Thuốc giảm đau răng cho trẻ em loại nào tốt?

Có nhiều loại thuốc điều trị đau răng, tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc đều có thể sử dụng cho trẻ em. Do đó, cha mẹ và người chăm sóc có thể tìm hiểu một số loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em trong bài viết để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.

thuốc giảm đau răng cho trẻ em
Tìm hiểu một số loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em phổ biến và hiệu quả

Nguyên nhân gây đau răng ở trẻ em

Đau răng là một tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Sự tích tụ mảng bám, sâu răng, các thói quen chăm sóc răng miệng kém hoặc chấn thương là những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây đau răng ở trẻ em. Ngoài ra, đôi khi tình trạng đau răng ở trẻ em có thể liên quan đến một số nguyên nhân khác, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc các tổn thương răng lâu dài.

Cụ thể, các nguyên nhân có thể gây đau răng ở trẻ em bao gồm:

  • Sâu răng: Đau răng là dấu hiệu phổ biến khi trẻ bị sâu răng, đặc biệt là ở trẻ ăn nhiều bánh kẹo, chocolate, uống soda hoặc các loại nước ngọt.
  • Răng bị nứt: Đau răng có thể là dấu hiệu của một chiếc răng bị nứt, vỡ hoặc bị tổn thương. Răng bị nứt cần được trám lại để tránh tình trạng thức ăn và vi khuẩn gây tổn thương răng.
  • Miếng trám răng bị hỏng: Miếng trám răng không có tác dụng mãi mãi và có thể bị lỏng, nứt hoặc hư hỏng. Khi miếng trám răng bị hỏng, trẻ có thể bị đau răng và ê buốt. Miếng trám răng cần được thay thế để tránh gây ảnh hưởng đến tủy răng và khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Áp xe răng: Nếu răng bị áp xe, trẻ có thể bị đau răng, ê buốt hoặc các triệu chứng nhiễm trùng khác, chẳng hạn như sốt.
  • Nhiễm trùng xoang: Viêm xoang và nhiễm trùng xoang có thể khiến trẻ bị đau ở các răng ở hàm trên, gần với hàm. Nếu nha sĩ không thể xác định nguyên nhân gây đau răng, nha sĩ có thể đề nghị cha mẹ đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về xoang.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây đau răng. Hầu hết các các cơn đau sẽ được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà và các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết, trẻ có thể cần lấy tủy răng hoặc nhổ răng để tránh các rủi ro liên quan.

Các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em phổ biến

Có nhiều loại thuốc giảm đau hiệu quả, tuy nhiên không phải tất cả các loại thuốc đều có thể sử dụng cho trẻ em. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cho trẻ em cần thận trọng để tránh các tác dụng phụ và rủi ro liên quan. Trước khi sử dụng thuốc giảm đau răng cho trẻ em, cha mẹ và người chăm sóc nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em bao gồm:

1. Thuốc giảm đau không kê đơn

Các loại thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng để điều trị đau răng ở trẻ em thường bào gồm Acetaminophen và Ibuprofen.

Thuốc giảm đau răng nhanh nhất
Acetaminophen và Ibuprofen là thuốc giảm đau răng ở trẻ em phổ biến
  • Acetaminophen là thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi. Thuốc được sử dụng để hạ sốt và giảm đau, bao gồm các cơn đau răng ở trẻ em. Liều dùng Acetaminophen dựa trên cân nặng và thường là 10 – 15 mg / kg sau mỗi 4 – 6 giờ, tối đa 5 liều mỗi ngày. Ngoài ra, không sử dụng Acetaminophen như thuốc giảm đau răng cho trẻ em nhiều hơn 5 ngày liên tục.
  • Ibuprofen là thuốc giảm đau răng cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Ibuprofen là thuốc chống viêm (NSAID), có nghĩa là thuốc hoạt động bằng cách giảm viêm. Do đó, thuốc thường được sử dụng để điều trị các cơn đau răng do kích thích. Nên tránh sử dụng Ibuprofen cho các bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc hoặc quá mẫn cảm với thuốc. Ngoài ra, không sử dụng Ibuprofen liên tục hơn 3 ngày để tránh các rủi ro liên quan.

Ngoài ra, aspirin là một loại thuốc điều trị đau răng hiệu quả cao ở người lớn. Tuy nhiên không được sử dụng aspirin cho trẻ em dưới 19 tuổi để tránh các rủi ro không mong muốn.

2. Thuốc chống trầm cảm điều trị đau răng ở trẻ em

Đôi khi tình trạng đau răng ở trẻ em có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm. Đây là loại thuốc giảm đau bằng cách điều chỉnh hoạt động của các dẫn truyền thần kinh trong não. Sử dụng các loại thuốc này có thể là tăng tín hiệu của cơ thể khỏe mạnh, thư giãn và hỗ trợ kiểm soát các cơn đau răng nghiêm trọng.

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng để điều trị đau răng ở trẻ em khi các biện pháp thông thường không mang lại hiệu quả điều trị.

3. Các loại thuốc khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng ở trẻ em, bác sĩ có thể đề nghị một số loại thuốc điều trị khác, chẳng hạn như:

Thuốc đặc trị sâu răng cho trẻ em
Một số loại thuốc đặc trị sâu răng ở trẻ em có thể được sử dụng để cải thiện cơn đau răng
  • Alpachymotrypsin: Loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em này được chỉ định khi trẻ có dấu hiệu sưng hoặc viêm ở chân răng và viêm nướu răng ở trẻ.
  • Metronidazole kết hợp với Spiramycin: Metronidazole và Spiramycin được sử dụng kết hợp như một loại kháng sinh hỗ trợ giảm đau bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương răng, chẳng hạn như sâu răng. Thuốc được sử dụng 3 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 – 2 viên để cải thiện các cơn đau răng. Ngoài ra, thuốc có thể được sử dụng kết hợp với Paracetamol để tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Thuốc kháng sinh, giảm đau toàn thân: Trong các trường hợp đau răng nghiêm trọng, nha sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau dạng tiêm. Thuốc thường được chỉ định chẳng hạn như Docyxyline, Amoxicyline, Tetracyline, Penicilline để sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây tổn thương răng và cải thiện cơn đau răng.

Dùng thuốc giảm đau răng cho trẻ em cần sử dụng đúng liều lượng quy định và hướng dẫn của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ nhi khoa để được hướng dẫn các loại thuốc phù hợp và an toàn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau răng cho trẻ em

Thuốc giảm đau răng cho trẻ em cần được sử dụng đúng cách để tránh các biến chứng nghiêm trọng, bao gồm các rủi ro gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, khi sử dụng thuốc, cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Trước khi sử dụng thuốc cho trẻ, cha mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, các thành phần hoạt tính, độ tuổi sử dụng và thời gian sử dụng thuốc an toàn. Ngoài ra, lưu ý về các tác dụng phụ và tương tác thuốc để tránh các tác dụng phụ tiềm ẩn.
  • Sử dụng thuốc đúng thành phần hoạt chất: Acetaminophen và ibuprofen là thuốc giảm đau răng cho trẻ em được sử dụng phổ biến và tương đối an toàn. Tuy nhiên, các loại thành phần này có thể có trong các loại thuốc điều trị sốt và các cơn đau khác. Do đó, khi sử dụng thuốc cần chú ý đến thành phần hoạt chất để tránh trường hợp quá liều.
  • Sử dụng đúng liều lượng: Sử dụng đúng liều lượng thuốc giảm đau răng cho trẻ em là điều quan trọng để tránh các rủi ro và biến chứng liên quan. Không tự ý thay đổi liều lượng để tránh các tác dụng phụ nghiêm trọng.
  • Trao đổi với bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc: Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi cần được sử dụng thuốc thận trọng dưới hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Không cho trẻ dưới 19 tuổi uống aspirin: Aspirin là một loại thuốc giảm đau răng hiệu quả, tuy nhiên thuốc không được sử dụng cho trẻ dưới 18 tuổi. Cho trẻ dùng aspirin có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa đến tính mạng.
  • Gọi bác sĩ khi cần thiết: Nếu trẻ bị đau răng kéo dài hoặc không đáp ứng các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Biện pháp điều trị đau răng ở trẻ em khác

Bên cạnh các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện không dùng thuốc. Cụ thể một số biện pháp đơn giản có thể điều trị sâu răng ở trẻ em bao gồm:

Cách chữa đau răng nhanh nhất
Hướng dẫn trẻ sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng và hạn chế các cơn đau răng
  • Dùng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa có thể loại bỏ các mảng thức ăn thừa bị mắc kẹt giữa các kẽ răng. Khi sử dụng chỉ nha khoa, hãy nhẹ nhàng và thận trọng để tránh gây ảnh hưởng hoặc tổn thương nướu của trẻ.
  • Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm: Hòa một thìa cà phê muối ăn vào một cốc nước ấm, cho trẻ súc miệng với dung dịch này trong 30 giây để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn thừa. Điều này có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn xung quanh răng và ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
  • Chườm lạnh: Đặt một miếng gạc lạnh ở bên ngoài má, tại khu vực răng đau trong 15 phút mỗi lần có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả. Không chườm đá trực tiếp lên da để tránh gây tổn thương da của trẻ.
  • Bạc hà giảm đau răng: Cha mẹ có thể đặt lá bạc hà tươi lên răng bị đau của trẻ để hỗ trợ giảm đau. Ngoài ra, trộn một vài giọt tinh dầu đinh hương và tinh dầu bạc hà vào miếng bông gòn, sau đó đặt lên răng đau của trẻ cũng có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
  • Tỏi chữa đau răng: Tỏi hoạt động như một loại thuốc kháng sinh, giảm đau và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Cha mẹ có thể đập dập hoặc băm nhuyễn một tép tỏi, để yên trong 10 phút sau đó thoa lên răng đau của trẻ trong 1 – 2 phút, sau đó cho trẻ súc miệng với nước muối ấm.
  • Cỏ xạ hương ngăn ngừa đau răng: Cỏ xạ hương là một loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em. Cha mẹ có thể đun sôi nhỏ lửa một cốc nước với một nắm lá cỏ xạ hương. Đến khi nước nguội, sử dụng nước này cho trẻ súc miệng để cải thiện cơn đau răng.

Các biện pháp tại nhà thường mang lại hiệu quả cao đối với các cơn đau răng nhẹ. Do đó, trong trường hợp trẻ bị đau răng nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Biện pháp điều trị đau răng cần tránh ở trẻ em

Có rất nhiều phương pháp và thuốc giảm đau răng cho trẻ em, tuy nhiên một số phương pháp có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để hạn chế các rủi ro, cha mẹ cần lưu ý các vấn đề như:

Thuốc giảm đau mọc răng cho bé
Không tác động đến răng đau để tránh các rủi ro liên quan
  • Chọc vào răng đau bằng ngón tay hoặc dụng cụ khác. Cố gắng tránh tác động và hướng dẫn trẻ không dùng lưỡi để tác động đến răng đau.
  • Nhai ở khu vực răng bị đau có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để hạn chế cơn đau, cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm cho đến khi cơn đau được cải thiện.
  • Hạn chế cho trẻ sử dụng thức ăn quá nóng, quá lạnh, thức ăn ngọt hoặc có thể gây kích ứng răng. Các loại thức ăn cần tránh bao gồm kem, đá lạnh, nước ngọt, bánh quy, bánh ngọt nói chung hoặc các loại súp nóng.
  • Thức ăn có đường có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, hạn chế cho trẻ sử dụng các loại kẹo có đường, chocolate và bất kỳ loại đồ ngọt nào khác.

Đau răng ở trẻ em khi nào cần đến bệnh viện?

Đôi khi các cơn đau răng có thể là dấu hiệu của các vấn đề cần được điều trị y tế ngay lập tức. Do đó, nếu các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em hoặc các biện pháp chăm sóc tại nhà không mang lại hiệu quả, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Ngoài ra, đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như:

  • Sưng dọc hàm, quanh miệng hoặc ở cổ
  • Đau hàm dữ dội, điều này có thể là dấu hiệu nhiễm trùng răng
  • Tê hoặc không có cảm giác ở xung quanh răng bị tổn thương
  • Đau đầu kết hợp đau răng

Các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em thường mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ để tránh các rủi ro liên quan. Nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm: 15 cách chữa đau răng hiệu quả – Giảm đau nhanh nhất

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *