Bị viêm lợi (nướu) răng cửa hoài không khỏi do đâu?

Viêm lợi răng cửa thường nhẹ và có thể được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm nướu có thể kéo dài và cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Viêm lợi răng cửa
Viêm lợi răng cửa hoài không khỏi có thể cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn

Nguyên nhân gây viêm lợi (nướu) răng cửa hoài không khỏi

Nướu răng là các mô mềm bên trong miệng, bao quanh răng và cung cấp cấu trúc bảo vệ răng. Nướu răng được liên kết chặt chẽ với xương bên dưới răng để chống lại sự ma sát khi thức ăn đi qua nướu.

Viêm nướu răng cửa thường xảy ra khi người bệnh có thói quen vệ sinh răng miệng kém, chẳng hạn như không đánh răng, không sử dụng chỉ nha khoa hoặc không khám răng định kỳ. Khi răng không được vệ sinh phù hợp sẽ tạo điều kiện mảng bám hình thành trên răng, gây viêm các mô xung quanh nướu.

Trong trường hợp viêm nướu răng cửa hoài không khỏi có thể là dấu hiệu nướu răng bị tổn thương, dẫn đến viêm, chảy máu và đau nhức nghiêm trọng. Cụ thể, các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi răng cửa bao gồm:

1. Sâu răng cửa không được điều trị

Sâu răng cửa là tình trạng hình thành các khu vực tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt cứng của răng. Sâu răng là sự kết hợp của nhiều yếu tố, bao gồm vi khuẩn, thường xuyên ăn vặt, sử dụng đồ uống có đường hoặc không vệ sinh răng miệng phù hợp.

Sâu răng cửa là một vấn đề phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu không được điều trị phù hợp, tình trạng sâu răng cửa sẽ lớn dần, gây ảnh hưởng đến các lớp sâu hơn của răng. Ngoài ra, sâu răng cửa nghiêm trọng có thể dẫn đến một số dấu hiệu như:

  • Đau răng không rõ nguyên nhân
  • Ế buốt răng
  • Xuất hiện các lỗ sâu có thể nhìn thấy trên răng
  • Đau khi cắn hoặc nhai
  • Viêm nướu răng cửa

Nếu không sâu răng cửa không được điều trị, sâu răng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến các lớp sâu của răng. Điều này có thể dẫn đến đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng và mất răng.

2. Viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng viêm nướu răng nghiêm trọng, gây tổn thương các mô mềm và có thể phá hủy xương nâng đỡ răng nếu không được điều trị. Viêm nha chu có thể gây lung lay răng cửa và dẫn đến mất răng nếu không được điều trị phù hợp.

Viêm nướu răng cửa
Viêm nha chu là tình trạng viêm nướu nghiêm trọng, có thể gây mất răng nếu không được điều trị phù hợp

Nướu răng khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt, vừa khít với răng và chắc chắn. Nướu bị viêm nha chu có thể trở nên sưng húp, có màu đỏ tươi và một số dấu hiệu khác như:

  • Viêm nướu răng cửa hoài không khỏi
  • Nướu có cảm giác mềm khi chạm vào
  • Nướu dễ chảy máu
  • Chảy máu khi đánh răng
  • Hôi miệng
  • Có mủ ở giữa răng và nướu
  • Đau khi nhai
  • Tụt nướu, khiến răng trông dài hơn bình thường

Viêm nha chu có thể gây mất răng cửa. Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu qua các mô nướu, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp, các bệnh hô hấp, bệnh mạch vành, tiểu đường và ảnh hưởng đến tính mạng.

3. Viêm tủy răng

Tủy răng là phần sâu bên trong của răng, chứa các dây thần kinh, chứa và nguồn cung cấp dinh dưỡng cho răng. Viêm tủy răng xảy ra khi tủy răng bị nhiễm trùng, dẫn đến đau đớn, sưng tấy và viêm nướu răng.

Viêm tủy răng cửa có thể dẫn đến các cơn đau đớn ở răng cửa. Các triệu chứng và dấu hiệu khác có thể bao gồm:

  • Viêm nướu răng cửa hoài không khỏi
  • Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh
  • Nhạy cảm với đồ ăn hoặc đồ uống ngọt

Viêm tủy răng thường xảy ra sau khi các lớp bảo vệ răng bị tổn thương. Điều này tạo điện kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, dẫn đến viêm và sưng tấy. Nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm tủy là sâu răng cửa nghiêm trọng không được điều trị. Ngoài ra, các chấn thương, gãy răng hoặc các hoạt động lặp lại thường xuyên (như nghiến răng) cũng có thể gây viêm tủy.

Viêm tủy răng cần được chẩn đoán và điều trị sớm để tránh các biến chứng không thể hồi phục và gây mất răng. Do đó, người bệnh có dấu hiệu viêm tủy răng nên đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

4. Tụt nướu

Nướu được tạo thành từ các mô màu hồng bên trong miệng, bám vào xương và ôm khít từng răng đến tận cổ răng. Tụt nướu răng cửa xảy ra khi nướu bị đẩy lùi hoặc mòn đi và làm lộ các mô bao phủ chân răng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng viêm lợi răng cửa hoài không khỏi, tăng nguy cơ nhiễm trùng và mất răng.

viêm lợi trùm răng cửa
Tụt nướu là tình trạng tổn thương nướu và có thể gây viêm nướu kéo dài

Vệ sinh răng miệng kém và bệnh nha chu là các nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây tụt nướu. Tuy nhiên tụt nướu có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, kể cả những người vệ sinh răng miệng phù hợp.

Tụt nướu răng thường không có triệu chứng sớm và thường không nhận biết được tình trạng bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tụt nướu răng cửa có thể dẫn đến một số dấu hiệu, chẳng hạn như:

  • Viêm lợi răng cửa
  • Thay đổi bề ngoài răng, răng mọc dài hơn do nướu bị tụt
  • Nhạy cảm với nhiệt độ nóng và lạnh

Bên cạnh đó, tụt nướu có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề răng miệng tiềm ẩn, bao gồm bệnh nướu răng và làm tăng nguy cơ sâu răng. Ngoài ra, tụt nướu có thể gây hôi miệng và chảy máu nướu răng.

5. Tổn thương nướu

Viêm lợi răng cửa hoài không khỏi có thể liên quan đến các chấn thương hoặc suy nhược nướu. Cụ thể một số nguyên nhân tiềm ẩn có thể bao gồm:

  • Vết loét sâu: Đây là những vết loét nhỏ gây đau đớn ở nướu. Nguyên nhân dẫn đến lở loét có thể bao gồm căng thẳng, chấn thương miệng, suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc một số tình trạng sức khỏe khác.
  • Vết cắt nhỏ: Đôi khi thức ăn có thể dẫn đến một số vết cắt nhỏ ở nướu răng cửa. Điều này có thể dẫn đến đau đớn, sưng, chảy máu và viêm lợi răng cửa.
  • Thay đổi nội tiết tố: Đôi khi thay đổi nội tiết tố, chẳng hạn như thời kỳ mang thai có thể dẫn đến tụt nướu răng, sưng, đau, chảy máu và viêm nướu.
  • Sử dụng chỉ nha khoa không đúng kỹ thuật: Chải răng hoặc sử dụng chỉ nha khoa quá mạnh có thể gây sưng, đau đớn, chảy máu và viêm nướu.
  • Tác động của thực phẩm: Một số thói quen ăn uống, chẳng hạn như ăn thức ăn quá cứng, quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây kích ứng các mô nướu, dẫn đến sưng và viêm. Bên cạnh đó, các thói quen ăn uống không lành mạnh có thể gây tổn thương men răng, khiến răng đau đớn, chảy máu và ê buốt.
  • Đánh răng không đúng kỹ thuật: Đánh răng quá mạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm lợi răng cửa, sưng nướu, đỏ và chảy máu. Ngoài ra, thói quen này cũng gây tổn thương men răng và tăng nguy cơ mất răng.

Viêm lợi răng cửa hoài không khỏi có nguy hiểm không?

Viêm lợi là một tình trạng phổ biến và có thể điều trị bằng cách biện pháp chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu không được điều trị phù hợp, viêm lợi răng cửa có thể phát triển lây lan đến các mô và xương bên dưới răng dẫn đến viêm nha chu. Viêm nha chu nghiêm trọng có thể gây mất răng.

Viêm lợi răng cửa hoài không khỏi được gọi là viêm lợi mãn tính. Tình trạng này được cho là có liên quan đến một số bệnh lý toàn thân, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, các bệnh về hô hấp, bệnh tiểu đường, bệnh mạch vành và đột quỵ. Một số nghiên cứu cho thấy, vi khuẩn gây viêm nướu răng có thể xâm nhập vào các mô nướu, gây ảnh hưởng đến tim, phổi và một số bộ phận khác.

Ngoài ra, viêm lợi lở loét hoại tử là một biến chứng nghiêm trọng của tình trạng viêm lợi răng cửa hoài không khỏi. Tình trạng này dẫn đến đau đớn, nhiễm trùng, chảy máu nướu và lở loét nghiêm trọng.

Tóm lại, viêm lợi răng cửa có thể dẫn đến nhiều rủi ro và biến chứng nghiêm trọng. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm lợi, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Điều trị viêm lợi răng cửa như thế nào?

Cách tốt nhất để điều trị các bệnh nướu răng là thực hành vệ sinh răng miệng phù hợp. Tuy nhiên các trường hợp nghiêm trọng cần được điều trị nha khoa và điều trị y tế để tránh các rủi ro liên quan.

1. Vệ sinh răng miệng phù hợp

Để cải thiện các triệu chứng viêm lợi răng cửa, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc nướu răng như sau:

viêm lợi ở răng cửa phải làm sao
Vệ sinh răng miệng phù hợp có thể ngăn ngừa nguy cơ viêm lợi
  • Đánh răng hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần khoảng 2 phút.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm hoặc bàn chải điện để làm sạch răng hiệu quả hơn.
  • Sử dụng kem đánh răng có chứa fluor, một khoáng chất tự nhiên có thể bảo vệ răng và chống sâu răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ răng thường xuyên, tốt nhất là mỗi ngày trước khi đánh răng để làm sạch các kẽ răng.
  • Không hút thuốc lá hoặc nhai thuốc lá.
  • Khám nha khoa định kỳ 1 – 2 lần mỗi năm hoặc thường xuyên hơn để làm sạch răng chuyên nghiệp.
  • Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp chăm sóc răng phù hợp.

2. Sử dụng nước súc miệng

Một số loại nước súc miệng sát khuẩn có chứa chlorhexidine hoặc hexetidine có thể kiểm soát sự tích tụ của mảng bám và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm nướu răng cửa. Nước súc miệng không thể loại bỏ các mảng bám hiện tại, tuy nhiên sử dụng nước súc miệng có thể ngăn ngừa sự hình thành vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và ngăn ngừa viêm nướu hiệu quả.

Tuy nhiên, nước súc miệng Chlorhexidine có thể làm răng ố vàng khi được sử dụng thường xuyên. Do đó, sản phẩm được sử dụng trong một thời gian ngắn (thường là 4 tuần), dưới sự hướng dẫn của nha sĩ.

Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

3. Các biện pháp tự nhiên

Trong một số trường hợp, người bị viêm lợi răng cửa có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tại nhà để giảm bớt sự khó chịu. Cụ thể các biện pháp bao gồm:

chữa viêm lợi răng cửa tại nhà
Đinh hương có thể hỗ trợ kháng khuẩn và điều trị viêm lợi hiệu quả
  • Súc miệng với nước muối: Người bệnh có thể súc miệng với 1 thìa cà phê muối với 200 ml nước ấm để hạn chế các triệu chứng viêm nướu.
  • Tinh dầu đinh hương: Thoa tinh dầu đinh hương vào nướu răng bị ảnh hương có thể hỗ trợ giảm đau và sưng.
  • Thuốc giảm đau: Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể hỗ trợ giảm đau nướu hiệu quả.
  • Đánh răng cẩn thận: Nhẹ nhàng khi chải răng qua khu vực nướu bị tổn thương, sưng, đau hoặc chảy máu.

Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể gây kích ứng nướu và khiến tình trạng viêm lợi răng cửa hoài không khỏi. Do đó, khi bị viêm lợi, người bệnh nên lưu ý tránh một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:

  • Thực phẩm có tính axit, chẳng hạn như cà chua hoặc trái cây họ cam quýt
  • Thực phẩm sắc nhọn, dễ gây xước nướu, chẳng hạn như khoai tây chiên, quả hạch hoặc bánh quy
  • Thực phẩm cay, chẳng hạn như ớt, tiêu

Ngoài ra, những bệnh nhân bị loét miệng có thể bổ sung vitamin, khoáng chất, chẳng hạn như sắt và vitamin B12 để hỗ trợ giảm đau.

4. Làm sạch chuyên nghiệp

Trong các trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể được đề nghị điều trị nha khoa để tránh các rủi ro liên quan. Cụ thể trong quá trình làm sạch chuyên nghiệp, bác sĩ có thể loại bỏ các mảng bám và cao răng tích tụ trên răng để ngăn ngừa tình trạng viêm lợi.

Nha sĩ sẽ cap sạch mảng bám và cao răng bằng các dụng cụ đặc biệt, sau đó đánh bóng răng để loại bỏ các vết ố. nếu mảng bám và cao răng tích tụ nhiều, người bệnh có thể cần thực hiện đánh bóng nhiều hơn 1 lần.

5. Bào láng gốc răng

Trong một số trường hợp viêm lợi răng cửa có thể phải bào láng gốc chân răng để làm sạch sâu dưới nướu, loại bỏ vi khuẩn từ chân răng và ngăn ngừa các nguy cơ tái nhiễm trùng.

điều trị viêm lợi răng cửa
Trao đổi với nha sĩ để được hướng dẫn cụ thể

Trước khi thực hiện bào láng gốc răng, người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để làm tê khu vực này và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Sau khi thực hiện thủ thuật, người bệnh có thể cảm thấy đau và khó chịu trong 48 giờ.

Viêm lợi răng cửa khi nào cần đến bệnh viện?

Người bệnh bị viêm lợi răng cửa nghiêm trọng, kéo dài hoặc tái phát thường xuyên nên đến bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe toàn diện. Nha sĩ có thể kiểm tra nướu răng, xác định nguy cơ nhiễm trùng, sâu răng và các vấn đề răng miệng khác để đề nghị phương pháp chẩn đoán phù hợp.

Ngoài ra, người bệnh cũng được đề nghị đến bệnh viện kiểm tra nếu xuất hiện các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Hôi miệng không được cải thiện khi đánh răng
  • Chảy máu chân răng
  • Nướu răng bị tụt
  • Răng lung lay
  • Đau khi nhai
  • Nướu răng sưng đỏ
  • Răng trở nên nhạy cảm

Viêm lợi răng cửa là một tình trạng phổ biến có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau. Các biện pháp chăm sóc tại nhà và vệ sinh răng miệng phù hợp có thể cải thiện các triệu chứng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trong các trường hợp viêm nướu kéo dài, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và điều trị phù hợp.

Thông tin thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *