
  • Dị ứng với bụi bẩn, khói thuốc, ký sinh trong không khí gây kích ứng và tạo nên những triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm.
  • Do cơ địa bẩm sinh có vách ngăn trong mũi bị lệch.
  • Yếu tố thời tiết, nhiệt độ thay đổi thất thường, đặc biệt là tiếp xúc với khí lạnh, khô.
Những tác nhân dị ứng kích thích lên niêm mạc mũi gây bệnh quanh năm
Những tác nhân dị ứng kích thích lên niêm mạc mũi gây bệnh quanh năm

Ngoài ra, viêm mũi dị ứng quanh năm còn có thể là biến chứng của một số bệnh lý như viêm xoang mãn tính, viêm amidan, viêm mũi,…; dị ứng các thuốc ( Aspirin, thuốc chống viêm, kháng sinh,…)

Triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm

Biểu hiện rõ ràng và phổ biến nhất của bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng nghẹt mũi, hắt hơi liên tục. Người bệnh cũng cảm nhận thấy cổ họng bị đau ngứa, sổ mũi, chảy dịch mũi màu trong suốt hoặc vàng xanh, ngứa miệng, ngứa vòm họng, sốt, đau đầu,…

Sau nhiều năm bế tắc tìm cách chữa trị viêm mũi dị ứng cho con, chị Đỗ Phương Trinh đã tìm ra bài thảo dược quý giúp con thoát bệnh TRIỆT ĐỂ, an toàn, không tác dụng phụ

Khi viêm mũi dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị sưng ống thông giữa phần phía sau mũi nối đến tai giữa. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của người bệnh, nhất là trẻ nhỏ. Bệnh có nguy cơ biến chứng sang viêm tai giữa, nhiễm trùng tai nếu như không được điều trị sớm.

Ngoài ra, viêm mũi dị ứng quanh năm còn biểu hiện với một số triệu chứng:

  • Ngứa hốc mắt, chảy nước mắt thường xuyên
  • Mắt bị đỏ, mí mắt trở nên sưng ngứa và vầng đỏ
  • Có thể xuất hiện những triệu chứng hen suyễn
  • Đau nhức tại các xoang

    Những biểu hiện của bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống
    Những biểu hiện của bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống

Cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Người bệnh có nhiều lựa chọn trong cách điều trị bệnh viêm mũi dị ứng quanh năm bằng thuốc hoặc những phương pháp khác. Tuy nhiên, với mỗi cách chữa trị trước khi áp dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Những biểu hiện của viêm mũi dị ứng quanh năm cũng giống như bệnh viêm mũi dị ứng theo mùa, sử dụng thuốc Tây y giúp là giảm nhanh những biểu hiện lâm sàng của bệnh, làm chấm dứt tình trạng hắt hơi mệt mỏi kéo dài.

Sử dụng thuốc uống điều trị

Một số nhóm thuốc phổ biến được kê thường là thuốc xịt, nhỏ mũi, thuốc kháng histamin, thuốc kháng viêm, kháng sinh,…

  • Thuốc kháng Histamin: Benadryl, Zyrtec, Allegra,… giúp ngăn chặn phản ứng quá mức của hệ miễn dịch trước kích thích của tác nhân gây dị ứng
  • Thuốc thông mũi: Phenylephrine, Oxymetazoline,… giúp giảm áp lực lên xoang và mũi. Không nên dùng quá 3 ngày bởi chúng có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi
  • Thuốc xịt, nhỏ mũi: Giúp cải thiện những triệu chứng của tình trạng dị ứng, thuốc không nên sử dụng lâu dài bởi có thể gây giãn tĩnh mạch, kích ứng niêm mạc mũi,…
Thuốc Tây y điều trị bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ
Thuốc Tây y điều trị bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ

Các đối tượng người bệnh sau nên thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng:

  • Người có tiền sử đột quỵ, bệnh tim
  • Rối loạn nhịp tim, rối loạn đông máu
  • Người thường gặp các vấn đề stress, căng thẳng
  • Huyết áp không ổn định hoặc vượt ngưỡng
  • Có vấn đề về bàng quang, tiết niệu.

Tiêm thuốc chống dị ứng

Với những trường hợp viêm mũi dị ứng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiêm thuốc dị ứng hoặc sử dụng liệu pháp miễn dịch. Phương pháp này thường ít được áp dụng và chỉ sử dụng khi:

  • Không thể tránh khỏi những tác nhân gây dị ứng.
  • Uống thuốc điều trị không có tác dụng, người bệnh nhờn thuốc.
  • Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh.

Liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi

Người bệnh sử dụng một viên thuốc nhỏ là hỗn hợp chất chống dị ứng ở dưới lưỡi để thuốc có thể ngấm trực tiếp vào mạch máu mà không thông qua tiêu hóa. Tác dụng của biện pháp này giúp điều trị viêm mũi dị ứng nhanh chóng do những tác nhân như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,…

Tuy nhiên, liệu pháp này cũng gây một số tác dụng phụ như đau sưng vòm họng trên, ngứa miệng, đau lưỡi, nghiêm trọng hơn có thể gây sốc phản vệ. Do đó, người bệnh cần thực hiện với sự theo dõi của các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo sức khỏe.

Trị viêm mũi dị ứng quanh năm tại nhà

Những mẹo dân gian sử dụng những cây cỏ tự nhiên khá an toàn, lành tính có khả năng giảm nhanh những triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó chúng còn không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng, hoàn toàn có thể áp dụng lâu dài trong điều trị.

Cây ngũ sắc chữa viêm mũi dị ứng

Cây ngũ sắc còn gọi là cây cỏ hôi, cây cứt lợn, mọc hoang ở ven đường và đồng cỏ. Trong cây ngũ sắc có chứa tinh dầu với khả năng chống viêm, giảm phù nề, tiêu sưng, chống dị ứng rất tốt.

Cây hoa ngũ sắc chứa nhiều tinh dầu giúp điều trị viêm mũi dị ứng
Cây hoa ngũ sắc chứa nhiều tinh dầu giúp điều trị viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện:

  • Cây ngũ sắc đem rửa sạch, để ráo
  • Đem giã nát rồi chắt lấy nước
  • Sử dụng bông gòn chấm dung dịch vừa thu được rồi nhét vào 2 bên cánh mũi để khoảng 15 – 20 phút
  • Bỏ bông ra ngoài, cảm nhận dịch mũi loãng ra thì xì mạnh để tống dịch mũi ứ đọng trong các xoang ra ngoài.

Trị viêm mũi dị ứng quanh năm với gừng

Gừng có tính ấm, vị cay, chứa nhiều tinh chất được ví như chất kháng sinh tự nhiên, giúp kháng histamin nên có khả năng giảm ngứa, giảm dị ứng. Bởi vậy, gừng được dùng rất nhiều trong chữa viêm mũi dị ứng.

Cách làm:

  • Gừng đem rửa sạch, cạo vỏ, thái thành lát mỏng
  • Đem 3 – 4 lát gừng bỏ vào ấm đun cùng với quế
  • Sử dụng nước để uống hàng ngày giúp cải thiện bệnh.

Tỏi chữa viêm mũi dị ứng

Tỏi là một vị thuốc hữu hiệu trong điều trị nhiều bệnh lý, trong đó có viêm mũi dị ứng. Theo nghiên cứu, trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất allicin, glucogen,… đều có công dụng chống viêm, diệt khuẩn, sát trùng tốt.

Tỏi có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ
Tỏi có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm mạnh mẽ

Cách điều chế tỏi chữa viêm mũi dị ứng vô cùng đơn giản như sau

  • Tỏi đem lột vỏ rồi ép lấy nước
  • Lấy bông gòn chấm dung dịch rồi nhét vào mũi, để yên trong khoảng 10 phút
  • Xì mạnh để đẩy hết dịch mũi ra ngoài
  • Thực hiện 2 – 3 lần ngày để bệnh thuyên giảm.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng quanh năm

Song song với việc điều trị bệnh, chúng ta cũng cần lưu ý một số biện pháp giúp làm giảm khả năng mắc viêm mũi dị ứng. Bạn có thể thực hiện một số cách đơn giản sau:

  • Tránh xa những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, hóa chất,…
  • Tắm cho động vật thường xuyên, không cho động vật ngủ cùng giường.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế nấm mốc, bụi sinh sôi phát triển.
  • Không nên lạm dụng điều hòa, quạt xông hơi, máy tạo độ ẩm,…
  • Thường xuyên giặt chăn màn, gối đệm, rèm cửa,… để loại bỏ những mạt bụi.
  • Dọn dẹp thức ăn thừa tránh vi khuẩn sinh trưởng, gián hoạt động.
  • Luôn đeo khẩu trang khi đi ra đường.
  • Từ bỏ thói quen đưa tay lên mũi để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mũi.
  • Luôn giữ ấm đường thở, hạn chế tác động thất thường của thời tiết, mặc áo ấm, quàng khăn,…
  • Điều trị dứt điểm những căn bệnh về răng miệng, tai mũi họng liên quan như viêm xoang, viêm mũi, viêm amidan, hen suyễn,…
  • Trong trường hợp không biết tác nhân nào gây dị ứng, người bệnh có thể đến cơ sở y tế để thăm khám và xác định.

Viêm mũi dị ứng thời tiết quanh năm là một bệnh lý phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mọi người nên trang bị đầy đủ những kiến thức về bệnh, giúp điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát về sau. Trường bệnh, bệnh tình dai dẳng suốt thời gian dài, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (4 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *