Bị Đau Răng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Giảm Nhanh Cơn Đau?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng – đặc biệt là khi răng bị đau nhức. Nắm bắt rõ vấn đề Bị đau răng nên ăn gì, kiêng gì? chính là cơ sở để xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm hỗ trợ kiểm soát cơn đau và giúp răng có thời gian hồi phục. 

đau răng nên ăn gì
Bị đau răng nên ăn gì, kiêng gì để hỗ trợ quá trình điều trị?

Bị đau răng nên ăn gì để giảm đau nhức, ê buốt?

Đau răng là tình trạng khá phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người trưởng thành. Tình trạng này thường xảy ra do các bệnh lý nha khoa, chải răng quá mạnh, mọc răng khôn, chấn thương,… Đau răng gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai – đặc biệt là đau răng hàm. Do đó khi gặp phải tình trạng, bạn cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để giảm nhẹ cơn đau và một số triệu chứng đi kèm.

Thực tế cho thấy, đau răng có mức độ nặng hơn nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm khô cứng, thức uống chứa nhiều đường, hương liệu và chất bảo quản. Không chỉ làm tăng mức độ đau răng, thói quen ăn uống bừa bãi còn gây tổn thương mô nướu, chảy máu chân răng và khiến các vấn đề nha khoa trở nên nghiêm trọng hơn.

Do đó trong thời gian bị đau răng, bạn nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm và thức uống sau:

1. Các món ăn mềm, lỏng và dễ nuốt

Các món ăn mềm, lỏng như súp và cháo được khuyến khích bổ sung khi bị đau răng. Các món ăn này thường có kết cấu mềm, dễ nhai nuốt và hầu như không gây kích thích lên mô nướu hay chân răng bị tổn thương. Hơn nữa, đa phần các món súp, cháo đều chứa thành phần dinh dưỡng cân bằng (chất xơ, đạm, tinh bột,…). Vì vậy, món ăn này cực kỳ thích hợp với nếu đau răng gây mệt mỏi, sốt và chán ăn – nhất là ở trẻ em.

đau răng cấm nên ăn gì
Nên dùng các món ăn mềm, dễ nuốt như canh, súp,… để giảm áp lực lên răng bị đau nhức và ê buốt

Trong thời gian đau răng, nên sử dụng các món cháo, súp như súp sườn hầm rau củ, gà hầm nấm, canh củ và thịt bằm, súp bí đỏ,… để cung cấp đầy đủ năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Tăng cường bổ sung rau xanh

Các loại rau xanh mang đến cho cơ thể nhiều lợi ích. Chất xơ trong nhóm thực phẩm này có tác dụng giảm độ axit trong khoang miệng, hỗ trợ làm sạch các mảng bám sinh học và ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại. Hơn nữa với hàm lượng nước dồi dào, bổ sung rau xanh thường xuyên còn làm dịu răng bị đau nhức, ê buốt và giảm tình trạng hôi miệng do các bệnh nha khoa.

đau răng cấm nên ăn gì
Trong thời gian bị đau răng, nên tăng cường bổ sung các loại rau xanh như rau mồng tơi, xà lách, diếp cá,…

Bên cạnh đó, các loại rau xanh còn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa,… cần thiết cho sức khỏe. Các thành phần dinh dưỡng trong nhóm thực phẩm này có thể giảm tình trạng mệt mỏi và sốt nhẹ do đau nhức răng gây ra. Khi bị đau răng, nên dùng các loại rau xanh mềm và dễ nhai nuốt như rau dền, rau mồng tơi, rau đay, diếp cá, xà lách.

3. Bổ sung các loại trái cây giàu vitamin

Ngoài rau xanh, bạn cũng nên tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu vitamin trong thời gian bị đau răng. Vitamin A, C, E, D, vitamin nhóm B, vitamin K,… đều là những thành phần thiết yếu đối với sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng.

Các loại trái cây giàu vitamin có thể giảm tình trạng chán ăn, mệt mỏi và uể oải do đau răng gây ra. Hơn nữa khi ăn trái cây, khoang miệng sẽ tăng tiết nước bọt. Ngoài tác dụng tiêu hóa thức ăn, nước bọt còn có vai trò cân bằng hệ vi sinh trong khoang miệng, ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn có hại và cung cấp khoáng chất thiết yếu cho răng.

Bị đau răng ăn gì
Nên tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu vitamin trong thời gian bị đau nhức răng

Trong thời gian bị đau răng, bạn nên bổ sung các loại trái cây chứa nhiều nước, kết cấu mềm và dễ nhai nuốt như quả lê, táo, nho, anh đào, dưa hấu, bơ, sapoche, đu đủ,… Tránh dùng các loại quả cứng, khó tiêu hóa và chứa nhiều axit như me chua, ổi, cóc và xoài sống. Nếu răng bị đau nhức nhiều, có thể sử dụng các loại trái cây để làm nước ép, sinh tố,…

4. Sữa và sữa chua – Món ăn người bị đau răng nên bổ sung

Thực tế, đau răng gây ra cảm giác vô cùng khó chịu. Do đó trong thời gian này, cơ thể thường rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, sốt nhẹ và chán ăn. Thậm chí ở những trường hợp đau răng nặng, lưỡi có thể bị giảm vị giác và không cảm thấy ngon miệng khi ăn uống.

