Trẻ bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì? (rau, cháo, quả…)

Trẻ bị táo bón nên ăn gì, kiêng gì? Đây là thắc mắc rất nhiều bà mẹ đặt ra khi có con nhỏ bị táo bón để có thể xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp, hỗ trợ điều trị bệnh giúp bé cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Để tìm được câu trả lời chính xác cho thắc mắc trên thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà?
Trẻ bị táo bón nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà?

Trẻ em bị táo bón nên ăn gì?

Khi trẻ bị táo bón, mẹ nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn lên thực đơn ăn uống phù hợp giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Chế độ ăn uống của trẻ bị táo bón phải đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, ưu tiên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và giúp quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng hơn. Cụ thể là:

Các loại rau giàu chất xơ

Rau xanh là thực phẩm có hàm lượng chất xơ tự nhiên rất dồi dào và tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Thiếu chất xơ là nguyên nhân hàng đầu gây táo bón, vì thế trong thực đơn ăn uống của trẻ bị táo bón tuyệt đối không thể thiếu nhóm thực phẩm này. Nếu cơ thể được bổ sung đầy đủ chất xơ sẽ kích thích nhu động ruột và giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn.

Bên cạnh đó, rau xanh còn chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết đối với sự phát triển của cơ thể trẻ. Nếu trẻ bị táo bón, mẹ nên bổ sung các loại rau có hàm lượng chất xơ cao và có khả năng nhuận tràng như:

  • Rau ngót, rau đay, rau mồng tơi, cải bó xôi, rau lang
  • Đậu bắp, bắp cải, giá đỗ, súp lơ, bí đỏ
  • Khoai mỡ, khoai lang

Khi đi chợ mua rau chế biến món ăn cho trẻ sử dụng, mẹ nên ưu tiên chọn những rau có lá còn non và đảm bảo chất lượng. Nến đến các cửa hàng thực phẩm uy tín mua để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống trị táo bón chỉ thích hợp áp dụng đối với những trường hợp trẻ bị táo bón do ăn thiếu chất xơ.

Trái cây tươi tốt cho hệ tiêu hóa

Nhóm các loại trái cây tươi có khả năng cải thiện chứng táo bón ở trẻ em
Nhóm các loại trái cây tươi có khả năng cải thiện chứng táo bón ở trẻ em

Các loại trái cây tươi có chứa hàm lượng vitamin rất đa dạng, đặc biệt tốt đối với sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Nếu cơ thể trẻ được bổ sung đầy đủ các loại vitamin này sẽ giúp hút nước vào đường ruột, làm mềm phân và cải thiện chứng táo bón.

Một số loại trái cây giàu vitamin, có tác dụng nhuận tràng được chuyên gia khuyến khích nên tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống của trẻ bị táo bón là trái cây họ cam quýt, chuối chín, dâu tây, kiwi, táo, bơ,… Mẹ có thể xay sinh tố hoặc ép nước các loại trái cây tươi cho trẻ uống, cách này vừa bổ sung khoáng chất thiết yếu vừa cung cấp thêm lượng nước cần thiết cho cơ thể trẻ.

Trẻ bị táo bón nên ăn các loại đậu

Bên cạnh các loại rau quả nói trên thì các loại đậu cũng có khả năng cải thiện chứng táo bón rất tốt, mẹ nên chú ý bổ sung vào thực đơn ăn uống của trẻ giúp cân bằng dinh dưỡng. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, hàm lượng chất xơ và đạm trong đậu rất cao, chúng rất dễ tiêu hóa và hỗ trợ cho quá trình hấp thụ dưỡng chất diễn ra một cách dễ dàng.

Một số loại hạt tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ là đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, hạt chia, hạt lanh,… Mẹ có thể dùng các loại đậu này nấu chè hoặc nấu cháo cho bé ăn. Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong đậu còn giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế được nguy cơ bệnh tật ở trẻ.

Thực phẩm giàu lợi khuẩn

Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn vào trong chế độ ăn uống của trẻ em bị táo bón
Bổ sung thực phẩm giàu lợi khuẩn vào trong chế độ ăn uống của trẻ em bị táo bón

Lợi khuẩn có vai trò đặc biệt đối với hệ tiêu hóa, chúng giúp quá trình phân hủy và hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Nếu tăng cường bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể sẽ giúp bé tránh được tác động của các loại vi khuẩn có hại gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Vì thế, đây cũng là một trong những cách giúp cải thiện và phòng ngừa chứng táo bón ở trẻ em rất tốt.

Một số loại thực phẩm giàu lợi khuẩn mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn uống cho trẻ là sữa chua, sữa uống lên men, váng sữa,… Thời điểm bổ sung lợi khuẩn cho trẻ tốt nhất và vào buổi sáng hoặc ở bữa ăn phụ.

Uống nhiều nước giúp cải thiện táo bón

Cho trẻ uống đủ nước là điều hết sức cần thiết mà mẹ cần lưu ý mỗi khi trẻ bị táo bón. Nước có vai trò đặc biệt đối với hệ tiêu hóa, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và đào thải phân ra bên ngoài diễn ra trơn tru. Trẻ em là đối tượng còn thụ động trong việc uống nước, điều này khiến cho tình trạng táo bón của trẻ trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn. Vì thế, mẹ cần phải chú ý và thường xuyên nhắc nhở trẻ uống nước.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trẻ bị táo bón cần được bổ sung từ 1.5 – 2 lít nước/ngày. Nếu cơ thể được nạp đủ nước sẽ giúp đào thải độc tố ra bên ngoài, làm mềm phân và giảm táo bón. Ngoài nước lọc mẹ cũng có thể cho trẻ uống thêm nước canh, nước luộc rau, nước ép trái cây tươi,…

Các món cháo tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em

Khi trẻ bị táo bón mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều một lúc, thay vào đó hay chia thành nhiều bữa cho bé sử dụng để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa. Đồng thời, chú ý cho bé uống nhiều nước để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra tốt hơn. Dưới đây là một số món cháo tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em, mẹ có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống của trẻ bị táo bón:

Cháo thịt bò bông cải

Cháo bông cải nấu thịt bò dễ tiêu hóa và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể
Cháo bông cải nấu thịt bò dễ tiêu hóa và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể

– Nguyên liệu:

  • 30 gram gạo tẻ
  • 20 gram thịt bò
  • 20 gram bông cải xanh
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Gạo đem vo sạch, ngâm với nước khoảng 30 phút rồi cho vào nồi cùng với 200ml nước. Bắc nồi lên bếp nấu cho đến khi cháo chín nguyễn và hạt gạo nở đều.
  • Thịt bò rửa sạch, thái thành miếng nhỏ rồi đem đi luộc sơ. Khi thịt bò vừa chín tới thì vớt ra, cho vào cối xay nhuyễn cùng với một ít nước.
  • Bông cải đem sơ chế sạch sẽ, sau đó cho vào nồi luộc chín cùng với một ít muối ăn. Khi bông cải chín tới thì vớt ra rồi đem đi xay nhuyễn.
  • Khi cháo vừa chín tới thì cho bông cải và thịt bò xay nhuyễn vào nồi, dùng thìa đảo đều lên rồi nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Khi cháo sôi trở lại thì tắt bếp, múc cháo ra bát để bớt nóng rồi cho bé ăn ngay khi còn ấm.

Cháo đậu bắp nấu tôm

Cháo đậu bắp nấu tôm có công dụng nhuận tràng giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn
Cháo đậu bắp nấu tôm có công dụng nhuận tràng giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn

– Nguyên liệu:

  • 1/3 bát gạo nếp
  • 100 gram tôm sú
  • 6 quả đậu bắp
  • Hành băm nhuyễn
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Tôm bóc bỏ phần vỏ cứng bên ngoài, rửa sạch rồi đem đi băm nhuyễn. Cho thịt tôm vào bát ướp với một ít nước mắm và hành băm.
  • Đậu bắp rửa sạch rồi thái thành lát mỏng, nếu trẻ còn quá nhỏ thì bạn có thể cho vào máy sinh tố xay nhuyễn.
  • Gạo vo sạch rồi đem đi nấu chín nhuyễn thành cháo. Khi cháo chín tới thì cho tôm và đậu bắp vào khuấy đều. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn, đợi cháo sôi là có thể tắt bếp.

Cháo bí đỏ cá hồi

Cải thiện chứng táo bón ở trẻ em bằng món cháo bí đỏ cá hồi
Cải thiện chứng táo bón ở trẻ em bằng món cháo bí đỏ cá hồi

– Nguyên liệu:

  • 30 gram gạo tẻ
  • 30 gram cá hồi
  • 20 gram bí đỏ
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Gạo tẻ đem vo sạch bụi bẩn rồi ngâm trong nước sạch khoảng 2 tiếng để lúc nấu nhanh chín.
  • Cá hồi đem rửa sạch, lọc bỏ phần da, chà xơ với muối để loại bỏ bớt mùi tanh. Tiếp đó cho thịt cá vào nồi luộc cùng với một ít muối. Khi cá chín tới thì tắt bếp, cho cá ra đĩa và giữ lấy nước, để cá nguội bớt rồi dùng tay xé nhỏ.
  • Bí đỏ gọt bỏ vỏ và hạt bên trong, rửa sạch với nước, cắt thành khúc ngắn rồi đem đi hấp cách thủy cho chín mềm. Khi bí chín thì dùng thìa nghiền cho nguyễn.
  • Cho phần gạo đã ngâm vào nồi nước luộc cá, thêm một ít nước sạch vào rồi bắc lên bếp ninh cho đến khi chín nhừ. Khi cháo chín tới thì cho bí nghiền và cá xé vào nấu chung. Dùng thìa đảo đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Cháo mồng tơi nấu ngao

Cháo mồng tơi nấu ngao tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em
Cháo mồng tơi nấu ngao tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em

– Nguyên liệu:

  • 1/3 bát gạo tẻ
  • 3 – 5 lá mồng tơi non
  • 300 gram ngao sống
  • Gia vị vừa đủ

– Cách thực hiện:

  • Gạo vo sạch rồi cho vài máy sinh tố xay nhuyễn. Lá mồng tơi non đem đi rửa sạch sẽ bụi bẩn bám quanh rồi vớt ra để cho ráo nước rồi băm nhỏ
  • Ngao ngâm trong nước khoảng 1 tiếng, sau đó rửa thật kỹ để loại bỏ hết phần đất cát bên trong. Sau đó cho thịt ngao vào nồi đem đi luộc chín để tách lấy phần thịt ngao.
  • Sau khi thu được phần thịt ngao thì bạn tiến hành làm sạch phân bằng cách dùng tay bóp phần ruột để loại bỏ phân ra bên ngoài. Dùng một ít muối hạt để rửa sạch thịt ngao, sau đó đem đi băm nhỏ.
  • Cho phần gạo xay vào trong nồi cùng với lượng nước vừa đủ rồi bắc lên bếp đun sôi. Tiếp đó cho rau mồng tơi và thịt ngao vào nấu chung.
  • Khi nấu mẹ nên dùng đũa khuấy đều để tránh bị khét dưới đáy nồi. Khi tất cả các nguyên liệu chín hết thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Trẻ em bị táo bón không nên ăn gì?

Bên cạnh các loại thực phẩm nên tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống của trẻ em bị táo bón thì mẹ cũng phải nắm được thông tin về các loại thực phẩm mà bé cần tránh. Một số loại thực phẩm mẹ nên hạn chế cho bé sử dụng để tránh khiến cho triệu chứng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn là:

Trẻ bị táo bón nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ trong thực đơn ăn uống hàng ngày
Trẻ bị táo bón nên hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ trong thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Thịt đỏ: Thịt đỏ là nhóm thực phẩm có hàm lượng đạm rất cao, cơ thể phải cần khoảng thời gian dài mới có thể tiêu hóa hết. Bên cạnh đó, trong thịt đỏ còn có chứa hàm lượng sắt cao và nhiều sợi protein, đây là tác nhân gây táo bón và khiến tình trạng táo bón ở trẻ diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa và các loại chế phẩm từ sữa là một trong những tác nhân gây táo bón ở trẻ em thường gặp. Nếu cơ thể bé nạp quá nhiều đường lactose từ sữa sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa và gây đầy hơi. Vì thế, khi trẻ bị táo bón mẹ nên hạn chế cho bé uống sữa để tránh gây táo bón nghiêm trọng hơn.
  • Các loại rau già: Khi mua rau cho trẻ sử dụng mẹ nên ưu tiên chọn các loại rau non mềm và tránh mua rau già. Trong các loại rau già có chứa hàm lượng lớn chất xơ cứng, nếu dung nạp vào cơ thể sẽ rất khó tiêu hóa và dễ gây cọ xát vào thành ruột. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ bị táo bón sử dụng các loại trái cây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa như ổi, đậu phộng, chuối xanh, tỏi,…
  • Thực phẩm khó tiêu: Các loại thực phẩm chế biến công nghiệp  bánh kẹo, đồ đóng hộp, thịt xông khói,…), thức ăn nhanh ( pizza, gà rán, bánh quy, bánh mỳ, mỳ ống,…),… cũng là tác nhân gây táo bón thường gặp. Vì thế mẹ cũng nên hạn chế cho bé sử dụng nhóm thực phẩm này một cách tối đa.

Trên đây là giải đáp thắc mắc “Trẻ bị táo bón nên ăn gì? Kiêng gì?” bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng với thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp giúp đẩy lùi chứng táo bón ở trẻ, tránh để táo bón gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển của trẻ. Để giúp bé đi đại tiện dễ hơn, ngoài việc điều chỉnh lại chế độ ăn uống thì mẹ cũng có thể thực hiện massage bụng cho trẻ và tập cho bé thói quen đi đại tiện đúng giờ.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *