Xuất Huyết Dạ Dày Là Gì ? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Xử Lý
Nội dung bài viết
Xuất huyết dạ dày là dấu hiệu cho thấy lớp niêm mạc ở dạ dày bị chảy máu. Để điều trị ngăn chặn xuất huyết triệt để, đầu tiên người bệnh cần xác định đâu là nguyên nhân gây bệnh mới có thể khắc phục từ căn nguyên. Bài viết tổng hợp thông tin về triệu chứng xuất huyết dạ dày, cũng như cách nhận biết và xử lý nhanh trong cơn nguy kịch.
Bệnh xuất huyết dạ dày là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày (chảy máu dạ dày) là tình trạng chảy máu tại vùng niêm mạc dạ dày. Dạ dày ứ huyết khiến người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu. Tình trạng xuất huyết dạ dày không phải là bệnh mà là biến chứng cấp tính nguy hiểm của bệnh lý liên quan đến dạ dày. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân bị xuất huyết có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Tình trạng xuất huyết có thể xuất hiện sau quá trình hình thành ổ viêm ở dạ dày. Phần lớn xảy ra ở những bệnh nhân từ 40 – 70 tuổi. Triệu chứng cũng xảy ra ở trẻ em hoặc trẻ sơ sinh, nhưng thường là do vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể gây ra. Đối với người ở độ tuổi trung niên và cao niên, bệnh xảy ra do bệnh lý hoặc những ảnh hưởng tác động từ thói quen, sinh hoạt trong quá trình lâu dài.
Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày
- Thuốc kháng sinh: Lạm dụng dùng thuốc kháng sinh dùng để kháng viêm, giảm đau, chống đông máu có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Trong đó có tình trạng xuất huyết dạ dày do viêm loét thành niêm mạc. Ngoài ra lạm dụng thuốc kháng sinh cũng khiến dạ dày bị nhờn thuốc và hình thành những vùng trợt trên niêm mạc.
- Do các khối u lành tính: Trong một số trường hợp, dạ dày của bạn hình thành các khối u lành tính và tạo gánh nặng cho lớp niêm mạc, những cử động ma sát nhẹ cũng có thể gây ra chảy máu dạ dày. Tình trạng diễn biến lâu dài có thể gây tổn thương nặng nề, từ đó các tổn thương viêm nhiễm ở dạ dày xảy ra không thể tránh khỏi.
- Hội chứng Mallory Weiss: Đây là hội chứng đặc biệt hiếm gặp khiến người bệnh nôn nhiều, đặc biệt là khi có tác dụng của bia rượu. Những tổn thương ở dạ dày có thể tiến triển nghiêm trọng khi nôn và làm cho dạ dày của bạn bị chảy máu.
- Sinh lý mạch máu: Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày khá hiếm gặp là tình trạng mở rộng bất thường của mạch máu trong đường tiêu hóa. Điều này khiến thành dạ dày mỏng hơn và dễ bị vỡ hơn.
- Tác dụng của rượu bia: Thói quen uống bia rượu là nguyên nhân chính gây ra những tổn thương nặng nề lên lớp niêm mạc dạ dày, đặc biệt ở đối tượng nam giới. Từ đó gây viêm và làm tổn thương nặng nề lớp niêm mạc, triệu chứng tiến triển lâu dài có thể gây thủng dạ dày.
- Căng thẳng kéo dài: Tâm lý stress và tình trạng tinh thần luôn lo lắng sẽ khiến mệt mỏi. Điều này vô tình làm dịch vị ở dạ dày tiết ra nhiều hơn và không kiểm soát được, từ đó gây nên tình trạng viêm loét niêm mạc.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, một cố yếu tố khác làm tăng nguy cơ xuất huyết dạ dày như vi khuẩn Hp, chế độ ăn uống không lành mạnh, hợp lý… Thói quen ăn thực phẩm dầu mỡ, thức ăn cay nóng cũng gây ra những vấn đề về tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến dạ dày.
Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?
Ngoài những nguyên nhân tiên phát kể trên, các căn bệnh tại hệ tiêu hóa cũng gây ra chảy máu dạ dày ở giai đoạn nặng. Một số bệnh lý có biến chứng xuất huyết dạ dày nguy hiểm được đề cập trong bài viết sau:
Xuất huyết dạ dày trên
- Trào ngược dạ dày thực quản: Triệu chứng trào ngược axit dạ dày là một bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến. Có thể gây kích ứng và viêm thực quản nếu diễn biến lâu dài, đây cũng là nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày nhẹ.
- Viêm dạ dày: Còn được gọi là triệu chứng viêm niêm mạc dạ dày. Điều này xuất phát từ thói quen sử dụng rượu bia và là hệ lụy sau khi dùng một số loại thuốc giảm đau, thuốc tâm thần quá mức.
- Viêm loét dạ dày, tá tràng: Tình trạng xuất huyết dạ dày đến từ nguyên nhân chủ yếu là tổn thương ở niêm mạc, gọi chung là bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Có hơn 40% người bệnh viêm loét dạ dày có biểu hiện đau vùng thượng vị, sau đó nôn ra máu và phân đen ở giai đoạn viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.
Xuất huyết dạ dày dưới
- Bệnh lý viêm túi thừa: Viêm túi thừa là căn bệnh xảy ra ở đoạn dưới của dạ dày, liên quan đến sự phát triển của các túi nhỏ, phình ra trong đường tiêu hóa (túi thừa). Nếu một trong những túi nhỏ này bị viêm hoặc nhiễm trùng sẽ dẫn đến tình trạng viêm túi thừa.
- Bệnh viêm ruột: Tình trạng viêm ruột còn gọi là viêm loét đại tràng, so ảnh hưởng của vi khuẩn HP hoặc thói quen ăn uống mà hình thành các vùng viêm và lở loét ở đại tràng và trực tràng, sau đó gây viêm niêm mạc của đường tiêu hóa.
- Viêm đại tràng: Các tổn thương gây viêm tại ruột kết còn gọi là viêm đại tràng. Nếu không được điều trị sớm, một số khu vực có thể biến thành ung thư trực tràng gây chảy máu.
- Bệnh trĩ: Một trong những nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày dưới thường gặp và có thể nhìn thấy, sờ thấy được. Bệnh xảy ra khi các tĩnh mạch mở rộng ở vùng hậu môn phình to, nếu va chạm mạnh có thể vỡ và chảy máu.
- Viêm ruột thừa: Viêm niêm mạc trực tràng hay còn gọi là viêm ruột thừa có thể gây chảy máu trực tràng. Tuy nhiên hiếm có giai đoạn viêm ruột thừa gây xuất huyết do hầu hết đều được điều trị từ sớm.
Xuất huyết dạ dày có nguy hiểm không?
Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính vô cùng nguy hiểm đặc trưng ở những bệnh lý liên quan đến dạ dày. Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn sẽ không nhận thấy những biểu hiện rõ của tổn thương. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến vài năm, đến khi có triệu chứng thì bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cấp tính. Những đợt xuất huyết do viêm loét thường xảy ra cách vài năm, hoặc vài chục năm tùy thuộc vào chế độ sinh hoạt, ăn uống của người bệnh.
Khi tình trạng chảy máu dạ dày trở nặng, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể rã rời, hoa mắt, chóng mặt, chân tay lạnh ngắt và các mạch yếu dần đi. Trong trường hợp nguy cấp này, xuất huyết dạ dày sẽ đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu sớm. Mức độ nguy hiểm của triệu chứng được chia làm hai cấp:
- Xuất huyết nhẹ: Diễn biến nhanh chóng và không có biểu hiện suy nhược nghiêm trọng. Có thể gây nên tình trạng thiếu máu tạm thời, cơ thể mệt mỏi, tinh thần không tỉnh táo.
- Xuất huyết nặng: Người bệnh mất tỉnh táo, có dấu hiệu suy nhược nghiêm trọng, suy tim, mạch nhỏ, không ổn định, không thể cử động và tức ngực khó thở. Chỉ số huyết áp cũng như mạc đập tụt giảm nhanh chóng.
Dấu hiệu nhận biết xuất huyết dạ dày
Xuất huyết dạ dày là tình trạng chảy máu nội cơ quan có tiến triển từng đợt và ngày càng nghiêm trọng sau mỗi lần tái phát. Nếu tình trạng xuất huyết nhẹ, người bệnh có thể nhận biết thông qua những biểu hiện cụ thể sau:
- Thay đổi sắc tố da: Do hoạt động của dạ dày yếu, không thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng nên khả năng hấp thu dưỡng chất của cơ thể cũng bị giảm sút, từ đó gây ra mệt mỏi, lâu ngày cơ thể bị suy nhược, sắc mặt nhợt nhạt. Biểu hiện xuất huyết dạ dày này rất dễ nhận biết.
- Đau vùng thượng vị dạ dày: Tình trạng đau vùng thượng vì thường xảy ra ở khu vực trên rốn và dưới xương ức. Trong đó cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị dạ dày và lan rộng khắp vùng bụng. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau dữ dội, vã hồi hôi và bụng căng cứng,… điều này cho thấy các tổn thương nhất định ở dạ dày.
- Buồn nôn và nôn ra máu: Nếu bạn có dấu hiệu nôn ra máu, kèm đau bụng âm ỉ thì khả năng bạn bị xuất huyết dạ dày rất lớn. Hơn 90% bệnh nhân bị viêm loét dạ dày đều nôn ra máu trong giai đoạn cấp tính. Những triệu chứng đi kèm là tình trạng đầy bụng, chướng bụng, buồn nôn, có mùi tanh lợm ở miệng và sau đó bạn có thể nôn ra máu tươi hoặc máu đen với số lượng ít.
- Đi ngoài ra máu: Đặc trưng ở bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày là tình trạng đi ra ngoài ra phân có màu đen như màu bã cà phê. Chất phân sền sệt và có mùi hôi thối rất khó chịu, đây là dấu hiệu xuất huyết trong phân. Lượng phân càng nhiều và càng có màu đen sậm cho thấy mức độ xuất huyết càng nghiêm trọng.
- Cơ thể thiếu máu: Nôn và đi ngoài ra máu sẽ khiến cơ thể mất máu nhanh chóng. Dấu hiệu cho thấy người bệnh bị thiếu máu thường gặp là tình trạng choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, cơ thể ướt mồ hôi, huyết áp tụt nhanh…
Bởi vì xuất huyết dạ dày có thể tiến triển nhanh chóng và gây ra nhiều biến chứng, do đó bệnh nhân cần được đưa đi nhập viện càng sớm càng tốt để kiểm tra tình hình và tiến hành cầm máu. Người bệnh không nên tiến hành điều trị tại nhà bằng bất kỳ phương pháp nào vì sơ hở có thể gây mất máu dẫn đến tử vong.
Cách xử lý khi bị xuất huyết dạ dày
Hầu hết những người bệnh bị xuất huyết dạ dày đều không có đủ nhận thức để xử lý nên người thân, và những người gần bệnh nhân nhất cần sơ cứu người bệnh duy trì chỉ số sinh tồn trong thời gian đợi cấp cứu. Khi phát hiện bản thân bị xuất huyết dạ dày, bệnh nhân cần được cầm máu, sau đó đến bệnh viện kiểm tra và chẩn đoán.
Cách xử lý khi xuất huyết dạ dày cho người bệnh tiến hành tại chỗ theo hướng dẫn sau:
- Đầu tiên cần gọi cấp cứu ngay cho bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Nên ưu tiên những bệnh viện có chuyên khoa Tiêu hóa với khoảng cách cần nhà nhất.
- Người bị xuất huyết dạ dày cần được đặt trong tư thế nằm yên trên giường, không nên đi lại sẽ gây xuất huyết vết thương nghiêm trọng hơn. Để bệnh nhân nằm trong khu vực thoáng đãng, gác cái gối để nâng phần thân dưới cao hơn. Đối với bệnh nhân có dấu hiệu hạ huyết áp, nên đắp thêm chăn để làm ấm cơ thể.
- Sử dụng nước muối loãng để cầm máu theo tỷ lệ 8g muối với 100 ml nước ấm rồi cho bệnh nhân uống. Mục đích của bước thực hiện này là cung cấp nước và bổ sung chất điện phân nếu bệnh nhân có triệu chứng xuất huyết bao tử ra máu và bị tiêu chảy.
- Nếu như không có nước muối, gia đình có thể cầm máu bằng thuốc cho bệnh nhân. Một số loại thuốc có thể tìm mua tại trung tâm y tế có tác dụng cầm máu tạm thời là vitamin K, Hemocaprol, Posthypophyse,…
- Sau khi thực hiện các bước sơ cấp trên, nên đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay có 2 phương pháp điều trị bệnh xuất huyết dạ dày phổ biến là điều trị ngoại khoa (phẫu thuật), điều trị bảo tồn giúp bệnh nhân tự hồi sức tại nhà. Mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm riêng, người bệnh nên hiểu rõ về từng giải pháp để điều trị đúng.
Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày
Điều trị xuất huyết dạ dày bắt đầu từ tìm hiểu và đối phó với căn nguyên của bệnh. Phác đồ điều trị xuất huyết dạ dày dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh nhân cần được kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng. Cụ thể quy trình điều trị bệnh chủ yếu gồm những bước sau:
- Chống sốc và hồi sức cấp tốc: Bệnh nhân được hỗ trợ thở oxy từ 30-50 phút tuỳ vào tình trạng xuất huyết. Sau đó bù một lượng hồng cầu vừa đủ để phòng tránh kiệt sức do mất máu. Kết hợp bù dung dịch Natri Clorua nồng độ 0.9% theo liều lượng phụ thuộc vào lượng máu bị mất, kết hợp kiểm tra các triệu chứng xuất huyết dạ dày đi kèm. Tất cả các bước sẽ được thực hiện dưới sự giám sát chặt sẽ của bác sĩ chuyên khoa.
- Kiểm tra mức độ bệnh: Sau giai đoạn hỗ trợ chống sốc và hồi sức, cần mất thời gian ngắn để người bệnh ổn định các chỉ số, trong lúc đó bác sĩ có thể nội soi để kiểm tra tình trạng bệnh. Thông qua một số biểu hiện trên cơ thể và hình ảnh siêu âm nhằm xác định triệu chứng bệnh đang tiến triển ở mức độ nào.
- Xác định vị trí xuất huyết: Tiến hành theo dõi và xác định vị trí, kích thước và số lượng các vết xuất huyết bằng những phương pháp chuyên môn. Từ đó tiến hành kê đơn thuốc và áp dụng những phương pháp thích hợp.
- Nội soi cấp cứu: Thực hiện nội soi để xác định cụ thể vết thương ở dạ dày để tiến hành cầm máu. Bệnh nhân được tiêm một mũi PPI 2 lần mỗi ngày để nâng độ PH trong dạ dày. Liều thuốc giúp duy trì chức năng đông máu tại dạ dày. Người có tiền sử viêm gan sẽ được tiêm vitamin K kết hợp cùng các loại thuốc chống lại quá trình đông máu.
- Nhận định nguyên nhân và kiểm soát xuất huyết: Kết quả nội soi giúp bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh xuất huyết dạ dày, sau đó mới có phương pháp điều trị tận gốc. Để kiểm soát xuất huyết, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp nhiệt đông, chích xơ, kết hợp buộc thắt tĩnh mạch, chèn bóng.
- Ngăn ngừa biến chứng và tái phát bệnh: Để phòng tránh các biến chứng hạ huyết áp, thủng dạ dày, rối loạn tuần hoàn… thì khi nội soi, bệnh nhân sẽ được tiêm liều thuốc PPI hoặc Ranitidin 50mg vào vùng tĩnh mạch. Phòng tránh tái phát sau điều trị bằng cách nghỉ ngơi thường xuyên và xây dựng chế độ ăn và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Xuất huyết dạ dày có phải mổ không?
Phương pháp điều trị ngoại khoa được chỉ định cho một số trường hợp viêm loét dạ dày, thủng dạ dày gây xuất huyết đặc biệt nghiêm trọng. Thông thường những trường hợp bệnh nhân này thường bị xuất huyết nặng, kéo dài, đã có tiền sử chảy máu do biến chứng và có khả năng thoái hóa ác tính.
Ngoài ra phương pháp điều trị ngoại khoa cũng được cân nhắc áp dụng đối với nhóm người cao tuổi không đáp ứng với thuốc. Điều trị phẫu thuật chủ yếu hướng đến nhóm đối tượng đã qua điều trị bảo tồn nhưng không đạt được kết quả như kỳ vọng. Trong đó mục đích chính của phẫu thuật dạ dày là cầm máu và bảo toàn tính mạng cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào vị trí và diện tích của vùng niêm mạc bị tổn thương mà bác sĩ điều trị có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn phần dạ dày của người bệnh. Thời gian theo dõi và hồi sức sau khi phẫu thuật được chỉ định cụ thể từ bác sĩ điều trị. Tuy nhiên do phẫu thuật dạ dày là phẫu thuật mở nên người bệnh cần nằm viện ít nhất 2 tuần cho đến khi cơ thể phục hồi hoàn toàn.
Những thông tin trong bài viết đã trình bày rõ vấn đề xuất huyết dạ dày là gì cũng như các dấu hiệu nhận biết và cách xử lý nhanh khi xảy ra triệu chứng. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình điều trị bệnh. Chúc bạn sớm tìm được liệu trình phù hợp nhất và nhanh chóng khỏi bệnh.
Đừng bỏ qua
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!