Để giảm áp lực lên răng hàm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, bạn nên bổ sung sữa, sữa chua và một số chế phẩm từ sữa như phô mai. Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất dinh dưỡng bao gồm đạm, canxi và một số loại khoáng chất cần thiết. Do đó, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào nhưng không tác động nhiều đến răng bị đau nhức, ê buốt.

Bị đau răng ăn gì
Sữa chua cung cấp cho cơ thể nhiều đạm, khoáng chất nhưng không gây kích thích lên mô nướu và răng đau nhức

Ngoài ra, sữa là một trong những nhóm thực phẩm giàu canxi. Canxi giúp nuôi dưỡng hàm răng chắc khỏe, cải thiện men răng và hỗ trợ lấp đầy các lỗ sâu li ti. Do đó ngay cả khi răng hết đau nhức, bạn vẫn nên bổ sung sữa và sữa chua vào chế độ ăn để duy trì sức khỏe răng miệng và phòng ngừa các vấn đề nha khoa thường gặp.

5. Các loại cá tốt cho người bị đau răng

Thống kê cho thấy, tình trạng đau răng thường xảy ra ở răng hàm do hình dáng và vị trí của răng tạo điều kiện thuận lợi để thức ăn thừa tích tụ. Răng hàm (răng số 4 – 8) có vai trò chính là nghiền nát thức ăn. Do đó, tình trạng răng đau nhức ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống.

Vì vậy trong thời gian này, bạn nên sử dụng các loại cá thay thế cho các loại thịt vì cá có kết cấu mềm, dễ nhai nuốt và tốt cho sức khỏe. Ngoài chất đạm, cá còn chứa nhiều canxi giúp cải thiện sức khỏe răng, hỗ trợ phòng ngừa tình trạng răng lung lay và suy yếu do thiếu chất dinh dưỡng.

Bị đau răng ăn gì
Trong thời gian bị đau nhức răng, nên thay thế thịt bằng các loại cá để giảm áp lực khi nhai

Bên cạnh đó, các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá trích,… còn cung cấp cho cơ thể nhiều axit béo không bão hòa – đặc biệt là Omega 3. Omega 3 là thành phần thiết yếu đối với não bộ, thị lực và tim mạch. Bên cạnh đó, thành phần này cũng đã được chứng minh có tác dụng chống viêm tự nhiên. Do đó, bạn nên bổ sung các món ăn từ cá để hỗ trợ giảm hiện tượng viêm, phù nề ở mô nướu và hỗ trợ cải thiện sức khỏe răng miệng.

6. Các loại thực phẩm có khả năng chống viêm

Ngoài các loại thực phẩm trên, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm có khả năng chống viêm để giảm đau nhức răng.

Bị đau răng ăn gì
Nên uống sữa nghệ để hỗ trợ giảm viêm và ức chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng
  • Gừng – Gingerol trong gừng có tác dụng ức chế tổng hợp chất trung gian gây viêm (prostaglandin) và giảm đau tự nhiên. Bên cạnh đó, thảo dược này còn chứa Cineol có đặc tính kháng khuẩn, sát trùng và giảm mùi hôi miệng hiệu quả. Do đó trong thời gian bị đau răng, bạn nên dùng các món ăn từ gừng hoặc uống trà gừng để hỗ trợ giảm đau, chống viêm và cải thiện tình trạng hôi miệng.
  • Nghệ – Nghệ là loại gia vị quen thuộc được sử dụng để tạo màu và tăng hương vị cho món ăn. Hoạt chất curcumin trong nghệ được cho là có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Vì vậy, bạn có thể dùng các món ăn từ nghệ hoặc dùng sữa nghệ, trà nghệ,… để giảm nhẹ tình trạng răng ê buốt, đau nhức.
  • Mật ong – Từ lâu, mật ong đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe. Bên cạnh tác dụng đối với sức khỏe tổng thể, mật ong còn có khả năng chống viêm và kháng khuẩn. Thêm mật ong vào chế độ dinh dưỡng có thể kiểm soát tình trạng viêm ở mô nướu, hỗ trợ giảm đau nhức răng và cải thiện tình trạng mệt mỏi.

7. Uống nhiều nước giúp giảm đau răng

Khi răng bị đau nhức, mô nướu xung quanh có xu hướng bị phù nề và viêm đỏ. Đây là phản ứng của hệ miễn dịch khi cơ thể bị tổn thương và viêm nhiễm. Phản ứng này giúp răng, mô nướu nhanh phục hồi, đồng thời tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và nấm men gây hại.

Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch có thể gây đau hàm, nổi hạch, cơ thể sốt và mệt mỏi. Do đó ngoài các món ăn giàu vitamin và khoáng chất, bạn nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Uống đủ nước giúp giảm tình trạng uể oải, mệt mỏi và hỗ trợ tăng tiết nước bọt. Ngoài ra, dùng nước ấm còn có thể giảm tình trạng răng đau nhức, lung lay và ê buốt rõ rệt.

Nên kiêng gì khi bị đau nhức răng?

Như đã đề cập, tình trạng đau nhức răng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi sử dụng các loại thực phẩm và thức uống không phù hợp. Hơn nữa, thói quen ăn uống bừa bãi còn làm tăng mảng bám sinh học, tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây phá hủy mô cứng của răng và làm tổn thương mô mềm bao xung quanh chân răng.

Để tránh tình trạng răng đau nhiều, bạn nên hạn chế các loại thực phẩm và thức uống sau:

1. Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh

Đau răng là dấu hiệu cho thấy răng bị tổn thương và nhạy cảm. Do đó, sử dụng các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh đều có thể làm tăng mức độ đau nhức, ê buốt răng. Trong thời gian này, nên hạn chế ăn kem, nước đá, các món ăn nóng, cay,… Thay vào đó, nên dùng món ăn mềm, lỏng, nhiệt độ ấm vừa phải để tránh gây áp lực lên răng và hạn chế kích thích mô nướu.

Bị đau răng ăn gì
Hạn chế dùng món ăn quá lạnh hoặc quá lạnh khi răng đau nhức và tổn thương

2. Thức ăn khô cứng và dai

Sử dụng các loại thức ăn khô cứng, dai (gân bò, thịt bò, giò heo, trái cây, rau củ sấy, bánh quy giòn,…) có thể gia tăng áp lực lên răng bị đau nhức. Tình trạng này làm tăng mức độ cơn đau hoặc thậm chí khiến răng bị lung lay và chảy máu.

Bị đau răng ăn gì
Dùng các loại thức ăn cứng, khô và dai có thể tăng mức độ đau nhức răng

Ngay cả khi không có vấn đề về răng miệng, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng các món ăn dai, có kết cấu khô và cứng. Bởi nếu dùng các món ăn này thường xuyên, chân răng có thể bị suy yếu, lung lay hoặc thậm chí là tăng nguy cơ mất răng. Hơn nữa, thói quen này còn khiến men răng bị bào mòn, tạo điều kiện để con sâu răng xâm nhập và gây phá hủy các mô cứng.

3. Các món ăn chứa nhiều muối đường và gia vị cay nóng

Tương tự như thức ăn quá nóng/ quá lạnh, món ăn chứa nhiều muối đường và gia vị cay nóng cùng làm mức độ mức độ nhạy cảm của răng. Ngoài ra khi sử dụng các món ăn, mô nướu và khoáng miệng có thể bị kích thích, nóng rát và dễ nổi mụn nhọt. Trong thời gian điều trị các vấn đề nha khoa, bạn nên dùng các món ăn được nêm nếm vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng và mô nướu.

4. Tránh các loại thực phẩm, đồ uống chứa axit

Các loại thực phẩm và đồ uống chứa axit như cóc, xoài, me, chanh, nước ngọt có gas,… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe răng miệng. Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm và thức uống này có thể khiến độ pH trong khoang miệng bị thay đổi, tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển và phá hủy men răng.

đau răng khôn nên kiêng ăn gì
Không dùng các loại thức uống và thực phẩm chứa nhiều axit khi răng bị đau nhức

Do đó, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm và đồ uống chứa axit – nhất là khi đang bị sâu răng. Bên cạnh đó, nên ăn các loại trái cây chứa axit (quýt, cam, bưởi,…) ngay sau bữa ăn chính để giảm tác động xấu đối với sức khỏe răng miệng và cơ quan tiêu hóa.

5. Không dùng rượu bia khi răng bị đau nhức

Không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan, rượu bia còn là nguyên nhân gây sâu răng, viêm nướu và hàng loạt các vấn đề nha khoa khác. Ethanol và đường có trong các loại thức uống này có thể làm tăng độ pH trong khoang miệng, ăn mòn men răng và kích thích vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, một số loại rượu vang còn chứa sắc tố màu chromogens khiến răng ố màu.

đau răng khôn nên kiêng ăn gì
Dùng rượu bia có thể khiến răng suy yếu, ố màu, chân răng lung lay và tăng mức độ đau nhức

Bên cạnh đó, dùng rượu bia còn làm tăng mức độ đau nhức răng và phù nề mô nướu. Do đó khi đang bị đau răng, nên hạn chế các loại thức uống này. Để giảm thiểu tác hại của rượu bia đối với sức khỏe răng miệng, nên giảm tần suất sử dụng, chú ý uống nhiều nước và vệ sinh răng miệng đúng cách.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp có thể giảm nhanh tình trạng đau răng, cải thiện răng ê buốt và phù nề mô nướu. Bên cạnh đó, một số thành phần dinh dưỡng trong các loại thực phẩm còn giúp củng độ độ chắc khỏe của răng, phòng ngừa sâu răng và chảy máu chân răng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn nên áp dụng thêm các cách chữa đau răng để kiểm soát tình trạng này triệt để.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Bị đau răng nên ăn gì, kiêng gì?. Hy vọng qua những chia sẻ trong bài viết, bạn đọc có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng khó chịu do đau nhức răng gây ra, đồng thời cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng dồi dào và vi chất cần thiết.

Tham khảo thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *